7 mẹo giảm ê buốt răng nhanh chóng cho bữa ăn thêm ngon miệng

Có nhiều mẹo giảm ê buốt răng nhanh chóng. Dưới đây là 7 mẹo được sử dụng phổ biến và được đánh giá cao về hiệu quả. Trong đó, hầu hết là những nguyên liệu dễ tìm hoặc “sẵn có” như như tỏi, dầu mè nước muối ấm hoặc baking soda…

Có nhiều mẹo giảm ê buốt răng có thể thực hiện ngay tại nhà. Không nhất thiết lúc nào bị tình trạng này cũng cần đến cơ sở nha khoa hoặc dùng thuốc.
Có nhiều mẹo giảm ê buốt răng có thể thực hiện ngay tại nhà. Không nhất thiết lúc nào bị tình trạng này cũng cần đến cơ sở nha khoa hoặc dùng thuốc.

Ngà răng bao bọc tủy răng, dây thần kinh và mạch máu. Đây đồng thời cũng là thành phần chiếm chủ yếu về khối lượng và thể tích của toàn bộ răng. Ở người bình thường, men răng che phủ hoàn toàn lớp ngà. Cảm giác ê buốt răng xảy ra khi ngà răng bị lộ ra ngoài và khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, quá chua hoặc quá nóng.

1/ Sử dụng tỏi chữa ê buốt răng

Dùng tỏi là một trong những mẹo giảm ê buốt răng được đánh giá cao về hiệu quả. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong tỏi có hai hoạt chất quan trọng giúp phục hồi lớp men bảo vệ ngà răng. Đó là allicin và gluor. Riêng allicin được nhận định như một loại kháng sinh tự nhiên. Nó có thể ức chế đến 70 loại vi khuẩn, virus và nấm. 

Bạn có thể nhai và ngậm tỏi trong miệng hoặc cắt nó ra thành từng lát mỏng rồi chà sát lên chỗ răng bị ê buốt. Thời gian nhai và ngậm tỏi khoảng vài phút một lần. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần cho đến khi tình trạng ê buốt được thuyên giảm.

Dù hiệu quả của cách ngậm tỏi được đánh giá khá cao nhưng mùi hăng của nó khiến nhiều người ái ngại. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể uống một ít trà, cà phê hoặc sữa chua để sau khi ngậm tỏi.

Nếu chịu được vị hăng của tỏi thì đây là một trong những mẹo chữa ê buốt răng nhanh chóng.
Nếu chịu được vị hăng của tỏi thì đây là một trong những mẹo chữa ê buốt răng nhanh chóng.

2/ Mẹo chữa ê buốt răng với tinh dầu đinh hương

Cách dùng dạng tinh dầu 

Tinh dầu của cây đinh hương chứa eugenol. Hoạt chất này có tác dụng giảm đau, bảo vệ thần kinh và chống oxy hóa. Bên cạnh đó, nó còn chống viêm và hạ sốt. Điều đặc biệt là eugenol trong cây tinh hương nhiều gấp 20 lần so với các loại thảo dược khác. Chính vì thế, khi nhắc tới các mẹo giảm ê buốt răng không thể không nhắc đến tinh dầu từ loại cây này.

Tinh dầu đinh hương có tính nóng nên không được bôi trực tiếp lên da. Thay vào đó, bạn kết hợp vài giọt tinh dầu dạng nguyên chất với nửa thìa dầu ô liu (loại thìa nhỏ). Trộn đều rồi dùng tăm bông thấm hỗn hợp này thoa lên răng bị ê buốt. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.

Bột hoặc nụ hoa đinh hương cũng chữa được ê buốt răng

Nếu chỉ có dạng bột thì bạn dùng ⅙ thìa bột đinh hương với ⅓ thìa dầu ô liu. Hai loại đều dùng thìa nhỏ. Nếu muốn pha nhiều hơn thì bạn lấy kết hợp bột đinh hương và dầu ô liu theo tỷ lệ 1:2.

Bột đinh hương có thể thoa trực tiếp lên răng bị ê buốt. Tuy nhiên, hiệu quả của nó sẽ không cao như khi pha với dầu ô liu. Tương tự như khi dùng tinh dầu đinh hương, dạng bột của loại thực vật này cũng cần thoa từ 2 – 3 lần một ngày để đạt được hiệu quả giảm ê buốt răng như mong muốn.

Hoặc đơn giản hơn, nếu bạn có vài nụ hoa đinh hương, hãy nhai một ít nụ hoa trong miệng. Lượng tinh dầu vừa đủ trong nụ hoa hòa với nước bọt sẽ giảm được cảm giác ê buốt răng nhanh chóng.

Không dùng tinh dầu đinh hương nguyên chất thoa lên răng bị ê buốt.
Không dùng tinh dầu đinh hương nguyên chất thoa lên răng bị ê buốt.

3/ Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc baking soda giảm ê buốt răng

Nước muối ngoài khả năng sát khuẩn còn có công dụng giảm ê buốt răng khi pha với nước ấm. Nó tỏ ra hiệu quả trong những trường hợp răng bị ê buốt có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng hoặc do bệnh lý (viêm nướu hoặc viêm nha chu). Ngoài tác dụng giảm ê buốt, súc miệng với nước muối còn có tác dụng làm sạch khoang miệng, tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Bên cạnh cách dùng muối thông thường pha loãng với nước ấm để súc miệng, bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc baking soda. Đây là một loại muối dùng nhiều trong ẩm thực và y học. Baking soda an toàn cho sức khỏe. Điều này đã được khoa học chứng minh nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng.

Một số người dùng baking soda thay cho kem tẩy trắng răng và đánh giá cao về hiệu quả mà nó mang lại. Ngoài tác dụng này, baking soda còn chữa nhiệt miệng, trị ê buốt răng và nhiều công dụng khác cho sức khỏe. Cách sử dụng rất đơn giản. Bạn chỉ cần pha loãng nó với một ít nước ấm rồi dùng nước này để súc miệng.

Một trong những ứng dụng nổi bật của baking soda là làm nước súc miệng chữa ê buốt răng. Ngoài ra nó còn làm cho răng trắng sáng.
Một trong những ứng dụng nổi bật của baking soda là làm nước súc miệng chữa ê buốt răng. Ngoài ra nó còn làm cho răng trắng sáng.

4/ Hết ê buốt răng bằng cách nhai dầu mè

Dầu mè có tác dụng giảm độ nhạy cảm của các ổ răng. Nhờ đó cải thiện được tình trạng ê buốt. Bên cạnh đó, loại dầu này còn giảm mảng bám, ngăn ngừa sâu răng và cải thiện mùi hôi trong hơi thở.

Đây là phương pháp trị ê buốt răng, làm sạch khoang miệng an toàn và gần như không có tác dụng phụ. Nói rõ hơn về điều này, các chuyên gia cho biết chất béo trong dầu mè có khả năng hòa tan các chất độc hại và giúp răng miệng loại bỏ chúng.

Khi dùng dầu mè chữa ê buốt răng cũng như chăm sóc răng miệng, bạn dùng một thìa nhỏ cho vào miệng. Nhai trong khoảng 10 phút rồi nhổ ra ngoài. Quan sát thấy màu dầu chuyển từ vàng sang trắng nghĩa là bạn đã nhai đúng cách và đủ lâu.

Cần nhai kỹ dầu mè mới đạt được hiệu quả giảm ê buốt răng và làm sạch răng miệng.
Cần nhai kỹ dầu mè mới đạt được hiệu quả giảm ê buốt răng và làm sạch răng miệng.

5/ Dầu khuynh diệp còn có tác dụng giảm ê buốt răng

Dầu khuynh diệp được chiết xuất từ tinh dầu của của cây bạch đàn. Loại dầu này có tác dụng giảm đau và viêm. Ngoài ra nó còn công dụng chống nhiễm trùng. Y học ứng dụng những đặc tính từ thành phần hóa học của tinh dầu khuynh diệp chủ yếu để chữa các bệnh về đường hô hấp và chăm sóc vết thương ngoài da.

Bên cạnh đó, còn một công dụng khác của loại dầu này mà ít người biết đó là trị ê buốt răng. Kinh nghiệm dân gian dùng vài giọt dầu này nhỏ vào vị trí răng bị ê buốt, chờ một lúc rồi súc miệng. Không được nuốt. Lưu ý không dùng loại dầu này quá 4 lần/ 1ngày.

Khi dùng dầu khuynh diệp chữa ê buốt răng, bạn không được uống.
Khi dùng dầu khuynh diệp chữa ê buốt răng, bạn không được uống.

6/ Chữa ê buốt răng với vitamin E

Vitamin E hỗ trợ rất tốt cho sự hồi phục của các mô và tế bào. Nó có nhiều trong một số loại dầu tự nhiên như dầu dừa và dầu oliu. Hoặc bạn có thể dùng vitamin này dạng tổng hợp. Vị trí răng bị ê buốt sẽ nhanh chóng được làm dịu lại khi bạn ngậm vitamin E trong khoảng 20 phút.

Lưu ý nên súc miệng bằng nước ấm trước khi ngậm. Trong lúc ngậm không được uống nước hoặc nuốt vitamin này. Ngoài ra tác dụng giảm ê buốt răng, vitamin E còn làm sạch khoang miệng. Do đó, bạn có thể ngậm vitamin này mỗi ngày từ 1 – 3 lần.

Vitamin E ngoài tác dụng dưỡng da còn giảm ê buốt răng hiệu quả.
Vitamin E ngoài tác dụng dưỡng da còn giảm ê buốt răng hiệu quả.

7/ Mẹo giảm ê buốt răng với lá lốt

Lá lốt cũng là một trong những mẹo giảm ê buốt răng được nhiều người sử dụng. Tác dụng này chủ yếu đến từ khả năng chống mòn men răng. Ngoài ra. Một số thành phần trong lá lốt còn có tác dụng giảm đau và kháng khuẩn.

Cách sử dụng rất đơn giản. Bạn cần vài lá lốt tươi. Sau khi rửa sạch thì giã nát. Dùng cả nước và bã lá đắp lên răng bị ê buốt. Trong khoảng 20 phút thì nhả ra, cảm giác ê buốt răng sẽ không còn nữa.

Nước cốt lá lốt cũng có tác dụng giảm ê buốt răng.
Nước cốt lá lốt cũng có tác dụng giảm ê buốt răng.

Lưu ý trong phòng và điều trị ê buốt răng

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Men răng bị mòn để lộ ngà răng thường bắt nguồn từ việc chăm sóc răng miệng không đúng cách. Đây không những là yếu tố trực tiếp gây ê buốt răng, mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề khác về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu… Chính vì thế, để có được một hàm răng chắc khỏe cũng như hỗ trợ cho việc điều trị những vấn đề xảy ra ở bộ phận này, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Vệ sinh răng ngày 2 – 3 lần;
  • Dùng bàn chải có thiết kế phù hợp và lông mềm;
  • Ưu tiên chọn những loại kem đánh răng dành cho răng ê buốt;
  • Chải răng nhẹ nhàng, đúng cách (theo chiều dọc thay và chiều ngang);
  • Nên dùng chỉ nha khoa thay cho tăm. Mỗi ngày dùng một 1 lần để lấy các mảng bám thức ăn ở kẽ chân răng.

Dinh dưỡng phù hợp

Bên cạnh việc lưu ý về các cách chăm sóc răng miệng và mẹo giảm ê buốt răng, bạn cần quan tâm thêm về chuyện ăn uống hằng ngày của mình. Cụ thể là:

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học;
  • Ưu tiên thực phẩm nhiều chất xơ;
  • Không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh;
  • Hạn chế thức ăn có quá nhiều axit, các loại đồ uống có gas và có cồn.

Ngày Cập nhật 15/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *