Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không? Chuyên gia giải đáp

Tủy răng được biết đến là nguồn sống của răng. Tủy lấy chất dinh dưỡng nuôi răng thông qua hệ thống dây thần kinh chạy dọc trong buồng tủy. Ngoài ra tủy răng còn chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, giúp truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài đến răng. Vậy lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không? Khi nào cần lấy tủy răng? Thông tin trong bài viết sẽ giúp người bệnh giải đáp những vấn đề này.

Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không? Chuyên gia giải đáp
Tìm hiểu lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không? Khi nào cần lấy tủy răng? Chuyên gia giải đáp

Lấy tủy răng là gì?

Lấy tủy răng (Root Canal) là một hình thức chữa bệnh giúp phòng ngừa sự phát triển và lây lan của tình trạng nhiễm khuẩn, loại bỏ phần tủy răng đang bị viêm nhiễm. Thông qua hình thức điều trị này, người bệnh sẽ được loại bỏ tủy chết, khử trùng, làm sạch răng. Đồng thời giúp cứu lấy răng tự nhiên cũng như ngăn ngừa tình trạng mất răng.

Sau khi tiến hành loại bỏ tủy bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng để lắp vào lỗ răng, trám bít lỗ răng một cách cẩn thận.

Tuy nhiên không phải tình trạng, trường hợp nào cũng cần lấy tủy răng. Kỹ thuật nha khoa đang dần trở nên tiên tiến và hiện đại hơn. Bên cạnh đó, những chiếc răng đã được loại bỏ phần tủy bị viêm sẽ không còn khỏe khoắn, không còn hoạt động được như ban đầu. Bên cạnh đó, chúng sẽ dễ bị mẻ, bị vỡ trong trường hợp bạn cắn hoặc nhai thực phẩm cứng.

Khi nào cần lấy tủy răng?

Đối với những chiếc răng bị gãy hoặc bị mẻ lớn, tủy bị viêm, răng bị sâu và hư hỏng nặng, nhiễm trùng ở răng không thể được điều trị bằng các phương pháp thông thường, thì việc áp dụng phương pháp lấy tủy răng là hoàn toàn cần thiết. Đặc biệt, người bệnh cần phải tiến hành lấy tủy khi răng bệnh cực kỳ nhạy cảm với thực phẩm lạnh hoặc nóng.

Người bệnh cần tiến hành lấy tủy ở răng khi vùng răng bệnh xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Cảm giác đau buốt xuất hiện khi nhai
  • Nhạy cảm với các loại thực phẩm nóng và lạnh
  • Đau nhức đến tận xương, cảm giác đau nhức lên đến não
  • Tủy răng đã chết
  • Răng bị sâu, mẻ, vỡ nặng khiến tủy răng bị lộ ra ngoài, tình trạng viêm nhiễm trong xương xuất hiện
  • Trên nướu răng xuất hiện mụn nhọt, mủ trắng xuất hiện quanh chân răng không thể điều trị hoặc tái phát nhiều lần
  • Sưng hoặc có cảm giác đau nhức ở nướu
  • Nướu răng chuyển thành màu sậm hơn
  • Răng vỡ lâu ngày do bị tai nạn nhưng không được xử lý.
Khi nào cần lấy tủy răng?
Đối với những chiếc răng bị gãy hoặc mẻ lớn, tủy viêm, răng sâu và hư hỏng nặng, nhiễm trùng ở răng không thể được điều trị bằng phương pháp thông thường, thì lấy tủy răng là hoàn toàn cần thiết

Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?

Theo các chuyên khoa, việc áp dụng phương pháp lấy tủy răng thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

Đối với sức khỏe răng miệng

Khi mắc phải các vấn đề, bệnh lý xảy ra ở răng miệng như sâu răng, vỡ răng, một số bệnh nhân thường chủ quan, không đến bệnh viện để tiến hành thăm khám và điều trị bệnh. Chính vì thế, khi đến bệnh viện để tiến hành chữa trị, tủy răng đã bị viêm, răng đã bị tổn thương sâu hình thành nên những cơn đau buốt khó chịu.

Đối với trường hợp này, phương pháp lấy tủy răng sẽ loại bỏ các cơn đau ê buốt, góp phần bảo vệ răng miệng, phòng ngừa những rủi ro và biến chứng không mong muốn. Bên cạnh đó, việc tiến hành điều trị tủy răng còn giúp người bệnh bảo vệ răng cũ. Đồng thời phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm và sâu răng lây lan sang các răng khỏe mạnh, tránh phát sinh thêm nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Răng sau khi lấy tủy

Tủy được ví như nguồn sống của răng, giúp răng cảm nhận được những tác động và kích thích từ bên ngoài. Đồng thời lấy chất dinh dưỡng nuôi dưỡng răng. Khi nguồn sống của răng không còn, răng không được tiếp tục nuôi dưỡng thì mô răng sẽ trở nên yếu đi.

Để khắc phục tình trạng trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng để trám bít các hố sâu sau khi đã lấy tủy răng. Sau đó tiến hành mài cùi và bọc sứ cho răng. Tuy nhiên theo thời gian, tuổi thọ của răng vẫn bị suy giảm. 

Thông thường từ 15  – 25 năm là độ bền của răng đã lấy tủy. Trong trường hợp bạn đã tiến hành điều trị tủy, người bệnh cần trang bị cho mình kiến thức chăm sóc răng miệng và giữ gìn vệ sinh cẩn thận.

Răng sau khi lấy tủy
Khi nguồn sống của răng là tủy không còn, răng không được tiếp tục nuôi dưỡng thì mô răng sẽ trở nên yếu đi

Lấy tủy răng vẫn còn đau

Nhiều bệnh nhân vẫn gặp phải tình trạng khó chịu, răng đau nhức nghiêm trọng sau khi lấy tủy răng. Điều này xuất hiện là do quá trình lấy tủy răng không được đảm bảo vệ sinh hoặc bác sĩ thực hiện còn non tay nghề. 

Thao tác của bác sĩ không chuẩn có thể khiến nướu lợi bị tổn thương và tạo nên cảm giác đau đớn. Hơn thế việc lấy tủy răng không hết sẽ khiến cho bệnh lý tiếp diễn.

Ngoài ra để quá trình điều trị tủy răng diễn ra suôn sẻ và an toàn, cơ sở vật chất cũng cần phải được chú ý, chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách cần phải được quan tâm va áp dụng. Bởi nếu các dụng cụ nha khoa không được tiệt trùng cẩn thận, quá trình lấy tủy răng sẽ thất bại. Điều này có thể khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Chính vì thế, bệnh nhân bị viêm tủy răng cần tham khảo các cơ sở nha khoa uy tín và lựa chọn bác sĩ điều trị dày dặn kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp quá trình lấy tủy răng diễn ra suôn sẻ, an toàn và đạt hiệu quả hơn.

Lấy tủy răng vẫn còn đau
Nhiều bệnh nhân vẫn gặp phải tình trạng khó chịu, răng đau nhức nghiêm trọng sau khi lấy tủy răng. Điều này xuất hiện là do quá trình lấy tủy răng không được đảm bảo vệ sinh, nha sĩ còn non tay nghề

Hi vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề “Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?”. Để quá trình lấy tủy răng được đảm bảo an toàn, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín và thực hiện với bác sĩ điều trị có bề dày kinh nghiệm. Đồng thời áp dụng chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi quá trình chữa tủy.

Ngày Cập nhật 15/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *