Nướu răng là gì? Cấu tạo, chức năng của nướu răng

Nướu răng còn có tên gọi khác là lợi. Đây là những mô niêm mạc bao phủ hàm dưới và hàm trên trong khoang miệng. Nướu bình thường xuất hiện với màu hồng nhạt, cấu tạo rắn chắc. Trên bề mặt của nướu thường có lấm chấm màu da cam. Nướu được chia thành hai phần. Bao gồm nướu rời và nướu dính.

Nướu răng là gì? Cấu tạo, chức năng của nướu răng
Tìm hiểu nướu răng là gì? Cấu tạo, chức năng của nướu

Nướu răng là gì?

Nướu răng hay lợi là một phần của niêm mạc miệng. Chúng bao bọc quanh răng và quanh xương ổ răng. Nướu ôm sát vào cổ răng giúp giữ kín răng. Vị trí của nướu được xác định từ cổ răng đến đáy hành lan miệng (lằn tiếp hợp niêm mạc di động).

So với những mô mềm bao quanh phần má và môi, đa phần các mô nướu đều dính chặt vào khung xương bên dưới. Điều này giúp răng và một số bộ phận khác trong miệng chống lại sự ma sát của thức ăn. Đối với những nướu khỏe mạnh, chúng thường có màu hồng san hô. Tuy nhiên nướu có thể chứa sắc tố melanin.

Cấu tạo của nướu răng

Nướu khỏe mạnh có màu hồng san hô hoặc màu hồng nhạt. Trên bề mặt của nướu xuất hiện lấm chấm màu da cam. Cấu tạo rắn chắc. Theo các chuyên khoa, nướu được chia ra làm hai phần. Đó là nướu rời và nướu dính.

Cấu tạo của nướu răng
Theo các chuyên khoa, nướu được chia ra làm hai phần. Đó là nướu rời và nướu dính

Nướu rời (nướu tự do)

  • Nướu rời hay còn gọi là nướu tự do. Tên gọi này được hình thành là do người ta có thể sử dụng cây thăm dò để chạm và tách nướu ra khỏi mặt răng. Nướu rời được xác định là phần nướu viền áp vào và bao quanh cổ răng. Tuy nhiên chúng không dính vào răng. Chúng được giới hạn với nướu dính bởi rãnh nướu rời – một rãnh nhỏ. Nướu rời xuất hiện với chiều rộng khoảng 1mm. Chúng xuất hiện và làm thành vách mềm của khe nướu.
  • Khe nướu là một rãnh nhỏ hẹp. Chúng có cấu tạo hình chữ V. Đây được xác định là nơi tiếp xúc giữa mặt răng và nướu rời. Thông thường, khe nướu có chiều sâu khoảng từ 0 đến 3,5mm. Cấu tạo của khe nướu gồm hai vách. Bao gồm vách mềm và vách cứng. Vách cứng được xác định là bề mặt gốc răng. Vách mềm được xác định là nướu rời. Khe nướu giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, chúng còn là một điểm phát triển cho nhiều hình thức viêm nướu. Điều này xuất hiện là do biểu mô khe nướu mỏng, dễ tổn thương và không được sừng hóa. Ngoài ra, tại vị trí này, các vi khuẩn và lượng độc tố dễ xâm nhập dẫn đến viêm. Một chất dịch thường được tiết ra từ khe nướu để rửa sạch và sát trùng khe nướu.
  • Nướu kẽ răng (gai nướu) được xác định là phần nướu giữa hai răng. Nướu kẽ răng có hình tháp. Trong trường hợp không có gai hoặc gai nướu quá to, vụn thức ăn sẽ đọng lại vị trí này. Sau đó tạo ra các lỗ hốc trong kẽ răng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ và sinh sôi, bệnh nha chu phát triển.

Nướu dính

Nướu dính xuất hiện với bề rộng từ 0,5 – 6mm. Đây là phần nướu kế tiếp phần nướu rời. Chúng trải dài đến niêm mạc di động hay còn gọi là lằn tiếp hợp nướu. Nướu dính áp vào răng, không di động. Chúng bám chặt vào xi măng và xương ổ răng. Dươi sức nhai, vị trí và cấu tạo của nướu dính không thay đổi.

Nướu dính
Nướu dính xuất hiện với bề rộng từ 0,5 – 6mm. Đây là phần nướu kế tiếp phần nướu rời, chúng trải dài đến niêm mạc di động hay còn gọi là lằn tiếp hợp nướu

Chức năng của nướu răng

Trong khoang miệng, nướu răng mang những chức năng quan trọng. Nướu là một bộ phận cấu thành mô nha chu. Chúng có nhiệm vụ giúp răng đứng vững trên cung hàm và nâng đỡ răng. Chính vì thế, khi nướu bị tổn thương hoặc có vấn đề, các răng sẽ không thể đứng vững được nữa.

Các bệnh về nướu thường gặp

Những thay đổi về màu sắc diễn ra trên nướu răng, đặc biệt là tình trạng ửng đỏ, dễ chảy máu, phù nề là biểu hiện điển hình của tình trạng viêm. Nguyên nhân khiến tình trạng viêm nhiễm xuất hiện có thể là do sự sinh sôi của các loại vi khuẩn và sự tích tụ của những mảng bám.

Nhìn chung, biểu hiện lâm sàng của các mô phản ánh đồng thời cả bệnh tật lẫn thể trạng. Trong trường hợp các mô nướu không được khỏe, gặp vấn đề, nó sẽ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh viêm nha chu. Đồng thời khiến bệnh phát triển vào các mô sâu hơn. Từ đó làm giảm tuổi thọ của răng.

Khi mắc bệnh viêm nha chu, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân áp dụng cả hai phương pháp điều trị. Đó là chăm sóc răng miệng tại nhà và điều trị chuyên sâu. Quá trình chăm sóc phục hồi phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng của các mô.

Các bệnh về nướu thường gặp
Bệnh viêm nướu răng và bệnh viêm nha chu là các bệnh về nướu thường gặp

Những điều cần lưu ý

Các mảng bám vi khuẩn là nguyên nhân khiến bệnh viêm nướu răng và các bệnh về nha chu hình thành. Thời gian đầu, lượng vi khuẩn tích tụ trong mảng bám sẽ gây viêm nướu. Sau đó bệnh sẽ phát triển thông qua nhiều hình thức và phát sinh thêm nhiều bệnh răng miệng khác.

Do đó, để phòng ngừa bệnh viêm nướu, bệnh nha chu nói riêng và các bệnh lý răng miệng nói chung, bạn cần giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, đánh răng đúng cách, dùng nước súc miệng. Đồng thời thăm khám và lấy cao răng theo định kỳ. Hoạt động này sẽ giúp bạn phát hiện sớm tổn thương và những bệnh lý nếu có.

Sửa chữa miếng trám sai kỹ thuật, sửa chữa những phục hình sai và trám răng sâu là những điều bạn nên làm. Ngoài ra, bạn cần phải loại bỏ việc duy trì các thói quen xấu như cắn chỉ, mút tay, cắn móng tay, nghiến răng.

Những điều cần lưu ý
Các mảng bám vi khuẩn là nguyên nhân khiến bệnh viêm nướu răng và các bệnh về nha chu hình thành

Bài viết là thông tin xoay quanh vấn đề “Nướu răng là gì? Cấu tạo, chức năng của nướu”. Hi vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của nướu đối với cấu tạo và sức khỏe của răng hàm. Việc bảo vệ nướu là điều vô cùng quan trọng. Chính vì thế, bạn nên khám răng định kỳ để sớm phát hiện những bệnh lý, vấn đề không mong muốn xảy ra. Đồng thời chữa bệnh đúng cách để tránh gây nguy hiểm.

Ngày Cập nhật 24/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *