Trẻ bị nhiệt miệng: Nguyên nhân và cách chữa an toàn cho bé

Nhiệt miệng không phải là một bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ nhưng lại khiến trẻ chịu nhiều đau đớn và khó chịu khi ăn uống hoặc sinh hoạt. Quý phụ huynh cần đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để tìm rõ nguyên nhân hình thành bệnh từ đâu, từ đó có những phương pháp điều trị an toàn.

Trẻ em bị nhiệt miệng có nguy hiểm không? Điều trị nhiệt miệng cho trẻ như thế nào là an toàn?
Trẻ em bị nhiệt miệng có nguy hiểm không? Điều trị nhiệt miệng cho trẻ như thế nào là an toàn?

Tại sao trẻ nhỏ dễ bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là một trong những bệnh răng miệng rất phổ biến, đặc biệt, căn bệnh này thường nảy sinh vào những ngày hè nắng nóng. Không riêng gì người lớn, trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh nhiệt miệng.

Nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Theo sự ghi nhận của giới Đông y, bệnh nhiệt miệng được phát triển khi thân nhiệt của trẻ cao hơn mức bình thường gây khô người, miệng khô, lưỡi đỏ, phần khác là do trẻ sử dụng quá nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, chất béo,… Song song, theo nhận định của các chuyên gia, bệnh nhiệt miệng là bệnh không biết rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng cũng có nhiều yếu tố được “nghi ngờ” là thủ phạm gây nên bệnh lý này. Đó có thể là những yếu tố sau:

  • Trẻ bị sâu răng hoặc viêm chân răng, viêm tủy,…;
  • Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm do ăn uống không đủ chất, cơ thể trẻ bị bệnh, trẻ ăn không ngon,…;
  • Cơ thể trẻ thiếu hụt thành phần sắt, kẽm hoặc vitamin B12, vitamin C;
  • Có vấn đề về chức năng của gan, gan bị suy yếu hoặc bị tổn thương nên không đủ khả năng để lọc hết các độc tố có hại bên trong ra khỏi cơ thể;
  • Lớp niêm mạc bị tổn thương do đánh răng không đúng cách hoặc do vật nhọn làm chảy máu.

Bên cạnh đó, căn bệnh này có thể do một số loại virus nhiễm khuẩn gây nên như: HSV, HHV, CMV, VZV,…

Bệnh nhiệt miệng luôn mang lại nhiều cơn đau nhức khó chịu ở trẻ nhỏ khi nhai thức ăn
Bệnh nhiệt miệng luôn mang lại nhiều cơn đau nhức khó chịu ở trẻ nhỏ khi nhai thức ăn

Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Khi trẻ bị nhiệt miệng, lớp niêm mạc trong khoang miệng của trẻ sẽ xuất hiện một hoặc nhiều hơn đốm tròn hoặc hình oval màu trắng hoặc vàng nhạt, hồng có viền đỏ. Vết loét này có thể lớn theo từng ngày, kèm theo đó là tình trạng nhiễm trùng. Những vết loét này xuất hiện bên trong mặt lưỡi hoặc trên nướu răng. Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh nhiệt miệng.

Bên cạnh những vết loét trong khoang miệng, trẻ bị nhiệt miệng còn có thể xuất hiện thêm một vài triệu chứng khác như:

  • Trẻ hay quấy khóc khi bị đau;
  • Trẻ chán ăn khiến sụt cân;
  • Miệng chảy nhiều nước dãi;
  • Nước bị sưng và có thể chảy máu chân răng;
  • Sốt theo từng cơn hoặc sốt cao.
Vết loét trên miệng do nhiệt miệng gây ở trẻ là những vết loét màu hồng, viền màu đỏ, có hình tròn hoặc hình oval
Vết loét trên miệng do nhiệt miệng gây ở trẻ là những vết loét màu hồng, viền màu đỏ, có hình tròn hoặc hình oval

Phụ huynh cũng cần cẩn thận quan sát các vết loét trong miệng của trẻ hoặc một số vị trí khác như lợi, nướu, lưỡi,… hoặc các vết loét có thể xuất hiện trên một số bộ phận khác như tay, chân, cổ, mông,… Đó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm khác, quý phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tìm gặp bác sĩ để được khám chữa kịp thời.

Khi nào nên đưa trẻ gặp bác sĩ nha khoa?

Bệnh nhiệt miệng thường đánh giá là bệnh tự lành trong một vài ngày mà không nhất thiết phải tiến hành điều trị. Tuy nhiên, cơ thể của trẻ còn khá nhạy cảm và chưa thực sự hoàn chỉnh. Chính vì vậy, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh để được các bác sĩ hay nha khoa khám và chẩn đoán bệnh khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Trẻ bị nhiệt miệng hơn 2 tuần nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm;
  • Vết loét ở miệng phát triển trên diện tích rộng hơn với nhiều vết loét tròn hơn.
  • Sốt nhẹ theo từng cơn hoặc sốt cao, sốt bất thường;
  • Trẻ sụt cân nhanh chóng, chán ăn;
  • Trẻ thường xuyên mệt mỏi, hay quấy khóc.

Tại các cơ sở khám chăm sóc sức khỏe răng miệng, các nha sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng và tình trạng nhiệt miệng đang mắc phải. Từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị hiệu quả để cải thiện bệnh lý.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa nếu tình trạng nhiệt miệng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc sau 2 tuần những vết lương không có dấu hiệu tự lành
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa nếu tình trạng nhiệt miệng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc sau 2 tuần những vết lương không có dấu hiệu tự lành

Cách chữa nhiệt miệng an toàn cho trẻ nhỏ

Hầu hết các trường hợp bị lở miệng ở trẻ em thường không quá nguy hiểm và rất dễ để điều trị, thậm chí có thể chữa lành mà không cần tiến hành điều trị. Tuy nhiên, nếu không được tiến hành điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ gây không ít sự khó chịu và đau đớn. Mẹ của trẻ có thể áp dụng một số mẹo vặt dân gian dưới đây để xoa dịu cơn đau và chữa lành các tổn thương do nhiệt miệng gây nên. Đó có thể là những mẹo vặt sau:

# Thoa mật ong lên vết loét do nhiệt miệng gây ra:

Theo nhận định của các chuyên gia, trong mật ong có tính sát khuẩn, kháng khuẩn, tiêu viêm khá cao, có tác dụng diệt nấm, diệt vi khuẩn khá tốt. Mẹ của trẻ có thể sử dụng mật ong để trị nhiệt miệng cho trẻ bằng cách, dùng một tăm bông sạch để lấy một ít mật ong rồi thoa trực tiếp lên vết loét. Sau đó, cho trẻ súc miệng bằng nước ấm;

# Dùng dầu dừa trị nhiệt miệng cho trẻ:

Trong dầu dừa có chứa nhiều thành phần có tác dụng chữa lành nhanh chóng các vết thương, làm dịu các cơn đau rát. Mẹ có thể pha một ít dầu dừa vào trong ly nước ấm để cho trẻ súc miệng. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể sử dụng dầu dừa để bôi lên các đốm loét do nhiệt miệng gây nên.

# Cho trẻ uống nước ép cà chua:

Nước ép cà chua mang lại một vị chua nhẹ, cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C vừa đủ cho một ngày. Ngoài ra, loại đồ uống này có tác dụng cải thiện các vết loét trong khoang miệng rất tốt. Để có được một ly nước ép cà chua, bạn cần chuẩn bị một vài quả cà chua đỏ và ép để lấy nước dùng. Thêm một ít mật ong nguyên chất, khuấy đều và cho trẻ dùng.

# Dùng rau ngót bôi lên vị trí bị loét:

Trong Đông y, lá rau ngót có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người, giúp thanh lọc, giải nhiệt, lợi tiểu. Để cải thiện tình trạng viêm loét do nhiệt miệng gây ra, bạn có thể ép lá rau ngót để lấy phần nước cốt. Dùng phần nước cốt thoa lên vị trí bị loét. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần và kiên trì thực hiện mỗi ngày để chứng nhiệt miệng được đẩy lùi một cách nhanh chóng.

Dùng mật ong nguyên chất chữa chứng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Dùng mật ong nguyên chất chữa chứng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Đối với những trường hợp bị nhiệt miệng ở mức độ trung bình, mẹ có thể cho bé sử dụng một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi nhưng chỉ được phép sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Quy phụ huynh tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc, bởi các loại thuốc Tây y có thể để lại một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Cách chăm sóc trẻ khi bị nhiệt miệng và phòng ngừa bệnh tái phát

Cách chăm sóc trẻ để phòng tránh một số bệnh răng miệng nói chung và bệnh nhiệt miệng nói riêng luôn là mối quan tâm của nhiều quý phụ huynh. Hiểu được mối quan tâm đó, các chuyên gia nha khoa đã đưa ra một số lời khuyên trong cách chăm sóc sức khỏe của trẻ và phòng ngừa bệnh nhiệt miệng tái phát cụ thể như sau:

  • Khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Quý phụ huynh nên hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương lớp niêm mạc;
  • Tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối ấm với lượng muối vừa đủ, không quá mặn hoặc nước quá nóng. Việc súc miệng mỗi ngày vừa có tác dụng cải thiện bệnh nhiệt miệng vừa có tác dụng làm sạch khoang miệng và họng;
  • Sử dụng kem đánh răng dành cho trẻ em và bàn chải đánh răng mềm, sợi lông nhỏ. Nên thay bàn chải đánh răng cho trẻ định kỳ 3 tháng một lần;
  • Không cho trẻ ngậm các vật sắc nhọn để tránh làm tổn thương lên vết niêm mạc;
  • Phụ huynh không nên ép trẻ ăn bởi ép trẻ ăn khi trẻ không muốn dễ khiến cho trẻ quấy khóc và cắn vào lưỡi;
  • Cho trẻ uống nhiều nước theo quy định của chuyên gia. Bên cạnh đó, có thể bổ sung cho trẻ các loại nước ép, nước sinh tố, vừa có công dụng bổ sung nước vừa giúp bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết;
  • Trong thời kỳ trẻ mắc bệnh nhiệt miệng, nên cho trẻ sử dụng các thức ăn mềm, lỏng, xay nhuyễn. Thức ăn cay, thức ăn nhiều dầu mỡ cần hạn chế đối đa;
  • Đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa mỗi năm khoảng 2 lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng.
Hướng dẫn cho trẻ đánh răng nhẹ nhàng, đúng cách để tránh làm tổn thương lên lớp niêm mạc
Hướng dẫn cho trẻ đánh răng nhẹ nhàng, đúng cách để tránh làm tổn thương lên lớp niêm mạc

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề bệnh nhiệt miệng ở trẻ em và cách điều trị an toàn, không gây hại đến sức khỏe. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp quý phụ huynh biết thêm một bệnh lý khác trong số bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Từ đó có những biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là sức khỏe răng miệng.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Ngày Cập nhật 20/01/2020

Bình luận (1)

  1. Trần Ngọc Cường says: Trả lời

    Xin hỏi BS bôi mật ong, dầu dừa, hay nước rau ngót thì bôi 1 ngày bao nhiêu lần ạ?
    Xin cảm ơn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *