Sâu răng sưng lợi có mủ và đau điều trị như thế nào?

Sâu răng gây sưng lợi có mủ và đau xảy ra khi hại khuẩn đã xâm nhập vào bên trong ngà răng và tủy răng. So với giai đoạn mới khởi phát, sâu răng ở giai đoạn này có mức độ nghiêm trọng và dễ phát sinh biến chứng. Dựa vào mức độ tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định trám răng, điều trị nội nha, trích rạch mủ hoặc nhổ bỏ răng.

Sâu răng sưng lợi có mủ và đau
Sâu răng sưng lợi có mủ và đau điều trị bằng cách nào?

Sâu răng sưng lợi có mủ và đau cảnh báo điều gì?

Sâu răng là một trong những vấn đề nha khoa thường gặp, ảnh hưởng đến cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Bệnh lý này có tiến triển chậm và gần như không gây ra triệu chứng bất thường trong giai đoạn mới khởi phát.

Trong giai đoạn đầu, bệnh chỉ làm xuất hiện các chấm đen và lỗ hổng trên bề mặt nhưng ít gây đau nhức. Tuy nhiên khi đã tấn công vào ngà răng và tủy răng, mô nướu và chân răng có thể bị đau nhức, sưng viêm và ê buốt nghiêm trọng. Theo thời gian, hại khuẩn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng khiến lợi bị sưng đi kèm với hiện tượng tụ mủ.

So với giai đoạn đầu, giai đoạn sâu răng gây sưng lợi có mủ là tiến triển nặng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời.

Sâu răng sưng lợi có mủ và đau nhức nguy hiểm không?

Như đã đề cập, sâu răng gây sưng đỏ lợi, kèm mủ và đau nhức là triệu chứng có mức độ nghiêm trọng. Triệu chứng này xảy ra khi vi khuẩn gây sâu răng đã phá vỡ men răng và di chuyển vào những bộ phận sâu hơn như ngà ràng, tủy răng,…

Sâu răng sưng lợi có mủ và đau
Nếu không khắc phục kịp thời, sâu răng có thể gây mất răng và viêm nhiễm nha chu

Nếu không khắc phục đúng cách và kịp thời, sâu răng sưng lợi có mủ và đau có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Viêm nha chu: Sưng lợi kèm tụ mủ xảy ra khi vi khuẩn đã xâm nhập vào tủy răng và lan tỏa vào mô nướu. Nếu để kéo dài, vi khuẩn có thể lây lan đến dây chằng, ổ xương, gai lợi và gây ra viêm nha chu. Viêm nha chu là tình trạng toàn bộ tổ chức bao xung quanh răng bị nhiễm trùng, gây đau nhức, tụ mủ, hôi miệng và chảy máu chân răng thường xuyên.
  • Áp xe chân răng: Áp xe chân răng là biến chứng thường gặp khi sâu răng ăn vào tủy không được điều trị kịp thời. Áp xe là tình trạng hình thành ổ mủ tại chân răng, gây đau nhức, sưng hạch cổ, hôi miệng, sưng mô nướu,…
  • Mất răng: Sâu răng hiếm khi gây mất răng nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời. Tuy nhiên khi sâu răng đã ăn vào tủy, gây sưng lợi, đau nhức và tụ mủ, răng có thể bị hư hại nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ mất răng.

Ngoài các biến chứng kể trên, sâu răng gây sưng lợi có mủ còn có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhai, gây ra tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng, làm giảm chất lượng cuộc sống,… Bên cạnh đó sâu răng còn khiến hơi thở có mùi, tạo tâm lý tự ti và e ngại trong hoạt động giao tiếp.

Điều trị sâu răng gây sưng lợi có mủ và đau

Trước khi chỉ định biện pháp điều trị sâu răng gây sưng lợi có mủ và đau, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng miệng và chụp X-Quang để xác định mức tổn thương và biến chứng.

1. Trám răng

Trong trường hợp, sâu răng sưng lợi có mủ chỉ mới gây tổn thương ngà răng và mô lợi, bác sĩ Nha khoa sẽ đề nghị can thiệp thủ thuật trám răng. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách nạo bỏ ổ sâu, sau đó dùng nhựa composite trám lên lỗ hổng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn tái phát và phục hồi chức năng thẩm mỹ của răng.

Với những trường hợp đã có mủ, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch ổ mủ và chiếu tia laser/ sóng siêu âm để tiêu diệt vi khuẩn có hại.

2. Rút tủy răng

Rút tủy răng (điều trị nội nha) được thực hiện khi sâu răng ăn vào tủy khiến cơ quan này bị viêm nhiễm và hoại tử. Nếu không can thiệp, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy răng, sau đó ăn sâu vào mô nướu, gây viêm nha chu và tăng nguy cơ mất răng.

Sâu răng sưng lợi có mủ và đau
Rút tủy răng được thực hiện khi vi khuẩn gây viêm nhiễm và hoại tử tủy

Rút tủy răng được thực hiện bằng cách tạo lỗ khoan trên bề mặt răng, sau đó dùng thiết bị rút hết dịch tủy bị viêm nhiễm và sử dụng vật liệu nhân tạo trám vào khoang tủy. Khi rút tủy, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch ổ sâu và trám lỗ hổng trên bề mặt.

Tủy răng không chỉ có chức năng dẫn truyền thần kinh mà còn nuôi dưỡng chân răng và duy trì sức khỏe răng miệng. Vì vậy sau khi rút tủy, răng có xu hướng giòn, dễ gãy, vỡ và suy yếu.

3. Nhổ răng

Trong trường hợp sâu răng gây hư hại chân răng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị nhổ răng để tránh lây lan sang mô nướu và răng ở những vị trí lân cận. Sau khi nhổ răng, bạn có thể trồng răng giả nếu cần thiết.

4. Trích rạch mủ

Trích rạch mủ được thực hiện khi sâu răng sưng lợi gây ra ổ mủ lớn. Để giảm nguy cơ ổ mủ vỡ, bác sĩ cần phải trích rạch, dẫn lưu mủ và làm sạch ổ nhiễm trùng. Ổ mủ tự vỡ có thể khiến vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu, nha chu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết.

5. Các biện pháp khác

Bên cạnh đó, sâu răng gây sưng lợi có mủ và đau còn được điều trị bằng các biện pháp sau:

Sâu răng sưng lợi có mủ và đau
Để giảm nguy cơ tái phát, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh dạng uống hoặc bôi
  • Bọc răng: Sau khi trám răng và rút tủy, nha sĩ có thể đề nghị bọc răng khi răng bị biến dạng hoặc suy yếu. Bọc răng giúp làm giảm áp lực lên chân răng, phục hồi chức năng thẩm mỹ và hoạt động nhai.
  • Thuốc kháng sinh: Với những trường hợp hình thành ổ mủ, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng gel, dung dịch súc miệng hoặc thuốc uống để tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm trùng tái phát.
  • Kem đánh răng chứa fluoride: Fluoride là khoáng chất cần thiết nhằm duy trì sức khỏe răng miệng và giảm nguy cơ mắc bệnh sâu răng. Vì vậy để ngăn ngừa quá trình hủy khoáng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng kem đánh răng chứa fluoride.

Biện pháp chăm sóc sâu răng sưng lợi có mủ 

Bên cạnh các biện pháp điều trị, bạn nên kết hợp với chế độ chăm sóc đúng cách nhằm hỗ trợ điều trị sâu răng sưng lợi có mủ và đau nhức.

Sâu răng sưng lợi có mủ và đau
Cần chải răng ít nhất 2 lần/ ngày để làm sạch mảng bám và giảm nguy cơ sâu răng tái phát

Các biện pháp chăm sóc răng miệng trong quá trình điều trị sâu răng gây sưng lợi có mủ và đau nhức:

  • Chải răng 2 lần/ ngày, kết hợp với sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn và chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám và vi khuẩn tối đa.
  • Uống nhiều nước nhằm duy trì lượng nước bọt trong khoang miệng và giảm nguy cơ bùng phát số lượng hại khuẩn.
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống cà phê, nước ngọt có gas và thức phẩm chứa nhiều đường trong thời gian điều trị.
  • Nên bổ sung sữa chua, rau xanh, trái cây,… để cải thiện hệ vi sinh trong khoang miệng và hỗ trợ làm sạch mảng bám.

Sâu răng gây sưng lợi có mủ và đau là triệu chứng cảnh báo vi khuẩn gây sâu răng đã xâm nhập vào ngà răng và tủy. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập vào nha chu, gây áp xe và tăng nguy cơ mất răng. Vì vậy khi nhận thấy lợi sưng đau, răng bị sâu nghiêm trọng và đau nhức, bạn nên thăm khám để được điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: Răng sâu bị vỡ, bể, mẻ nên làm gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Ngày Cập nhật 11/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *