Răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng nên xử lý thế nào?

Răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng có thể xử lý bằng cách bảo tồn hoặc nhổ bỏ. Trong đó, điều trị bảo tồn được ưu tiên hàng đầu. Trường hợp ngoại lệ khi đó là răng khôn.

Răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng có nên nhổ bỏ không và phải làm thế nào là mối quan tâm của rất nhiều người.
Răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng có nên nhổ bỏ không và phải làm thế nào là mối quan tâm của rất nhiều người.

Một ít kiến thức về răng hàm

Người trưởng thành có 32 chiếc răng. Trong đó có 4 cái răng khôn. Khoảng 30% dân số sẽ không mọc răng này. Dựa vào vị trí và chức năng, người ta chia răng thành 3 loại chủ yếu: răng cửa, răng nanh, răng hàm. Trong đó, răng hàm chia thành răng hàm nhỏ (8 chiếc) và răng hàm lớn (12 chiếc). Như vậy, trong tổng thể 32 cái răng, chúng ra có 20 cái răng hàm.

Chức năng chính của răng hàm là nghiền thức ăn. Riêng với răng hàm nhỏ (đặc điểm mũ răng hình lập phương) còn giữ chức năng xé thức ăn. Trong 12 chiếc răng hàm lớn có 8 răng cấm và 4 răng khôn. Mặt răng hàm lớn phẳng và có diện tích rộng.

Răng hàm có tổng cộng 20 cái (bao gồm cả 4 chiếc răng khôn).
Răng hàm có tổng cộng 20 cái (bao gồm cả 4 chiếc răng khôn).

Nhận biết tình trạng sâu răng hàm chỉ còn chân

Răng hàm dễ bị sâu ăn vì vị trí khó vệ sinh và dễ tích tụ các mảng bám. Sâu răng nói chung và sâu răng hàm nói riêng diễn biến theo từng giai đoạn. Ban đầu chỉ là những vết đen nhỏ trên răng. Kèm với đó là những cơn đau có khi âm ĩ có khi dữ dội.

Nếu răng có những vết mẻ thì đó là dấu hiệu bệnh sâu răng nặng. Số lượng các mảnh vỡ càng nhiều thì mức độ bệnh càng nặng. Lớp men răng sẽ dần biến mất hoàn toàn và để lộ ra chân răng.

Nói cách khác, khi bạn có thể quan sát thấy thấy các mảnh vỡ cũng có nghĩa là sâu răng đã lan đến chân răng. Bởi tình trạng sâu răng lúc mới hình thành thường phát triển trong âm thầm. Sự phá hoại của vi khuẩn xảy ra dưới bề mặt răng. Men răng mất dần ở bên trong dù bên ngoài quan sát không thấy điều bất thường. Cho đến một giai đoạn nhất định, “lớp áo” trở nên quá mỏng và vỡ thành từng mảnh. 

Những cơn đau nhức dữ dội sẽ đến thường xuyên. Tình trạng ê buốt cũng sẽ diễn ra khi ăn quá nóng hoặc lạnh, quá chua hoặc cay. Thậm chí ê buốt còn xảy ra ngay cả khi chải răng bình thường. Ngoài ra, khi răng hàm bị sâu ăn đến chân răng, hơi thở cũng bị ảnh hưởng. Nó sẽ luôn bị hôi rất khó chịu dù mới vệ sinh răng xong.

Nếu nhìn thấy răng hàm bị sâu vỡ ra từng mảnh thì đó là dấu hiệu cho thấy tình trạng sâu ăn đã đến chân răng.
Nếu nhìn thấy răng hàm bị sâu vỡ ra từng mảnh thì đó là dấu hiệu cho thấy tình trạng sâu ăn đã đến chân răng.

Những nguy cơ có thể xảy ra khi răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng

Khi răng hàm bị vỡ và để lộ chân răng. Vi khuẩn và các mảng bám từ thức ăn sẽ có cơ hội tích tụ, sinh sôi và phát triển. Cứ thế, sâu răng ăn vào tủy gây áp-xe răng rồi phá hủy xương hàm. Trong quá trình này, nướu cũng sẽ bị sưng kèm tình trạng đau nhức dữ dội và bất chợt.

Lúc đó, tình trạng sâu răng hàm không chỉ còn là vấn đề của riêng răng bị sâu mà có đã trở thành vấn đề của toàn bộ cơ hàm, xương hàm, dây thần kinh và thậm chí là hoạt động của hệ tim mạch. Tiến triển của tình trạng sâu răng hàm chỉ còn chân răng có thể gây nhiễm trùng tế bào, mất máu hoặc nhiễm trùng máu và đe dọa đến tính mạng.

Tuy nhiên, không phải trường hợp răng hàm bị sâu nào cũng tiến triển theo chiều hướng nguy hiểm như thế. Ví dụ như khi người bị tình trạng này chủ động điều trị từ sớm và đúng cách. Phân tích kỹ những nguy cơ để làm rõ vấn đề là nếu không điều trị sớm thì chẳng những bị mất nhiều chi phí và thời gian mà còn nguy hiểm cho tính mạng. Đồng thời, việc điều trị khi đó cũng rất khó khăn và phức tạp nhưng chưa chắc thành công.

Nguyên tắc điều trị khi răng hàm bị sâu

Điều trị bảo tồn là ưu tiên hàng đầu

Răng hàm giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động của toàn bộ răng (trừ 4 cái răng khôn). Quá trình thay răng sữa diễn ra vào năm 6 tuổi. Trong đó các răng sữa ở răng hàm nhỏ sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. 8 cái răng cấm (thuộc răng hàm lớn) cũng sẽ mọc từ độ tuổi này và chúng là răng vĩnh viễn. Răng khôn thì mọc trễ hơn nhưng cũng thuộc nhóm răng này. Những răng vĩnh viễn nếu mất đi sẽ không thể tự mọc lại. 

Chính vì thế, nguyên tắc khi điều trị các vấn đề với răng hàm đó là ưu tiên các biện pháp bảo tồn. Ngay cả trường hợp răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng thì nguyên tắc này vẫn không đổi.

Ngoài ra, nguyên tắc bảo tồn khi điều trị răng hàm bị sâu còn được đặt ra dựa trên cơ sở là răng giả dù có tốt thế nào thì không thể tốt được như răng thật. Sau khi nhổ bỏ răng này sẽ phải tốn một khoản chi phí cho việc trồng răng mới.

Bạn không thể để lỗ trống ở răng hàm quá lâu vì điều này có thể khiến xương hàm bị tiêu biến và ảnh hưởng đến các răng bình thường của toàn bộ hàm. Bên cạnh đó, trong thời gian chờ trồng răng mới, vấn đề ăn uống và giao tiếp của người bị nhổ răng sẽ ảnh hưởng rất lớn.

Các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lượng và đánh giá các nguy cơ nếu điều trị bảo tồn. Chỉ khi cách này không hiệu quả hoặc tiềm ẩn nhiều rủi ro mới phải nhổ răng.
Các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lượng và đánh giá các nguy cơ nếu điều trị bảo tồn. Chỉ khi cách này không hiệu quả hoặc tiềm ẩn nhiều rủi ro mới phải nhổ răng.

Đến cơ sở y tế kiểm tra để tìm giải pháp thích hợp

Bạn không thể tự quyết định làm như thế nào khi răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng. Thay vào đó, khi bị tình trạng này cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra.

Dựa vào kết quả về mức độ bị sâu răng và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần làm theo đúng chỉ dẫn về việc sử dụng thuốc, lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống để hỗ trợ tốt hơn cho việc điều trị.

Trường hợp răng hàm bị sâu nhưng chân răng vẫn còn tốt

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ vệ sinh khu vực quanh chân răng. Tiếp đến là điều trị tình trạng nhiễm trùng ở tủy và trám bít ống tủy. Cuối cùng, họ sẽ bọc răng sứ bên ngoài. Cách điều trị bảo tồn này vừa bảo vệ được chân răng vừa đáp ứng yêu cầu về mặt thẩm mỹ. 

Có nhiều loại răng sứ với các mức giá khác nhau tùy vào điều kiện kinh tế của từng người. Nếu muốn sử dụng được lâu, bạn nên dùng loại được làm hoàn toàn bằng sứ. Thời gian sử dụng của răng sứ giao động từ 10 – 20 năm, một vài trường hợp lên đến 30 năm. Có nhiều yếu tố tác động đến vấn đề này. Ngoài chất lượng răng sứ còn có tay nghề của bác sĩ, kỹ thuật thực hiện và cách chăm sóc răng miệng sau đó.

Điều trị bảo tồn răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng bằng cách bọc răng sứ là giải pháp được đánh giá cao. Tuy nhiên, cách này vẫn tồn tại một số rủi ro nhất định. Chủ yếu đến từ khâu vệ sinh răng và chữa tủy trước khi bọc sứ. Nếu quá trình này thực hiện không đúng nguyên tắc, chân răng sẽ tiếp tục bị viêm nhiễm, hình thành những ổ áp-xe và những hệ lụy nguy hiểm khác.

Vệ sinh chân răng, chữa nhiễm trùng tủy rồi bọc răng sứ là giải pháp ưu tiên hàng đầu trong những trường hợp răng hàm bị sâu chỉ còn chân.
Vệ sinh chân răng, chữa nhiễm trùng tủy rồi bọc răng sứ là giải pháp ưu tiên hàng đầu trong những trường hợp răng hàm bị sâu chỉ còn chân.

Trường hợp bị sâu răng hàm và chân răng bị phá hủy hoàn toàn

Nếu sau khi thăm khám thấy chân răng đã phá hủy hoàn toàn, thì răng hàm bị sâu có thể sẽ phải nhổ bỏ. Trước đó, các bác sĩ sẽ phải cân nhắc kỹ các rủi ro. Đặc biệt là nếu răng cần nhổ bỏ là răng cấm. Chúng thường có 2 – 4 chân răng với vị trí đặc biệt. Nhổ bỏ răng cấm tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ ảnh hưởng đến các răng bình thường khác.

Chính vì thế, việc thực hiện nhổ bỏ răng hàm bị sâu cần phải thực hiện ở cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng. Sau khi răng bị nhổ bỏ, bạn cần phải nhanh chóng trồng lại răng mới. Nếu để thời gian này kéo dài càng lâu thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng cao.

Xem thêm: Nhổ răng cấm bị sâu có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Răng khôn bị sâu nên nhổ bỏ dù còn chân răng hay không

Nguyên tắc điều trị răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng là bảo tồn. Tuy nhiên, nếu đó là răng khôn thì việc chữa trị sẽ có một chút ngoài lệ. Việc nhổ bỏ răng này lại là giải pháp ưu tiên. Bởi nó hầu như không đảm nhận chức năng gì nhưng thường gây nhiều vấn đề cơ hàm.

Răng khôn mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25. Có người đến tuổi 30 mới mọc đầy đủ 4 cái. Nhưng cũng có người không bao giờ mọc răng này. Thời điểm mọc răng trễ và cấu tạo đặc biệt của răng khôn khiến nó dễ bị mọc lệch.

Thông thường, nếu răng khôn không ảnh hưởng gì đến các răng khác và nó cũng không gây đau nhức thì không cần phải nhổ. Nếu nó gây đau hoặc bị sâu ăn thì việc nhổ bỏ gần như không gây bất lợi gì cho hoạt động của hàm.

Tuy nhiên, răng khôn nằm trong cùng (ở vị trí số 8) hoặc mọc lệch, việc nhổ bỏ cần thực hiện ở cơ sở nha khoa. Nó dù không đảm nhận chức năng gì nhưng nếu nhổ sai cách gây nhiễm trùng và tổn thương tủy thì đó là rắc rối lớn. Thậm chí nguy hiểm nhiều hơn ngay khi chúng còn tồn tại.

Răng khôn bị sâu ăn hoặc mọc lệch có thể nhổ bỏ mà không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của hàm.
Răng khôn bị sâu ăn hoặc mọc lệch có thể nhổ bỏ mà không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của hàm.

Phòng tránh tình trạng răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách ngày 2 – 3 lần;
  • Dùng bàn chải đầu nhỏ, lông mềm;
  • Ưu tiên kem đánh răng chứa fluoride;
  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh răng miệng;
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng;
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học;
  • Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh;
  • Cạo vôi và khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần;
  • Ngay khi phát hiện tình trạng sâu răng với những vết đen nhỏ li ti cần phải điều trị nhanh chóng và dứt điểm.

Ngày Cập nhật 10/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *