Răng ê buốt kéo dài phải làm sao? Bí quyết từ chuyên gia

Răng ê buốt kéo dài có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe trong một số trường hợp. Thông thường, người bị tình trạng này sẽ phải cần đến các kỹ thuật can thiệp như: trám răng, chụp mão răng sứ, ghép nướu hoặc lấy tủy…

Ê buốt răng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống mà còn có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe.
Ê buốt răng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống mà còn có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe.

Nguyên nhân khiến răng ê buốt kéo dài

Để biết chính xác bản thân cần làm gì khi bị ê buốt răng kéo dài, bạn cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì. Có nhiều nguyên nhân nhưng về tổng thể chúng được chia thành 3 nhóm lớn:

Cách ăn uống hằng ngày gây ê buốt răng kéo dài

Những người thường xuyên sử dụng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ tổn thương đến men răng. Đồng thời, những loại thực phẩm này còn khiến quá trình khử khoáng nhiều hơn bình thường. Hậu quả là lớp men răng bị mài mòn và dần mất đi. Lúc này ngà răng bị lộ ra và gây ê buốt thường xuyên. Bên cạnh đó, những thức ăn chứa quá nhiều axit cũng làm mòn men răng.

Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm cứng cũng dễ tổn thương lớp men răng. Ở những vị trí men răng bị vỡ để lộ ngà răng. Những cơn đau buốt sẽ xuất hiện khi ngà răng chịu tác động của nhiệt độ hoặc tính chất môi trường khoang miệng quá nhiều axit.

Cách ăn uống hằng ngày là một trong những nguyên nhân tác động nhiều nhất khiến tình trạng ê buốt răng kéo dài.
Cách ăn uống hằng ngày là một trong những nguyên nhân tác động nhiều nhất khiến tình trạng ê buốt răng kéo dài.

Thói quen xấu khiến răng bị ê buốt kéo dài

Những người có tật nghiến răng thường bị ê buốt răng. Lớp men bề mặt nhai của răng sẽ bị mài mòn do chúng thường xuyên phải cọ xát vào nhau với lực tác động mạnh. Nguyên nhân này kết hợp cùng thói quen ăn uống không khoa học sẽ khiến tình trạng ê buốt răng kéo dài từ tháng này qua tháng khác, thậm chí từ năm này sang năm khác.

Thói quen xấu khiến răng bị ê buốt kéo dài còn xuất phát từ vệ sinh răng miệng không đúng cách. Cụ thể là lười chải răng vào buổi tối; dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh để súc miệng; lạm dụng tăm xỉa răng hoặc chỉ nha khoa…

Ngoài ra, những người lạm dụng chất tẩy trắng răng cũng rất dễ gặp phải tình trạng răng ê buốt kéo dài. Bởi hóa chất giúp răng trắng thường đi kèm vấn đề làm mòn men răng. Đến một thời điểm nhất định, lớp men răng mất đi, ngà răng chịu tác động trực tiếp bởi môi trường bên trong khoang miệng thì tất yếu dẫn đến ê buốt.

Răng ê buốt kéo dài có thể do bệnh lý

Răng ê buốt kéo dài trong một số trường hợp còn là hậu quả của một số bệnh lý về răng miệng. Tiêu biểu là sâu răng, viêm nướu hoặc viêm nha chu. Nếu xuất phát từ nguyên nhân này, ngoài tình trạng ê buốt, người bệnh có thể còn gặp một số vấn đề khác như: sưng nướu, tụt lợi, mất răng, viêm tủy hoặc xuất hiện những ổ áp xe răng.

Sâu răng là một trong những bệnh lý thường gặp khiến răng bị ê buốt kéo dài.
Sâu răng là một trong những bệnh lý thường gặp khiến răng bị ê buốt kéo dài.

Nguy hiểm khôn lường khi ê buốt răng kéo dài

Ê buốt răng kéo dài nhiều ngày không khỏi ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và ăn uống hằng ngày còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thường là những trường hợp ê buốt răng có nguyên nhân từ bệnh lý. Đơn cử như biến chứng của viêm nha chu có thể tổn thương đến dây thần kinh, hoạt động của tim mạch và nguy cơ bị đột quỵ.

Bên cạnh đó, khá nhiều người chủ quan khi bị ê buốt răng. Khi tình trạng này kéo dài quá lâu, toàn bộ hoạt động của khoang miệng sẽ bị rối loạn. Lớp niêm mạc ở nướu, các tế bào ngà răng và men răng trở nên vô cùng nhạy cảm. Những điều này khiến việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời, người bị ê buốt răng phải tốn nhiều chi phí và thời gian nhưng chưa chắc khỏi hoàn toàn.

Nói tóm lại, về bản chất thì tình trạng ê buốt răng không nguy hiểm. Nó là cách phản ứng của ngà răng khi bị một vài yếu tố tác động trực tiếp. Tuy nhiên, nếu bạn để tình trạng này kéo dài thì hệ lụy của nó không chỉ ảnh hưởng đến riêng khoang miệng. Nó còn có thể khiến hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch bị rối loạn và dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe.

Ê buốt răng kéo dài trong một số trường hợp có thể dẫn đến rụng răng.
Ê buốt răng kéo dài trong một số trường hợp có thể dẫn đến rụng răng.

Nguyên tắc cốt lõi xử lý tình trạng ê buốt ở răng kéo dài nhiều ngày

Trước khi tìm hiểu chi tiết những điều cần làm khi răng ê buốt kéo dài, bạn cần biết qua một số nguyên tắc cốt yếu khi điều trị tình trạng này.

Đến cơ sở y tế khi răng ê buốt kéo dài

Hầu hết các giải pháp tại nhà không còn hiệu quả trong những trường hợp ê buốt răng kéo dài nhiều ngày. Thay vào đó, bạn cần đến cơ sở nha khoa để kiểm tra. Thông qua các dấu hiệu lâm sàng và kết quả kết nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm được chính xác nguyên nhân gây ê buốt. Đồng thời, dựa vào kết quả đó, họ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Điều trị bảo tồn là giải pháp ưu tiên

Răng ê buốt có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào hoặc đôi khi tình trạng này xảy ra ở cả hàm. Các giải pháp chữa ê buốt răng nói riêng và các vấn đề khác về răng miệng nói chung luôn ưu tiên điều trị bảo tồn. Điều này không những liên quan đến chi phí mà còn có yếu tố an toàn. Chỉ khi nào các giải pháp bảo tồn không hiệu quả hoặc nguy cơ làm cho tình trạng ê buốt thêm trầm trọng thì mới dùng đến cách nhổ bỏ răng.

Sở dĩ điều trị bảo tồn được ưu tiên là do sau đợt thay răng sữa, răng sẽ không thể tự mọc lại được nữa. Bên cạnh đó, đối với những răng cấm, việc nhổ bỏ ảnh hưởng nhiều đến dây thần kinh và mạch máu. Đồng thời, nó còn tác động đến những răng khác trong cùng một hàm.

Đến cơ sở nha khoa kiểm tra là nguyên tắc quan trọng đầu tiên khi răng ê buốt kéo dài.
Đến cơ sở nha khoa kiểm tra là nguyên tắc quan trọng đầu tiên khi răng ê buốt kéo dài.

Xem thêm: Nhổ răng cấm bị sâu có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Các giải pháp chữa ê buốt răng kéo dài từ chuyên gia

Hầu hết các trường hợp răng ê buốt kéo dài nhiều ngày đều cần đến các thủ thuật can thiệp tại cơ sở nha khoa. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn giải pháp phù hợp. Kết hợp với đó là tái khoáng cho răng và dùng gel chống ê buốt.

Dùng gel chống ê buốt

Có nhiều loại gel chống ê buốt răng khác nhau được bán ở các nhà thuốc tây. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng những loại được bác sĩ chỉ định. Loại gel bôi thường được sử dụng là SensiKin. Sản phẩm chứa lượng potassium nitrate với nồng độ cao nên chữa được những cơn ê buốt răng kéo dài nhiều ngày.

Tái khoáng cho răng

Đây là phương pháp dùng các hoạt chất như calcium, fluorine và phosphate để phủ lớp ngà răng bị lộ ra ngoài. Đồng thời, nó còn trám lỗ hổng nhỏ gây ra do sâu răng.

+ Trám răng

Trước khi thực hiện, vùng răng bị ê buốt sẽ được vệ sinh thật kỹ. Hình dạng và chức năng của răng sẽ được khôi phục về như trạng thái bình thường. Vật liệu dùng để trám răng có thể là một hợp chất của kim loại hoặc nhựa composite. Kỹ thuật này dùng khi lỗ hổng trên răng có kích thước nhỏ.

Trám răng chữa ê buốt kéo dài thường dùng khi lỗ hổng trên răng nhỏ.
Trám răng chữa ê buốt kéo dài thường dùng khi lỗ hổng trên răng nhỏ.

+ Chụp mão răng sứ

Áp dụng cho trường hợp men răng bị mòn quá nhiều và diện tích ngà răng bị lộ ra ngoài quá lớn. Những vùng men răng chưa bị mất đi sẽ được mài bớt để tạo sự đồng nhất khi chụp mão răng sứ.

+ Ghép nướu

Thường thực hiện cho những người ê buốt răng kéo dài do tụt nướu. Kỹ thuật này ngoài tác dụng che phủ chân răng còn hỗ trợ tái tạo mô nướu. Ghép nướu không phức tạp như ghép nội tạng. Thời gian thực hiện chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ. Trong vài tuần sau đó, sức khỏe răng miệng sẽ hồi phục như bình thường.

+ Điều trị nội nha

Kỹ thuật này còn gọi là lấy tủy răng. Răng sau khi lấy tủy không còn ê buốt hay đau nhức. Tuy nhiên, nó cũng trở nên yếu đi và cần được chăm sóc kỹ vì mất đi chất nuôi dưỡng. Khoảng trống sau khi lấy tủy sẽ được thay thế bằng vật liệu chuyên biệt. Thông thường, chỉ khi các kỹ thuật can thiệp nha khoa như đã trình bày không hiệu quả hoặc khi tủy bị viêm nặng và có nguy cơ mất răng mới thực hiện lấy tủy.

Lấy tủy giúp răng không còn ê buốt nhưng thường đi kèm nhiều hệ lụy nếu không chú ý cách chăm sóc miệng sau điều trị.
Lấy tủy giúp răng không còn ê buốt nhưng thường đi kèm nhiều hệ lụy nếu không chú ý cách chăm sóc miệng sau điều trị.

Xem thêm: Ê buốt răng uống thuốc gì? Các thuốc trị ê buốt răng thông dụng

Lưu ý về cách chăm sóc răng khi bị ê buốt kéo dài

  • Dùng bàn chải lông mềm;
  • Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc;
  • Đánh răng ngày 2 – 3 lần với nước sạch ở nhiệt độ thường;
  • Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng và chỉ nên dùng mỗi ngày 1 lần;
  • Ưu tiên kem đánh răng chứa flour;
  • Hạn chế thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc chứa nhiều axit (trái cây có vị chua, đồ lên men, kẹo ngọt…);
  • Không nên dùng thực phẩm quá cứng;
  • Có thể đeo máng cho răng khi nhai để hạn chế ê buốt;
  • Từ bỏ thói quen nghiến răng. Nếu khó khăn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý hoặc sử dụng máng chống nghiến răng;
  • Dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thực phẩm chứa chất xơ và canxi;
  • Uống đủ nước mỗi ngày;
  • Giữ ấm mặt vào những ngày trời lạnh giá.

Ngày Cập nhật 15/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *