Lấy tủy răng không sạch và những hậu quả khó lường về sau

Lấy tủy răng không sạch (sót tủy) là tình huống rủi ro khi điều trị nội nha. Dịch tủy bị sót lại có thể phát triển âm thầm, gây áp xe quanh chóp răng, hoại tử tủy và tăng nguy cơ mất răng. 

Lấy tủy răng không sạch
Lấy tủy răng không sạch xảy ra trong quá trình điều trị nội nha

Lấy tủy răng không sạch và dấu hiệu nhận biết

Lấy tủy răng (điều trị nội nha) là biện pháp điều trị chính đối với bệnh viêm tủy răng. Biện pháp này được thực hiện bằng cách khoan lỗ hổng nối bề mặt răng với tủy, sau đó rút dịch tủy bị viêm nhiễm và trám bít bằng vật liệu nhân tạo. Lấy tủy răng có tác dụng làm sạch ổ viêm nhiễm, bảo vệ chân răng, ngăn ngừa áp xe và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Lấy tủy răng không sạch
Tủy răng bị sót lại có thể gây viêm nhiễm mô nướu, ứ mủ, đau nhức và ê buốt răng

Tuy nhiên nếu lấy tủy răng không sạch (tủy răng bị sót lại trong khoang tủy), nhiễm trùng có thể tái phát và gây ra các triệu chứng như sau:

  • Răng đau nhức kéo dài hơn 5 ngày
  • Vùng nướu bao xung quanh răng bị sưng đỏ, tấy và đau
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Răng ê buốt khi ăn uống, đặc biệt là dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Nướu có xu hướng chảy máu sau khi chải răng

Sau khi điều trị nội nha, răng có thể bị đau nhức và ê buốt trong khoảng vài ngày và có xu hướng tự thuyên giảm khi tổn thương được phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu lấy tủy răng không sạch, các triệu chứng khởi phát thường có mức độ nặng nề và tiến triển trong một thời gian dài.

Hậu quả do lấy tủy răng không sạch

Lấy tủy răng không sạch là biến chứng trong quá trình điều trị nội nha. Dịch tủy bị sót lại có chứa mô hoại tử, vi khuẩn và bạch cầu. Vì vậy vi khuẩn có khả năng nhân đôi, phát triển và gây ra các biến chứng như:

Lấy tủy răng không sạch
Vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể di chuyển xuống chóp răng và hình thành ổ mủ tại vị trí này
  • Áp xe quanh chóp răng: Vi khuẩn bị sót lại trong khoang tủy có thể xâm nhập vào mô nướu xung quanh chân răng, gây nhiễm trùng và hình thành túi mủ.
  • Viêm tủy răng hoại tử: Viêm tủy răng hoại tử là giai đoạn sau của viêm tủy răng không được điều trị triệt để. Ở giai đoạn này, tủy bị hoại tử hoàn toàn nên thường ít gây đau nhức. Tuy nhiên tình trạng tủy hoại tử có thể làm đổi màu răng (vàng, nâu, đen) và khiến răng suy yếu.
  • Tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn: Rút tủy được thực hiện nhằm bảo tồn chân răng và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên nếu dịch tủy còn sót lại, vi khuẩn có thể tiếp tục phát triển, gây hư hại răng hoàn toàn và làm tăng nguy cơ mất răng.

Khắc phục tình trạng lấy tủy răng không sạch

Để dự phòng biến chứng và bảo tồn chân răng, bạn cần thăm khám và tiến hành xử lý tình trạng lấy tủy không sạch trong thời gian sớm nhất. Nếu khắc phục đúng cách, tủy răng viêm nhiễm sẽ bị loại bỏ hoàn toàn và hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng lan tỏa.

1. Thăm khám trong thời gian sớm nhất

Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường (răng đau nhức, ê buốt, nướu sưng đỏ,… kéo dài), bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chụp X-Quang.

Thông qua hình ảnh từ X-Quang, bác sĩ có thể quan sát được hiện trạng của tủy răng và kịp thời phát hiện biến chứng (nếu có). Sau đó sẽ đưa ra chẩn đoán, xác định mức độ tổn thương và đề xuất hướng điều trị thích hợp.

2. Can thiệp điều trị y tế

Đối với trường hợp lấy tủy răng không sạch, điều trị bao gồm:

Lấy tủy răng không sạch
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, điều trị có thể bao gồm rút tủy lần 2, nhổ răng, dẫn lưu dịch,…
  • Rút tủy răng lần 2: Để loại bỏ dịch tủy còn sót lại, bác sĩ sẽ tiến hành rút tủy lần 2 và trám lại lỗ sâu. Trong quá trình thực hiện, cần kiểm tra dịch tủy và làm sạch khoang tủy trước khi trám để giảm nguy cơ sót tủy và khoang tủy chưa được vô trùng trước khi trám.
  • Dẫn lưu dịch: Với những trường hợp đã xuất hiện biến chứng áp xe chóp răng, bác sĩ sẽ kết hợp giữa rút tủy và dẫn lưu dịch mủ. Biện pháp này giúp loại bỏ ổ viêm nhiễm và giảm nguy cơ áp xe răng bị vỡ.
  • Nhổ răng: Nhổ răng được chỉ định tủy răng bị hoại tử và gây tiêu chân răng. Sau khi nhổ bỏ, bạn có thể cấy ghép implant để phục hồi chức năng của răng.
  • Sử dụng thuốc: Bên cạnh các biện pháp điều trị trên, nha sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm và giảm đau để ức chế nhiễm trùng, giảm sốt, cải thiện viêm và đau nhức. 

Các biện pháp khắc phục tình trạng lấy tủy răng không sạch phải được thực hiện thận trọng và nghiêm ngặt để giảm thiểu tối đa nguy cơ tái nhiễm và dự phòng biến chứng.

3. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Bên cạnh đó trong thời gian điều trị, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách để dự phòng nhiễm trùng tái phát:

  • Dùng kem đánh răng chứa fluoride để tăng sức đề kháng cho răng và mô nướu.
  • Chải răng 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần kéo dài từ 2 – 3 phút.
  • Sử dụng kết hợp với nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng tối đa.
  • Uống nhiều nước nhằm kích thích hoạt động bài tiết nước bọt, giảm nguy cơ sâu răng và hình thành mảng bám.
  • Sau khi điều trị cần hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều axit và đường. Đồng thời cần kiêng đồ ăn cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.

Giảm nguy cơ lấy tủy răng không sạch bằng cách nào?

Lấy tủy răng là thủ thuật nha khoa khá phổ biến và được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau. Mặc dù vậy, biện pháp này có thể gây ra một số rủi ro khi thực hiện như sót tủy, khoang tủy chưa được vô trùng, thủng sàn tủy,…

Vì vậy khi thực hiện rút tủy, bạn nên:

  • Lựa chọn bệnh viện và phòng khám uy tín để thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không thực hiện tại những cơ sở y tế nhỏ lẻ, không đủ chuyên môn và thiết bị y tế.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về các biện pháp chăm sóc sau khi điều trị.
  • Tái khám theo lịch hẹn hoặc chủ động thăm khám ngay khi phát sinh các dấu hiệu bất thường.

Lấy tủy răng không sạch là tình huống rủi ro khi điều trị nội nha. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và làm phát sinh các biến chứng nặng nề. Do đó nếu nhận thấy răng ê buốt và đau nhức kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và xử ký kịp thời.

Tham khảo thêm: Viêm tủy răng có mủ: Bệnh nguy hiểm chớ xem thường

Ngày Cập nhật 15/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *