Sâu răng hàm và cách chữa trị hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Sâu răng hàm là tình trạng hư hỏng mặt trên thân răng, mặt nhai hoặc khe giữa hai răng. Người bệnh thường phải đối mặt với cơn đau ê buốt khi ăn phải thức ăn có vị cay, nóng hoặc lạnh. Điều trị răng sâu sớm bằng những bài thuốc đơn giản có thể hỗ trợ giúp giảm đau tức thời rất công dụng.

Sâu răng hàm và cách chữa trị hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Sâu răng hàm là triệu chứng có thể gặp ở mọi đối tượng

Sâu răng hàm là gì?

Sâu răng hàm là tình trạng sâu răng phổ biến gặp phải ở mọi độ tuổi. Thời điểm đầu, tình trạng sâu răng hàm tấn công âm thầm bên dưới mặt trước và sau đó tấn công ra phía bên ngoài của mô răng. Lúc này răng có biểu hiện bị vỡ mẻ. Những dấu hiệu cơ bản của chứng sâu răng hàm gồm có:

  • Men răng đổi màu, kèm theo những vệt đen xuất hiện trên khe rãnh răng.
  • Phía trên mô răng sinh lý xuất hiện những vế xoang nhỏ, ngày càng phát triển lớn.
  • Tình trạng răng sâu bị vỡ dọc theo từng múi răng do mô răng giòn và yếu.
  • Hình thể răng có khiếm khuyết, cấu trúc răng dễ bị đổ vỡ.
  • Thân răng không còn mà thường chỉ còn lại phần chân răng.

Tình trạng sâu răng hàm có thể xảy ra tại bất kỳ vị trí nào ở hàm dưới hoặc hàm trên. Ngoài ra, tại các răng có vị trí số 6 tính từ vị trí răng cửa có nguy cơ bị sâu rất cao. Răng hàm số 6 cũng là vị trí răng vĩnh viễn mọc sớm nhất và cũng là răng trải qua thời gian nhai thức ăn lâu nhất. Khi không được chăm sóc tốt, răng số 6 dễ bị sâu do men răng bị thiếu hụt khi hoạt động quá mức.

Nguyên nhân gây sâu răng hàm 

Răng hàm giữ vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn. Đây cũng là vị trí dễ bị sâu nhất trong hàm răng do răng hàm khó vệ sinh hơn các răng khác. Khi nhai, khó tránh khỏi tình trạng thức ăn đọng lại, tạo thành mảng bám gây ra vi khuẩn dẫn đến sâu răng.

Tìm ra đúng nguyên nhân gây sâu răng hàm góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Đồng thời  phòng tránh được tình trạng sâu răng tái phát sau điều trị. Những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng sâu răng hàm gồm có:

  • Thói quen nhai một bên 

Răng hàm có vai trò nghiền nát thức ăn chịu trách nhiệm nghiến lên đến 65% . Khi phải nhai một bên thường xuyên, hoặc nhai quá mạnh khiến mô răng bị hư hại. Từ đó các vi khuẩn có cơ hội xâm lấn vào răng qua khe nứt, gây rạn và sâu răng.

Ngoài ra do nhai một bên với tần suất đều đặn, điều này khiến các mảng bám có cơ hội tập trung nhiều hơn. Từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công răng hàm cao hơn so với các loại răng khác.

nguyên nhân sâu răng hàm
Nhai một bên hoặc lười nhai thức ăn là những nguyên nhân dẫn đến sâu răng hàm
  • Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Thói quen vệ sinh răng miệng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cấu tạo của men răng. Nếu không thường xuyên lấy cao răng sẽ làm gia tăng việc tích tụ mảng bám và làm cho răng hàm bị sâu. Nếu như không sử dụng chỉ nha khoa, mà chỉ dùng nước súc miệng sau khi đánh răng sẽ không đủ khả năng làm sạch răng miệng.

  • Do cấu trúc răng xấu bẩm sinh

Răng xấu do di truyền, hoặc do việc bổ sung sinh dưỡng không đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi hình thành men rằng. Nếu men răng yếu, dễ dẫn đến nguy cơ sâu răng hàm vì răng không còn được bao bọc khỏi axit, vi khuẩn. Lớp men răng mỏng dẫn đến răng nhạy cảm,  dễ bị nứt vỡ khi nhai cắn mạnh. Răng dễ bị bào mòn và tổn thương khi gặp đường, tinh bột, nhiệt độ quá nóng- lạnh

  • Do ảnh hưởng từ tai nạn

Nguyên nhân thứ yếu gây sâu răng hàm do tai nạn khiến răng vỡ mẻ. Khi không chú ý điều trị, tiếp tục nhai thức ăn sẽ làm mảng bám giắt lại trong quá trình phân hủy tạo thành axit phá hủy men răng. Từ đó các tổn thương có thể lan rộng hơn so với vị trí ban đầu và phá hủy men răng.

  • Do thói quen xấu

Cụ thể là thói quen nghiến răng, lạm dụng chất kích thích, uống nước ngọt, ăn đá lạnh… Đây đều là những thói quen gây hư hỏng men răng mà nhiều người vẫn thường thực hiện.

Sâu răng hàm có nguy hiểm không?

Lời khuyên điều trị sâu răng càng sớm càng tốt luôn được lặp lại ở mọi độ tuổi. Trong đó, đối với sâu răng hàm cần đặc biệt lưu ý vì bệnh có thể phát triển thành nhiều biến chứng nghiêm trọng.  Sâu răng hàm không chỉ gây ra tình trạng đau nhức khó chịu. Người bệnh thường gặp phải khó khăn cho việc chăm sóc răng miệng và ăn uống hằng ngày.

Ngoài ra sâu răng hàm cũng là nguyên nhân chính gây ra sự phá hủy các mô răng liên kết. Nếu không ngăn chặn sớm mầm mống lây lan, tại vị trí sâu răng không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sâu răng sẽ lan rộng đến ngà răng và tủy răng.

Sâu răng lan đến tủy tiềm ẩn nhiều biến chứng xấu: viêm nha chu, áp xe răng, nhiễm trùng máu…Với bất cứ vị trí sâu răng hàm nào, tình trạng vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng sẽ gây nên tình trạng hôi miệng. Điều này sẽ khiến người bệnh thiếu tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.

Ngoài ra khi vị trí sâu răng hàm số 6, người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác như: bệnh im mạch, bệnh đường hô hấp, bệnh viêm cầu thận, viêm nội khớp, nguy cơ tiểu đường,…

 sâu răng hàm có nguy hiểm không
Tình trạng sâu răng hàm nghiêm trọng có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm

Răng hàm bị sâu có nên nhổ?

Nhổ răng hàm là một trong những cách khắc phục tình trạng sâu răng. Tuy nhiên, trong nguyên tắc điều trị bệnh lý răng miệng thì phương pháp bảo tồn luôn được ưu tiên hàng đầu. Do đó, nhổ răng hàm bị sâu không phải là phương án tối ưu mà chỉ áp dụng với trường hợp răng sâu đó không còn cách điều trị.

Sâu răng hàng ở giai đoạn cơ bản, sâu răng chưa lan đến tủy thường được trám và điều trị bảo tồn. việc nhổ răng sẽ dẫn tới tình trạng mất răng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hoạt động nhai. Đồng thời người bệnh cũng mất thêm chi phí thực hiện trồng răng giả.

Trong trường hợp răng chưa lung lay và phần mô răng vẫn có thể bảo tồn sẽ được điều trị tủy. Kiểm soát sâu răng lan đến tủy cũng giúp kiểm soát cơn đau nhức, sau đó nha sĩ sẽ thực hiện bọc sứ cho răng để phục hình cho răng. Phương pháp này cũng không làm ảnh hưởng đến hoạt động nhai và ngăn ngừa được sự tấn công của vi khuẩn gây sâu răng.

Tuy nhiên việc nhổ răng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ định của nha sĩ. Nếu như tình trạng sâu răng hàm gây đau nhức, cấu trúc răng khó cứu vãn thì phương án nhổ sẽ được áp dụng.  Trước tiên người bệnh cần đến các cơ sở thăm khám chuyên khoa để biết chính xác mức độ sâu răng như thế nào và đề ra phương pháp điều trị phù hợp. 

có nên nhổ khi bị sâu răng hàm
Hầu hết các trường hợp sâu răng hàm đều được chỉ định điều trị bảo tồn thay vì nhổ

Phương pháp điều trị sâu răng hàm

Hiện nay, điều trị sâu răng hàm là thủ thuật đơn giản không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tùy thuộc vào tình hình tổn thương chân răng, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các phương thuốc dân gian hoặc điều trị chuyên khoa với tình trạng nặng.

Điều trị sâu răng hàm theo Y tế

Có 3 phương pháp điều trị sâu răng hàm được áp dụng phổ biến là: hàn trám răng, bọc răng sứ và nhổ răng sâu. Cụ thế đặc điểm của những phương án điều trị sâu răng hàm gồm có:

  • Phương pháp hàn trám răng sâu

Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng nhiều nhất. Hàn trám răng sâu là kỹ thuật trám bít bằng vật liệu chuyên dụng. Thông thường chất liệu nhân tạo sẽ được sử dụng đắp vào lỗ sâu nhằm phục hình răng và đồng thời ngăn không cho các vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng răng sâu nghiêm trọng hơn.

Đa số các trường hợp hàn trám răng hiện nay sử dụng chất liệu sứ, amalgam, chất liệu kim loại thường, GIC, composite… Để chọn chất liệu phù hợp, nha sĩ sẽ dựa vào tình trạng khuyết điểm, vị trí răng và mong muốn thẩm mỹ của khách hàng. Phương pháp hàn trám thường được chỉ định đối với trường hợp răng mới chớm sâu, người bệnh vẫn ăn nhai bình thường.

  • Phương pháp bọc răng sứ

Bọc răng sức là phương pháp điều trị sâu răng hàm áp đụng cho những trường hợp răng bị phá hủy cấu trúc, vỡ mẻ nghiêm trọng. Đối với răng hàm bị vi khuẩn ăn vào đến tận tủy răng thì áp dụng bọc răng sứ chính là phương án tốt nhất.

điều trị sâu răng hàm
Trám lỗ sâu răng và bọc răng sứ là những phương pháp điều trị sâu răng hàm phổ biến

Nha sĩ bắt đầu bọc răng sức sau khi đã nạo bỏ hoàn toàn vết sâu. Dụng cụ mài cùi chiếc răng hàm bị sâu thành kích thước nhỏ hơn và bọc mão sứ lên trên. Sau khi bọc răng sức, tình trạng răng sâu sẽ được khắc phục, người bệnh có thể tiếp tục ăn nhai bình thường trong vòng nhiều năm cho đến suốt đời.

  • Nhổ răng hàm bị sâu

Phương pháp nhổ răng hàm bị sâu được áp dụng với những trường hợp răng đã bị tổn thương toàn bộ. Nếu người bệnh có cảm giác đau nhức, ê buốt và không thể nhai thì việc nhổ răng hàm sâu để chấm dứt nhanh chóng tình trạng đau nhức. Sau khi nhổ răng, sâu răng bị loại bỏ hoàn toàn nên sẽ bảo vệ được các răng hàm còn lại.

Điều trị sâu răng hàm tại nhà

Các cách chữa sâu răng hàm tại nhà có hiệu quả giảm đau nhức, và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn. Tuy nhiên áp dụng phương pháp này chỉ mang đến hiệu quả tạm thời. Sau đó, người bệnh vẫn phải đến các phòng khám nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị triệt để.

chữa sâu răng hàm tại nhà
Vệ sinh răng miệng thường xuyên là nguyên tắc cơ bản trong điều trị sâu răng hàm
  • Sử dụng nước muối

Đây là phương pháp chữa trị tạm thời mang lại hiệu quả cao. Nước muối có tác dụng sát khuẩn rất hiệu quả, loại bỏ vi khuẩn ở vết sâu. Người bệnh ngậm nước muối và súc miệng bằng nước muối đã nấu chín mỗi sáng và tối, sau khi ăn để giảm đau nhức. Phương pháp này phù hợp cho người bệnh không có điều trị đi đến phòng nha và cần giảm đau nhanh chóng.

  • Sử dụng vỏ quả cau

Để giảm đau răng hàm bị sâu, sử dụng vỏ cau có thể mang đến những hiệu quả nhất định. Đầu tiên, người bệnh tác phần vỏ cau và rửa sạch. Sau đó cho phần vỏ vừa tách và cối giã nát và đem đi ngâm với rượu khoảng 10 – 15 phút. Sau khi cặn cau lặn xuống, chắt lấy phần nước súc miệng ngày 2 lần mỗi ngày giúp giảm đau nhức răng.

  • Sử dụng lá trầu không

Có thể dụng lá trầu không để giảm đau nhiều vị trí, trong đó có răng hàm. Công dụng của lá trầu không sát khuẩn, giảm đau, đồng thời điều trị hôi miệng hiệu quả. Người bệnh dùng 3 – 5 lá trầu không đem đi giã nát. Sau đó cho lá trầu không vào ngâm trong 70 ml rượu trắng. Dùng nước  trong để súc miệng mỗi ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau và kiểm soát sâu răng lan rộng hiệu quả.

chữa sâu răng hàm
Dùng tỏi chữa sâu răng hàm là phương pháp dân gian được áp dụng lâu đời
  • Sử dụng tỏi chữa đau răng

Công dụng chính của tỏi là kháng khuẩn, vì thế đây là nguyên liệu được nhiều người dùng để trị đau nhức do sâu răng hàm. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp khi lỗ sâu răng còn nhỏ. Người bệnh có thể giảm đau buốt bằng cách giã nát tép tỏi cùng một chút muối cho vào chỗ răng bị sâu. Thực hiện mỗi ngày sẽ nhận thấy triệu chứng đau nhức răng sẽ giảm ngay tức thì.

  • Dùng nước trà xanh

Trong lá trà xanh có nhiều dưỡng chất  có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm. Vì thế bạn có thể dùng loại lá này để nấu nước uống hàng ngày, hoặc sử dụng là thuốc súc miệng tiêu diệt vi khuẩn. Bạn sử dụng khoảng 100 gram lá trà xanh rửa sạch và hãm với nước nóng hàng ngày. Để tăng hiệu quả, có thể thêm vào 1 thìa muối hoặc gừng tùy thích.

Sâu răng hàm gây ra các cơn đau nhức âm ỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống của người bệnh. Vì thế song song với việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần chú ý ăn uống phù hợp. Hạn chế nhóm thực phẩm cứng bắt buộc răng phải nhai nhiều. Ngoài ra cũng cần tránh thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ uống có gas, hoặc có chứa cồn,… sẽ khiến tình trạng sâu trở nên nghiêm trọng.

Người bệnh có thể áp dụng những phương pháp điều trị sâu răng hàm tại nhà kể trên trước khi đến bệnh việc điều trị. Cũng cần lưu ý là những cách điều trị sâu răng hàm không áp dụng được cho tình trạng sâu răng nghiêm trọng. Để chữa sâu răng hàm dứt điểm, bệnh nhân cần thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và nhận được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Ngày Cập nhật 11/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *