Sưng lợi có mủ uống thuốc gì ?

Tình trạng sưng lợi có mủ là một trong những triệu chứng nha khoa nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt mà triệu chứng còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Một trong số những biện pháp điều trị triệu chứng này hiệu quả là sử dụng thuốc. Để biết sưng lợi có mủ uống thuốc gì tốt, bài viết sau sẽ đưa ra một số gợi ý phù hợp.

Sưng lợi có mủ uống thuốc gì ?
Sưng lợi có mủ là tình trạng viêm cấp tính có thể phát triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm

Sưng lợi có mủ là bệnh gì?

Tình trạng sưng lợi có mủ là triệu chứng nhiễm trùng lợi và nhiễm trùng các mô của nướu. Lúc này, tình trạng viêm nhiễm ở mức nghiêm trọng với các ổ mủ hình thành trên nướu răng. Nguyên nhân do nhiễm virus, vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, hoặc do người bệnh chủ quan trong điều trị bệnh viêm lợi khiến triệu chứng tiến triển nặng hơn.  

Nướu răng hình thành mủ đến từ các hạch bạch huyết. Triệu chứng viêm xảy ra khi các kháng thể sau khi bị ức chế hoạt động khiến chân răng sưng to và xuất hiện mủ trắng. Ngoài mủ ra, tình trạng viêm và mưng mủ sẽ gây ra cơn đau nghiêm trọng trong khoang miệng. Đối với đa số các trường hợp, cơn đau do lợi bị sưng có thể lan rộng từ vị trí viêm sang những vùng lân cận.

Triệu chứng sưng lợi có mủ tương đối nghiêm trọng. Mủ hình thành có khả năng gây tổn thương các mô tồn tại xung quanh răng. Triệu chứng xảy ra khi người bệnh vệ sinh răng miệng không thường xuyên hoặc không đúng cách, bệnh nha chu. Hoặc nếu người bệnh tiêu thụ quá nhiều đường, sử dụng chất kích thích thường xuyên cũng có nguy cơ xảy ra bệnh lý này.

Sưng lợi có mủ uống thuốc gì ?

Tình trạng sưng lợi có mủ rất nguy hiểm, vì bệnh có thể tiến triển lan rộng phá hủy chân răng và tủy răng. Trong đó, việc điều trị bằng thuốc tây y được khuyến khích vì có thể khắc phục được bệnh lý hiệu quả ở giai đoạn có mủ.  Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị triệu chứng này gồm:

Dung dịch nước súc miệng: Hỗ trợ vệ sinh răng miệng, làm sạch vi khuẩn bằng cách bổ sung các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, chlorinedioxid, zin gluconat,.…Sử dụng nước súc miệng mỗi ngày làm sạch khoang miệng, và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.

Sưng lợi có mủ uống thuốc gì ?
Điều trị sưng lợi có mủ bằng thuốc uống theo hướng dẫn và liều dùng bác sĩ

Thuốc kháng  sinh: Bao gồm nhóm thuốc chứa beta-lactam, macrolid… hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng, phòng ngừa tình trạng viêm nướu răng. Kết hợp sử dụng thuốc spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) và metronidazol (thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí). Thuốc mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý răng miệng như bệnh viêm nướu răng, viêm nha chu, sâu răng…

Thuốc kháng viêm non-steroid: Bao gồm nhóm thuốc có chứa ibuprofen, diclophenac, meloxicam… Tác dụng chính là làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, giảm đau và giảm nhẹ các triệu chứng sưng nặng ở nướu răng. Cũng cần lưu ý, nhóm thuốc này không dành cho người có tiền sử viêm loét dạ dày.

Nhóm thuốc corticosteroid: Bao gồm nhóm thuốc có thành phần prednisolon, dexamethason… Tác dụng chính là tính kháng viêm mạnh, giảm đau và phòng tránh viêm tủy. Thuốc có thể dùng để điều trị hiệu quả các triệu chứng đau nhức, sưng, đỏ, đau và viêm nha chu, viêm lợi nói chung.

Thuốc giảm đau thông thường: Bao gồm nhóm thuốc có thành phần paracetamol, aspirin… Công dụng của nhóm thuốc này là giảm nhẹ các triệu chứng đau do viêm nướu, sưng lợi có mủ. Không sử dụng thuốc có aspirin đối với những trường hợp bệnh nhân bị máu khó đông, sốt rét, sốt xuất huyết…

Sử dụng thuốc điều trị sưng lợi có thành phần kháng sinh cao, do đó việc lạm dụng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ. Do đó, người bệnh tự ý dùng thuốc điều trị viêm lợi sai cách lâu dài dẫn đến nhờn thuốc và ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Quan trọng hơn cả, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để nhận được những chỉ định dùng thuốc an toàn.

Phương pháp điều trị sưng lợi có mủ

Không phải lúc nào triệu chứng sưng lợi có mủ cũng phải điều trị bằng biện pháp can thiệp. Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh mà bác sĩ điều trị thường chỉ định phương án điều trị tương ứng. Gồm có:

Trường hợp sưng lợi có mủ nhẹ

Đối với giai đoạn bệnh chưa đến mức nghiêm trọng, bác sĩ điều trị sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh chống sưng, chống viêm và kết hợp cạo vô răng để loại bỏ mảng bám xung quanh chân rằng. Song song đó, người bệnh kết hợp điều trị tại nhà bằng những phương pháp điều trị sau:

  • Dùng bàn chải lông mềm vệ sinh nhẹ nhàng theo chiều dọc để tránh gây tổn thương nướu
  • Ăn các loại thức ăn mềm, không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, đồ ngọt dễ gây kích ứng nướu.
  • Sử dụng nước súc miệng nha khoa hoặc dùng nước muối súc miệng để sát khuẩn và giảm sưng.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C
Sưng lợi có mủ uống thuốc gì ?
Đối với sưng lợi có mủ mới phát, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà sau khi thăm khám

Trường hợp sưng lợi có mủ nghiêm trọng

Tiến hành điều trị ban đầu bằng các cạo bỏ lớp vôi răng đóng  sâu dưới nướu. Trường hợp sưng lợi có mủ ở răng khôn, nguyên nhân thường là do răng khôn mọc lệch mọc ngầm. Với triệu chứng này, cơ bản người bệnh sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng khôn kết hợp dùng thuốc kháng sinh chống viêm.

Với những trường tổn thương lợi  trên diện rộng, bác sĩ điều trị sẽ phải thực hiện phẫu thuật tháo bỏ vùng nha chu tổn thương. Để hỗ trợ người bệnh nhai và ăn uống, vạt nướu nhân tạo được lắp vào vị trí khuyết nướu để giữ cho răng không bị lung lay. Phương pháp này khắc phục hoàn toàn tình trạng viêm và phòng ngừa nguy cơ mất răng sớm.

Phương pháp dân gian điều trị sưng lợi có mủ

Bên cạnh các hình thức điều trị chuyên khoa, người bệnh có thể khắc phục triệu chứng sưng lợi có mủ đơn giản bằng các bài thuốc kháng viêm tại nhà. Cũng cần lưu ý, những bài thuốc dân gian điều trị viêm lợi mưng mủ chỉ có hiệu quả đối với các tổn thương đơn giản. Người bệnh tham khảo các phương pháp sau:

  • Dùng gừng tươi trị sưng lợi có mủ

Hoạt chất gingerol có trong gừng tươi có hiệu quả đáng kể trong điều trị triệu chứng viêm chân răng, viêm nướu, viêm nha chu. Sử dụng gừng tươi sắc lấy nước để uống hàng ngày, hoặc dùng nước gừng súc miệng đến khi nướu không còn triệu chứng sưng viêm. Nên dùng nước gừng pha loãng vệ sinh răng miệng 3 lần/ngày. Việc lạm dụng nước gừng quá mức dễ gây nóng cho cơ thể.

  • Sử dụng hoa cúc

Hoa cúc là nguyên liệu có tính mát, hỗ trợ kháng khuẩn và chống viêm cho răng miệng nói chung. Ngoài ra hoa cúc cũng có hiệu quả trong việc làm thơm miệng và điều trị viêm lợi có mủ. Sử dụng hoa cúc tươi giã lấy nước uống liên tục trong thời gian 1 tháng. Sử dụng nước uống 2-3 lần mỗi ngày, các hoạt chất trong hoa cúc sẽ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh răng miệng nói chung.

Sưng lợi có mủ uống thuốc gì ?
Sử dụng trà hoa cúc để súc miệng hoặc uống mang đến hiệu quả chữa sưng lợi có mủ hiệu quả
  • Dùng lá kinh giới và muối

Công dụng chính của lá kinh giới là khả năng kháng viêm, giảm sung tẩy, chống mưng mủ,viêm nướu răng. Vì thế nguyên liệu này có công dụng rất tốt trong điều trị các bệnh lý liên quan đến nha chu. Sử dụng khoảng 200g lá kinh giới đun với 2 thìa muối, dùng nước này súc miệng trong 2 tuần. Dùng bã lá kinh giới đắp trực tiếp lên vùng nướu bị viêm 3-5 lần. Thực hiện đến khi triệu chứng thuyên giảm là được.

  • Sử dụng nước muối

Nước muối có thể khắc phục hầu hết các triệu chứng nha khoa ở giai đoạn nhẹ. Muối có công dụng kháng khuẩn rất tốt, trong nước muối có khoáng chất và hoạt chất hỗ trợ tiêu diện vi khuẩn tự nhiên.

Bạn nên sử dụng nước muối pha sẵn cho vào chai trữ dần để súc miệng. Có thể dùng nước muối để làm sạch miệng trong 30 giây mỗi sáng và tối. Duy trì thói quen này lâu dài mang đến hàm răng và lợi khỏe mạnh.

Sưng lợi có mủ – Khi nào nên đến bác sĩ?

Trong trường hợp bệnh nhân bị sưng lợi có mủ giai đoạn nặng. Người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau nhức nghiêm trọng, nổi hạch ở cổ, hàm sưng thì nên thăm khám sớm. Ngoài ra, người bệnh nên chủ động đến chuyên khoa điều trị khi các phương pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả kiểm soát bệnh sau 3 – 4 ngày áp dụng.

Để điều trị dứt điểm triệu chứng, ban đầu các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám để đưa ra đánh giá chính xác về mức độ bệnh lý, tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chuyên gia điều trị có phương hướng chữa bệnh chính xác.

Để điều trị sưng lợi có mủ, đầu tiên cần loại bỏ túi mủ. Tuy nhiên cần thực hiện khéo léo để túi mủ không vỡ và gây viêm các khu vực xung quanh. Phương pháp cũng giúp tiêu diệt tận gốc ổ viêm nhiễm phòng tái phát. Sau khi loại bỏ túi mủ, để tiêu diệt mầm mống vi khuẩn hoàn toàn thì phương pháp cạo vôi răng được thực hiện sau đó.

trị sưng lợi có mủ
Người bệnh nên đến bác sĩ điều trị ngay khi thấy dấu hiệu sưng lợi có mủ

Bước cuối cùng của tiến trình điều trị, người bệnh được chỉ định đơn thuốc có hiệu quả giảm đau và thuốc chống viêm. Thuốc giúp bệnh nhân giảm đau nhức và dễ chịu hơn, đồng thời nhím thuốc hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương và phòng ngừa triệu chứng viêm nhiễm tái phát. 

Để kết quả điều trị đạt hiệu quả, bên cạnh việc áp dụng hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa thì chế độ sinh hoạt và ăn uống cũng rất quan trọng. Người bệnh cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng bệnh tái phát. Bên cạnh đó cũng cần cạo bỏ vôi răng và thăm khám định kỳ để phòng tránh các vi khuẩn tái phát triển.

Biện pháp phòng ngừa sưng lợi có mủ

Tình trạng sưng lợi có mủ nằm trong số những triệu chứng nha khoa nguy hiểm. Nếu chậm trễ khi điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó ngay từ ban đầu, người bệnh cần chủ động phòng bệnh để hạn chế các rủi ro. Để ngăn ngừa sưng lợi có mủ hình thành, người bệnh áp dụng một số biện pháp đơn giản dưới đây:

  • Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng: Phương pháp phòng bệnh sưng lợi kèm mủ hiệu quả nhất là vệ sinh răng miệng thường xuyên. Người bệnh cần đánh răng 2 lần mỗi ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ). Sau mỗi bữa ăn nên súc miệng với nước sạch và nước muối. Cách này giúp răng và kẽ răng được làm sạch tuyệt đối.
  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng: Thay đổi thói quen súc miệng cùng với nước lọc bằng nước muối pha loãng. Trong muối có thành phần khoáng chất có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng. Không chỉ phòng bệnh nha khoa, nước muối cũng giúp phòng các bệnh về họng, hô hấp nói chung.
  • Ăn uống hợp lý : Tăng cường đề kháng bằng cách ăn các thực phẩm giàu vitamin C và vitamin D. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng thực phẩm ngọt, thức ăn có nhiều đường và axit… để hạn chế tình trạng răng hình thành mảnh bám, ổ viêm và gây bệnh.
Sưng lợi có mủ uống thuốc gì ?
Vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp phòng ngừa sưng lợi có mủ

Triệu chứng sưng lợi có mủ là bệnh nguy hiểm và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và cơ thể nói chung. Do đó, ngay từ những biểu hiện đầu tiên của bệnh xuất hiện, bệnh nhân cần chủ động thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa.

Đối với những trường hợp nhe, người bệnh nên sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu những phương pháp chữa bệnh tại nhà không thể kiểm soát được triệu chứng sau 2 – 3 ngày áp dụng. Bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác tại các Bệnh viện Răng hàm mặt uy tín để phòng ngừa rủi ro.

Ngày Cập nhật 24/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *