Viêm lợi có mủ: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà hiệu quả

Viêm lợi có mủ là biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm lợi. Lợi sưng đỏ, đau nhức, chảy máu, xuất hiện ổ mủ ở chân răng và vùng lợi là biểu hiện điển hình của bệnh. Bệnh có thể được khắc phục nhanh chóng nếu sớm điều trị. Ngược lại, nếu bệnh nhân không chữa bệnh kịp thời và đúng cách, bệnh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm lợi có mủ: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà hiệu quả
Tìm hiểu bệnh viêm lợi có mủ, triệu chứng điển hình, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả

Viêm lợi có mủ là bệnh gì?

Viêm lợi có mủ là một bệnh lý thể hiện cho tình trạng nhiễm trùng lợi và nhiễm trùng các mô của nướu khiến các ổ mủ xung quanh răng hình thành. Quá trình hình thành và phát triển các ổ mủ chính là do các loại virus, vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Cộng thêm lượng vi khuẩn đang trú ngụ và sinh sôi trong miệng dẫn đến viêm.

Trong thời gian này, những tế bào bạch huyết cầu sẽ tập trung ức chế hoạt động và tiêu diệt các tác nhân gây viêm. Từ đó khiến các mô ở chân răng sưng to. Đồng thời gây ra hiện tượng quanh chân răng xuất hiện mủ trắng.

Quá trình viêm và mưng mủ sẽ gây ra cơn đau nghiêm trọng ở miệng. Trong những trường hợp nặng hơn, cơn đau có thể lan rộng từ vị trí viêm sang những vùng lân cận. Một số trường hợp khác, bệnh có thể phá hủy các mô tồn tại xung quanh răng dẫn đến nguy hiểm.

Bệnh viêm lợi có mủ xuất hiện do đâu?

Để đảm bảo quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao, người bệnh cần phải xác định được nguyên nhân gây viêm lợi có mủ. Trên thực tế tồn tại rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh hình thành và phát triển. Tuy nhiên bệnh sẽ dễ dàng xuất hiện hơn khi bạn mắc phải một số nguyên nhân dưới đây:

Vệ sinh răng miệng không thường xuyên hoặc không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không thường xuyên hoặc không đúng cách được đánh giá là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh viêm lợi có mủ và một số bệnh lý răng miệng khác hình thành và phát triển trong một thời gian ngắn. Bởi việc không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vệ sinh không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, virus và vi khuẩn phát triển. Sau đó gây bệnh.

Vệ sinh răng miệng không thường xuyên hoặc không đúng cách
Vệ sinh răng miệng không thường xuyên hoặc không đúng cách được đánh giá là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh viêm lợi có mủ và một số bệnh lý răng miệng khác hình thành và phát triển

Tiêu thụ quá nhiều đường

Việc bạn thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường nhưng không vệ sinh đúng cách sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm nặng nề. Bởi lượng đường có trong thực phẩm ngọt rất dễ bám trên bề mặt răng. Lâu ngày hình thành mảng bám. Đây là một môi trường thuận lợi để vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác sinh sôi, phát triển và gây bệnh.

Bệnh chu nha

Một số bệnh lý răng miệng có khả năng tác động khiến răng bị tổn thương, làm ảnh hưởng đến tủy răng, hỏng tủy dẫn đến viêm nhiễm. Trong thời gian tủy răng bị viêm nhiễm, những mô mềm tồn tại trong răng có chứa dây thần kinh, mạch máu và các dây liên kết cũng bị ảnh hưởng và gây viêm lợi có mủ.

Bệnh mãn tính

Một số bệnh tự miễn và bệnh mãn tính khác như bệnh tiểu đường có thể khiến tình trạng viêm lợi mưng mủ xuất hiện. Điều này xảy ra là do sức đề kháng của cơ thể trong thời gian mắc bệnh đã bị suy giảm, không thể chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Từ đó khiến cơ thể bị tấn công và gây bệnh.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, bệnh viêm lợi có mủ còn xảy ra khi bạn không sớm điều trị viêm lợi, bệnh viêm nướu răng. Đặc biệt là khi tình trạng nhiễm trùng đã xuất hiện.

Bệnh mãn tính
Một số bệnh tự miễn và bệnh mãn tính khác như bệnh tiểu đường có thể khiến tình trạng viêm lợi mưng mủ xuất hiện

Triệu chứng của bệnh viêm lợi có mủ

Bệnh viêm lợi có mủ khi xuất hiện sẽ kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu sau:

Đau răng

Đau răng là triệu chứng đầu tiên xảy ra khi bạn mắc bệnh. Đối với những trường hợp có túi mủ lớn, cơn đau sẽ xuất hiện dai dẳng và nặng nề hơn ở nơi có mủ. Hoặc bệnh nhân có thể sẽ phải chịu đựng cơn đau nhói với mật độ và cường độ tăng dần. Cơn đau khi xuất hiện vào ban đêm có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bệnh nhân.

Đau nhiều hơn khi nhai

Nhai đau và triệu chứng phổ biến của bệnh. Điều này khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống, nhai thức ăn.

Đặc biệt khi bạn sử dụng thực phẩm lạnh, nóng hoặc cay, cơn đau và tình trạng viêm lợi của bạn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này bệnh nhân có thể bị viêm nha chu hoặc nguy hiểm hơn là tụt lợi. Từ đó làm mất tính cân bằng ổn định của cả hàm răng.

Có vị đắng trong miệng

Bệnh viêm lợi có mủ sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác đắng trong miệng. Triệu chứng này xuất hiện là do nồng độ của các loại vi khuẩn phát triển mạnh trong răng gây ra. Ngoài ra vị đắng trong khoang miệng cũng sẽ xảy ra khi nhiễm trùng xuất hiện tại vị trí lợi viêm sưng. 

Triệu chứng đắng miệng có thể đi kèm với tình trạng ăn không ngon miệng, chán ăn, luôn có cảm giác khó chịu, cơ thể suy yếu…

Miệng có mùi hôi khó chịu

Bệnh viêm lợi có mủ khiến miệng và hơi thở luôn có mùi hôi khó chịu. Triệu chứng này xuất hiện là do lợi bị viêm nhiễm, đặc biệt có dịch nhiễm trùng. Triệu chứng hôi miệng, hơi thở hôi khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp và gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động.

Khi tình trạng viêm nhiễm và túi mủ được xử lý, mùi hôi phát ra từ miệng và hơi thở của người bệnh sẽ thuyên giảm.

Bệnh viêm lợi có mủ khiến miệng và hơi thở luôn có mùi hôi khó chịu
Bệnh viêm lợi có mủ khiến miệng và hơi thở luôn có mùi hôi khó chịu

Sốt

Khi mắc bệnh, một số triệu chứng toàn thân có thể xuất hiện, trong đó có sốt. Triệu chứng này xảy ra đồng nghĩa với việc bệnh lý của bạn đã phát triển mạnh và bước vào giai đoạn nguy hiểm hơn, đáng báo động. Do đó, nếu bạn bị viêm lợi mưng mủ kèm theo triệu chứng sốt cao, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị, phòng ngừa nguy hiểm.

Sưng má, mặt, nổi hạch ở cổ

Khi sự viêm nhiễm phát triển mạnh và lây lan sang những khu vực lân cận, mặt, hai má của người bệnh sẽ có biểu hiện sưng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có biểu hiện nổi hạch ở cổ.

Phương pháp điều trị viêm lợi có mủ

Bạn cần có biện pháp xử lý kịp thời khi bệnh viêm lợi có mủ xuất hiện. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Điều trị viêm lợi có mủ tại nhà

Đối với những trường hợp viêm lợi có mủ nhẹ, bệnh mới phát sinh, người bệnh có thể xử lý bệnh bằng cách áp dụng những phương điều trị tại nhà. Bao gồm:

Sử dụng gừng tươi chữa viêm lợi kèm mủ, kháng viêm, giảm đau

Gừng mang tính ấm, chứa nhiều hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm. Việc đưa gừng vào quá trình điều trị viêm lợi mưng mủ sẽ giúp người bệnh ức chế sự sinh sôi và khả năng lây nhiễm bệnh của các loại vi khuẩn.

Ngoài ra những hoạt chất trong gừng còn có khả năng cải thiện tình trạng đau nhức, làm ấm cổ họng, loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời làm giảm mùi hôi miệng khó chịu do bệnh gây ra.

Nguyên liệu:

  • Một củ gừng nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ phần vỏ của gừng
  • Mang gừng rửa sạch và thái thành từng lát mỏng
  • Đun gừng cùng với 500ml nước lọc trong 10 phút. Hoặc cho gừng vào ly, rót 300ml nước đun sôi và thực hiện hãm gừng trong 20 phút
  • Uống nước gừng khi còn ấm nóng
  • Thực hiện 2 lần/ngày (buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ)
  • Người bệnh cần sử dụng gừng tươi chữa viêm lợi kèm mủ cho đến khi bệnh tình thuyên giảm. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không lạm dụng gừng vì sẽ gây nóng trong người.
Sử dụng gừng tươi chữa viêm lợi kèm mủ
Sử dụng gừng tươi chữa viêm lợi kèm mủ, kháng viêm, giảm đau

Chữa viêm lợi mưng mủ, giảm hôi miệng bằng hoa cúc

Trong Y học cổ truyền, hoa cúc có tính mát, mùi thơm, có thể cải thiện được tình trạng viêm, mưng mủ và mùi hôi miệng. Bên cạnh đó, vitamin và các hoạt chất có lợi trong hoa cúc còn có khả năng làm dịu tình trạng sưng, đỏ và đau nhức, ức chế hoạt động và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại.

Nguyên liệu:

  • 50 gram hoa cúc tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch hoa cúc
  • Cho hoa cúc vào cối và giã nát
  • Chắt lấy nước cốt hoa để uống
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày
  • Người bệnh cần kiên trì áp dụng cách chữa viêm lợi mưng mủ bằng hoa cúc trong 1 tháng để bệnh và những triệu chứng khó chịu của bệnh được khắc phục.

Dùng lá kinh giới điều trị viêm lợi có mủ, kháng viêm và chống khuẩn

Trong Đông y, lá kinh giới thường được sử dụng để làm thuốc điều trị các bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm nhiễm. Trong đó có bệnh viêm lợi mưng mủ. Bởi trong loại có này chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm và chống khuẩn tự nhiên. Bên cạnh đó, lá kinh giới còn mang tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại, cải thiện tình trạng mưng mủ và sưng tấy.

Nguyên liệu:

  • 200 gram lá kinh giới
  • 2,5 gram muối.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá kinh giới
  • Đun lá kinh giới cùng với muối và 1 lít nước lọc
  • Sau 20 phút, tắt bếp và lấy phần nước
  • Sử dụng nước này để súc miệng trong 2 tuần. Mỗi ngày súc miệng từ 3 – 5 lần
  • Người bệnh áp dụng cách dùng lá kinh giới điều trị viêm lợi có mủ cho đến khi bệnh tình thuyên giảm thì dừng lại.
Dùng lá kinh giới điều trị viêm lợi có mủ, kháng viêm và chống khuẩn
Dùng lá kinh giới điều trị viêm lợi có mủ, kháng viêm và chống khuẩn

Điều trị viêm lợi kèm mủ bằng cách súc miệng với nước muối

Muối nổi tiếng với khả năng chống khuẩn, kháng viêm và tiêu diệt các tác nhân gây hại. Việc súc miệng cùng với nước muối mỗi ngày sẽ giúp bạn làm dịu nhanh triệu chứng sưng, đau nhức và mưng mủ do bệnh viêm lợi gây ra.

Bên cạnh đó các hoạt chất trong muối còn giúp bạn ức chế sự lây lan của vi khuẩn, cải thiện triệu chứng hôi miệng, giúp phòng ngừa bệnh viêm lợi mưng mủ phát triển và gây biến chứng.

Nguyên liệu:

  • Nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng với độ mặn vừa phải.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan muối cùng với nước ấm
  • Đựng nước muối pha loãng trong một bình thủy tinh để sử dụng dần
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tiếp tục ngậm và súc miệng cùng với nước muối pha loãng trong 5 phút
  • Súc miệng với nước muối từ 3 – 4 lần/lần. Nên súc miệng một lần trước khi đi ngủ
  • Bạn cần áp dụng cách điều trị viêm lợi kèm mủ bằng cách súc miệng với nước muối cho đến khi bệnh tình khỏi hẳn.

Điều trị viêm lợi kèm mủ tại nha khoa

Đối với những bệnh nhân bị viêm lợi kèm mủ giai đoạn nặng, bệnh xuất hiện cùng với triệu chứng sốt cao, đau nhức nghiêm trọng, nổi hạch ở cổ, mặt sưng… bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện viện để được xử lý kịp thời. Ngoài ra bạn cũng cần khám bác sĩ khi các phương pháp điều trị tại nhà không thể giúp kiểm soát bệnh lý, bệnh có xu hướng phát triển sau 3 ngày điều trị.

Trước khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh viêm lợi kèm mủ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám để xác định chính xác bệnh lý, mức độ viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh và các tổn thương. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đề ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Thông thường, để chữa viêm lợi có mủ, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ túi mủ. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tiêu diệt tận gốc ổ viêm nhiễm. Sau khi đã lấy túi mủ ra ngoài, bác sĩ sẽ triệt phá nơi trú ngụ của vi khuẩn bằng phương pháp cạo vôi răng.

Cuối cùng, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc giảm đau và thuốc chống viêm. Những loại thuốc này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, ức chế cơn đau, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương và phòng ngừa viêm nhiễm tái phát. Từ đó giúp khắc phục hoàn toàn bệnh viêm lợi mưng mủ.

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần sử dụng thêm chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, bạn cần cạo vôi răng và thăm khám định kỳ để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi trở lại.

Điều trị viêm lợi kèm mủ tại nha khoa
Để chữa bệnh viêm lợi có mủ, tiêu diệt tận gốc ổ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ túi mủ

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm lợi có mủ 

Viêm lợi có mủ được xếp vào danh sách các bệnh lý nguy hiểm do có khả năng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chính vì thế, việc áp dụng biện pháp phòng ngừa bệnh là điều quan trọng.

Để ngăn ngừa bệnh hình thành, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản dưới đây:

  • Điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng: Để phòng ngừa bệnh viêm lợi hay viêm lợi kèm mủ, bạn cần điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng 2 lần mỗi ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ). Ngoài ra, bạn nên sử dụng nước sạch để súc miệng sau khi ăn. Sử dụng kết hợp chỉ nha khoa để đảm bảo kẽ răng của bạn được làm sạch.
  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng: Sau khi đánh răng, bạn nên súc miệng cùng với nước muối pha loãng. Hoạt chất trong muối có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó giúp bạn phòng ngừa bệnh về họng, miệng và lợi.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống: Để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và vitamin D như rau củ quả, trái cây tươi. Ngoài ra, bạn cần hạn chế sử dụng thực phẩm ngọt, nhiều đường như kẹo, bánh quy, sữa, kem, chocolate… để phòng ngừa bề mặt răng hình thành mảnh bám, ổ viêm và gây bệnh.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm lợi có mủ 
Để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa tác nhân gây hại xâm nhập và hình thành bệnh viêm lợi có mủ, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Viêm lợi có mủ là bệnh nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Vì thế, ngay khi những biểu hiện đầu tiên của bệnh xuất hiện, bạn nên thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra bạn cần tiểu phẫu và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhất là khi các phương pháp chữa bệnh tại nhà không thể kiểm soát bệnh lý sau 2 – 3 ngày áp dụng.

Tham khảo thêm: Viêm lợi có mủ ở trẻ em: Chăm sóc và điều trị

Ngày Cập nhật 15/04/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *