Viêm lợi phì đại là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm lợi phì đại là một dạng biến chứng nguy hiểm của tình trạng viêm lợi. Bệnh lý này thường gây ra nhiều đau nhức, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khả năng nhai của hàm răng. Trong trường hợp không sớm chẩn đoán và không có phương pháp điều trị, khắc phục kịp thời, bệnh sẽ lây lan sang các răng kế bên. Đồng thời hình thành thêm nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Viêm lợi phì đại là gì? Có nguy hiểm không?
Tìm hiểu bệnh viêm lợi phì đại là gì? Có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân

Viêm lợi phì đại là gì?

Viêm lợi phì đại thể hiện cho tình trạng lợi bị viêm nhưng không có biện pháp xử lý. Lâu ngày dẫn đến sưng nề, lợi răng tăng kích thước trở nên to, phì đại. Nướu răng sưng đỏ, tổ chức chân răng lỏng, mép lợi tròn và to là biểu hiện điển hình và dễ thấy nhất của bệnh lý này. Ở một số trường hợp nghiêm trọng khác, người bệnh còn có thể bị chảy máu răng, đau, tích tụ ổ mủ.

Bệnh viêm lợi phì đại được xem là mộ dạng biến chứng của bệnh viêm lợi hay viêm nướu răng khi bệnh xảy ra lâu ngày mà không có biện pháp xử lý. Lợi phì đại có thể gây mất thẩm mỹ, tạo cảm giác đau nhức nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến khả năng nhai của người bệnh. Nếu không điều trị, bệnh có thể phát sinh thêm một hoặc nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân gây viêm lợi phì đại

Bệnh viêm lợi phì đại có thể hình thành và phát triển khi bạn bị viêm lợi. Bệnh xảy ra do bạn có chế độ ăn uống không hợp lý (ăn quá nhiều kẹo ngọt, bánh và những loại thức ăn có khả năng bám dính vào răng), việc vệ sinh răng miệng không được thực hiện thường xuyên và thực hiện không đúng cách… 

Những hoạt động nêu trên sẽ khiến mảng bám tích tụ nhiều trên bề mặt răng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Những loại vi khuẩn gây hại sau khi phát triển sẽ tấn công vào lợi, di chuyển đến tận chân răng. Tại khu vực này, chúng sản sinh ra một lượng lớn enzym có khả năng tác động, phá hủy sự liên kết của răng và lợi dẫn đến viêm lợi.

Khi lợi gặp vấn đề và bị viêm lâu ngày, không có biện pháp khắc phục hay điều trị, bệnh viêm lợi phì đại sẽ xảy ra. Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể hình thành bởi một số nguyên nhân gián tiếp sau:

  • Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh… trong một thời gian dài khiến miệng bị khô. Đồng thời hạn chế quá trình tiết nước bọt. Từ đó không thể làm sạch mảng bám trên răng.
  • Cơ thể thiếu vitamin: Cơ thể thiếu hụt vitamin PP, vitamin C và một số vitamin quan trọng khác. Kèm theo tình trạng này là tình trạng rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ. Thời gian đầu, bệnh viêm lợi sẽ hình thành. Lâu ngày dẫn đến bệnh viêm lợi phì đại.
  • Chấn thương lợi: Phần lợi gặp chấn thương do bạn bị tai nạn, va đập hoặc bị tác động từ một số yếu tố từ bên ngoài. Điều này khiến lợi bị hở khỏi thân răng dẫn đến viêm nhiễm. Trong trường hợp vệ sinh và chăm sóc răng miệng không tốt, bệnh sẽ phát triển và khiến lợi phì đại.
Nguyên nhân gây viêm lợi phì đại
Bệnh viêm lợi phì đại có thể hình thành và phát triển khi bạn bị viêm lợi

Triệu chứng của bệnh viêm lợi phì đại

Những triệu chứng của bệnh viêm lợi phì đại tương đối nghiêm trọng. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy khu vực bị viêm xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Mép lợi tròn và to
  • Nướu sưng và đỏ nghiêm trọng
  • Tổ chức chân răng lỏng, bất thường
  • Chảy máu răng
  • Ngứa lợi
  • Tích tụ ổ mủ
  • Miệng có mùi hôi khó chịu…

Bệnh viêm lợi phì đại có nguy hiểm không?

Bệnh viêm lợi phì đại nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nguy hiểm. Bệnh xảy ra lâu ngày có thể lây lan đến nha chu (xương) và các mô cơ. Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị mất răng.

Sức khỏe răng miệng và nha chu khi gặp vấn đề hoặc suy yếu sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Theo kết hợp tổng hợp từ một số cuộc nghiên cứu, nha chu làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi.

So với phụ nữ có nướu răng khỏe mạnh, phụ nữ mang thai có nhiều khả năng sinh non hoặc trẻ nhỏ khi được sinh ra sẽ có cân nặng thấp hơn bình thường khi lợi, răng, miệng gặp vấn đề.

Bệnh tiểu đường làm tăng tỉ lệ mắc bệnh nha chu và một số bệnh lý khác liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn. Ngược lại, viêm, nhiễm khuẩn ở miệng khiến bệnh nhân gặp nhiều khác khăn trong việc kiểm soát nồng độ đường máu. Đối với những trường hợp có vấn đề về phổi và viêm lợi nặng, hít lượng vi khuẩn từ lợi, miệng vào phổi có thể khiến bệnh viêm phổi xảy ra.

Bệnh viêm lợi phì đại có nguy hiểm không?
Bệnh viêm lợi phì đại nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nguy hiểm. Bệnh xảy ra lâu ngày có thể lây lan đến nha chu (xương) và các mô cơ, trường hợp nặng có thể mất răng

Phương pháp điều trị viêm lợi phì đại

Thông thường, nếu muốn bệnh viêm lợi phì đại được điều trị dứt điểm hoàn toàn, bác sĩ chuyên khoa cần phải tiến hành thăm khám, kiểm tra kỹ những tổn thương, vấn đề đang diễn ra ở phần lợi bị bệnh. Ngoài ra, để xác định chính xác vị trí viêm, mức độ thương tổn và những mô lợi đã bị hoại tử, bác sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện chụp X-quang quanh răng.

Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh chưa lây lan và chưa làm ảnh hưởng nhiều đến răng, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc chữa bệnh. Trong đó có chứa thuốc giảm đau hỗ trợ, thuốc kháng sinh. Các loại thuốc sẽ được sử dụng kết hợp với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng. Bệnh sẽ thuyên giảm sau 3 ngày điều trị. Sau 1 tuần chữa trị, bệnh sẽ chấm dứt hoàn toàn.

Đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh viêm lợi phì đại có khả năng tác động và gây ra nhiều ảnh hưởng, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và chỉ định bệnh nhân tiến hành tiểu phẫu cắt lợi. Phương pháp điều trị này sẽ giúp bạn loại bỏ được phần lợi bị sưng, mô nướu viêm nhiễm đã bị hoại tử. Đồng thời làm sạch ổ mủ và gốc răng.

Sau khi tiểu phẫu cắt lợi, bệnh nhân sẽ được tái tạo mô nướu hoặc tiến hành ghép bằng phương pháp tái tạo, cấy ghép tự thân. Phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân phục hình lại phần lợi bị tổn thương và viêm nhiễm.

Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê một đơn thuốc có chứa các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh. Đồng thời hẹn lịch tái khám. Quá trình tái khám diễn ra nhằm đảm bảo mô nướu hết bị tổn thương và hết viêm nhiễm hoàn toàn. Ngoài ra, quá trình tái khám còn giúp bác sĩ đảm bảo mô nướu đang phát triển một cách ổn định, không phát sinh bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.

Phương pháp điều trị viêm lợi phì đại
Đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh viêm lợi phì đại có khả năng tác động và gây ra nhiều ảnh hưởng, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và chỉ định bệnh nhân tiến hành tiểu phẫu cắt lợi

Bài viết là thông tin giúp người bệnh giải đáp vấn đề “Viêm lợi phì đại là gì? Có nguy hiểm không?”. Có thể thấy đây là một bệnh lý tương đối nguy hiểm và có khả năng phát sinh thêm nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chính vì thế, khi nhận thấy lợi có vấn đề, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Ngày Cập nhật 10/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *