Người bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?

Viêm lợi là bệnh lý xảy ra ở răng miệng, vì thế chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh. Trong đó, nhiều người bệnh kiêng thịt gà vì thông tin thực phẩm này này làm bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Bài viết thông tin về vấn đề viêm lợi có được ăn thịt gà không và những lưu ý trong ăn uống dành cho bệnh nhân viêm lợi.

Người bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?
Người bị viêm lợi cần thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý để nhanh chóng khỏi bệnh

Người bị viêm lợi có được ăn thịt gà không?

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, đối với bất kỳ thực phẩm nào cũng có mặt lợi – hại nhất định nếu bổ sung chúng quá thường xuyên. Đối với thịt gà, đây là nguồn đạm quan trọng cung cấp protein và các vi khoáng chất cần thiết bổ trợ sức khỏe. Do đó khi bị bệnh viêm lợi, người bệnh không nên kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm này trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

Hiện vẫn chưa có thông tin khẳng định thịt gà thúc đẩy triệu chứng viêm lợi. Tuy nhiên thịt gà thường có xớ, từ đó hình thành mảng bám và dắt trong kẽ răng, gây đau đớn cho người bệnh. Nếu không vệ sinh răng miệng kỹ, mảng bám hình thành sâu răng, viêm tủy, viêm quanh cuống răng. Do đó thịt gà là yếu tố bổ sung cho các bệnh lý này.

Người bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?
Thịt gà không phải nguyên nhân gây viêm lợi nhưng dễ bị dắt vào răng gây đau nhức

Nhiều bệnh nhân viêm lợi sau khi ăn thịt gà có biểu hiện đau đớn vùng lợi và chân răng hơn. Lý giải tình trạng này, do thịt gà dai là dễ gây dính răng hơn so với các loại đạm khác. Nếu không may xớ thịt mắc vào các phần lợi sẽ khiến tình trạng đau răng càng trầm trọng thêm.

Nhìn chung, những thành phần dưỡng chất có trong thịt gà không gây đau răng mà nguyên nhân đau răng do cơ học có thể khắc phục được. Người bệnh chỉ cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn thịt gà đảm bảo sạch sẽ không gây đau và gây sưng tấy. 

Việc kiêng thịt gà tuyệt đối sẽ khiến cơ thể thiếu hụt những chất quan trọng, trong đó có vitamin K. Đây là nguồn vi chất có vai trò quan trọng trong việc suy trì năng lượng và tái tạo các tế bào hư hỏng. Thiếu hụt vitamin K sẽ làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng.

Do đó, ăn thịt gà với mức độ vừa đủ, chế biến kỹ, nhai chậm và vệ sinh răng miệng sau khi ăn là những nguyên tắc quan trọng để người bệnh chủ động phòng tránh các rủi ro xảy ra.

Chế độ ăn uống cho người bệnh viêm nướu răng

Ăn uống có thể tác động trực tiếp đến sự hồi phục và tái tạo nướu răng, phòng tránh viêm nướu răng, viêm nha chu gây rụng răng. Người bị viêm lợi trong thời gian điều trị nên bổ sung những dưỡng chất quan trọng, ưu tiên nhóm thức ăn mềm, ăn uống lành mạnh.

Có những thực phẩm làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng. Cũng có những thực phẩm hỗ trợ khắc phục tình trạng viêm tích cự hơn. Những điều cần lưu ý trong thực đơn dinh dưỡng dành cho bệnh nhân viêm lợi gồm có:

Bổ sung các vitamin quan trọng

Vitamin A

Nhóm thực phẩm giàu Vitamin A đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các mô liên kết khỏe mạnh hỗ trợ nướu răng.  Không chỉ hỗ trợ nướu răng, nhóm thực phẩm này cũng giúp duy trì lượng nước bọt trong miệng phòng bệnh viêm nha chu.

Những thực phẩm giàu vitamin A người bệnh nên bổ sung gồm có: Nhóm rau củ có lá xanh, cà rốt, xoài, khoai lang và dầu cá.

Người bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?
Thực phẩm giàu vitamin A tốt cho người bị viêm lợi

Vitamin B

Vai trò của Vitamin B đối với điều trị viêm lợi là: tăng cường miễn dịch, giúp cải thiện sức khỏe răng miệng toàn diện, phòng nguy cơ viêm lưỡi và tình trạng viêm loét miệng. Nhóm thực phẩm giàu vitamin B có nhiều trong các loại ngũ cốc, gan, thận, đậu, thịt, sữa, trứng, các loại đậu và rau xanh.

Vitamin C

Trong các vitamin hỗ trợ điều trị viêm lợi thì Vitamin C là dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe nướu răng tự nhiên. Bổ dung đầy đủ vitamin C cũng giúp chống lại sự tấn công của các vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Tình trạng thiếu vitamin C sẽ làm tăng nguy cơ viêm và chảy máu nướu. Những thực phẩm giàu vitamin C gồm có: dâu, ổi, ớt đỏ, dưa hấu và các loại trái cây họ cam quýt.

Vitamin D

Nhóm Vitamin D hỗ trợ cơ thể sản xuất canxi để cơ cấu lại cấu tạo xương và răng, tóc. Vitamin D là thành phần quan trọng giúp bạn răng lợi khỏe mạnh. Cung cấp đủ vitamin D giúp đảm bảo nướu khỏe và cùng lúc phòng ngừa các nguy cơ mắc bệnh viêm lợi. Việc bổ sung vitamin D cho cơ thể bao gồm tăng cường thực phẩm như sữa, đậu nành, trứng và cá.

Vitamin K

Như đã đề cập, Vitamin K rất cần thiết cho quá trình củng cổ xương và nướu răng. Bổ sung đầy đủ vitamin K giúp ngăn ngừa tình trạng đông máu và điều trị chảy máu nướu răng. Những thực phẩm giàu vitamin K gồm có các loại cá, chuối và rau xanh. Người bệnh nên lưu ý bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Người bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?
Nhóm các thực phẩm giàu Vitamin K có thể hỗ trợ điều trị viêm lợi

Viêm nướu răng nên ăn gì?

Rau củ quả giàu chất xơ: Hỗ trợ làm sạch khoang miệng và tăng cường hoạt động tiết nước bọt làm sạch răng và nướu. Các thực phẩm tốt nhất là: bông cải, cà rốt, súp lơ, cần tây,…

Các loại trái cây có vị chua: Người bị viêm lợi nên ăn các loại trái cây như cam, chanh, bưởi,… giúp bổ sung vitamin C, giúp tăng sức để kháng chống lại vi khuẩn.

Thực phẩm chứa axit lactic: Bao gồm các loại thực phẩm như sữa chua, sữa bò tươi, bánh mì… hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Mật ong: Mật ong nguyên chất có hiệu quả kháng khuẩn, khử trùng. Nên uống nước mật ong chanh vào buổi sáng để cải thiện tình trạng viêm sưng, đau lợi.

Nước chanh: Sử dụng nước chanh và muối súc miệng hoặc uống nước chanh để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ. Đồng thời hạn chế những tiến triển nặng hơn của viêm lợi và loại trừ mùi hôi miệng rất tốt.

Người bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?
Chanh có tính sát khuẩn, khử trùng hỗ trợ điều trị bệnh viêm lợi

Tỏi, gừng: Nhóm gia vị có rất nhiều công dụng tốt như: kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Có thể sử dụng bằng cách bổ sung vào món ăn hàng ngày, hoặc giã nát và đắp lên vùng nướu sưng viêm để giảm đau và giảm sưng.

Trà xanh: Thành phần hoạt chất có công dụng kháng viêm của trà xanh phòng ngừa các triệu chứng nghiêm trọng hơn của viêm lợi. Đồng thời trà xanh cũng giúp giảm đau do sưng nướu răng và ngăn ngừa vi khuẩn viêm nướu.

Bị viêm lợi không nên ăn gì?

Kiêng đường, tinh bột và axit: Những thực phẩm có nhiều tinh bột và đường gây ra mảng bám trên răng, từ đó chúng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm lợi nghiêm trọng hơn. Ngoài ra những thực phẩm giàu axit sẽ làm cho vùng lợi bị viêm bỏng rát, lở loét và dễ lây lan sang các vùng khác.

Kiêng cà phê nóng: Cà phê nằm trong nhóm những chất kích thích mà người bệnh nên kiêng. Không chỉ gây ra tình trạng răng ố vàng mà cà phê cũng là nguyên nhân khiến tuyến nước bọt hoạt động kém, là tăng cơ hội phát triển vi khuẩn hình thành từ mảng bám. 

Kiêng thực phẩm gây khô miệng: Gồm thức ăn chiên xào, thực phẩm cay, các món ăn có nhiều dầu mỡ sẽ làm tuyến nước bọt giảm hoạt động. Nước bọt là phần chính giúp bảo vệ răng và nướu khỏi sự phát triển của vi khuẩn có hại. Vì vật khi khôn miệng, người bệnh thường cảm thấy đau răng hơn và làm tăng nguy cơ bị nhiệt cho lợi.

Không uống nước có ga: Nước ngọt, soda hay thậm chí là nước khoáng có ga là những thức uống mà bệnh nhân viêm lợi cần tránh. Thức uống có ga có cả đường và acid, đây đều là những thành phần có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dây thần kinh ở răng. Thay vào đón, uống nước lọc hoặc nước trà xanh sẽ hỗ trợ hiệu quả hơn cho quá trình hồi phục răng miệng.

Người bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?
Người bị viêm lợi và các vấn đề ở răng miệng không nên uống đồ uống có ga

Kiêng thức ăn nóng, cay: Người bệnh nên tránh xa các nhóm đồ ăn nóng, cay, chúng sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến vết thương của bệnh nhân. Tính axit của đồ ăn cay nóng sẽ tạo ra kích ứng lên nướu răng làm chân răng bị đau nhức và tổn thương nhiều hơn. Do đó khi viêm lợi bệnh nhân hãy hạn chế các nhóm thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày.

Kiêng kem, đá lạnh: Khi bị bệnh viêm lợi, đau răng, hay viêm chân răng thì bạn nên kiêng nhóm thực phẩm lạnh. Trong đó kem không chỉ lạnh mà còn có cả đường, chúng sẽ kích thích nướu răng nhạy cảm và gây đau nhức nghiêm trọng hơn. Người bị viêm lợi cũng nên hạn chế nhai đá lạnh vì đá sẽ làm nướu và chân răng dễ bị tổn thương hơn. 

Kiêng các loại kẹo:  Người bị viêm lợi nên hạ chế ăn tất thảy các loại kẹo bao gồm kẹo mút, kẹo ngậm, kẹo dẻo, chúng sẽ khiến tình trạng viêm nướu trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra kẹo có thành phần chính là đường, chúng sẽ tạo thành mảng bám trên răng và hình thành vi khuẩn gây ra nhiều vấn đề răng miệng khác. Vì thế đây là thực phẩm mà người bệnh viêm lợi nói riêng và các bệnh răng miệng nói chung cần tránh tuyệt đối.

– Hạn chế ăn cà chua: Cà chua là thực phẩm có hàm lượng vitamin đáng kể và thành phần vitamin C có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên cà chua cũng có rất nhiều axit, chất này sẽ khiến cơn đau nhức do viêm lợi trở nên trầm trọng hơn. Vì thế người bệnh nên dùng cà chua đã nấu chín để tránh các phản ứng nhạy cảm gây đau nhức răng.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc “Người bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?”. Thực tế người bệnh không nên kiêng cữ tuyệt đối bất kỳ nhóm thực phẩm nào, ngoại trừ các nhóm chất có hại như đường, đồ ăn cay nóng… 

Song song với chế độ ăn uống khoa học, người bệnh nên chủ động trong việc vệ sinh răng miệng và tuân thủ khám răng định kỳ. Viêm lợi là bệnh lý không nguy hiểm, tuy nhiên việc lơ là trong điều trị có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và đời sống người bệnh trong tương lai. 

Ngày Cập nhật 10/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *