Viêm tủy răng ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Viêm tủy răng là một bệnh răng miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không ngoại trừ trẻ em. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được tiến điều trị kịp thời và đúng cách, một trong số đó là tình trạng mất răng. Khi mắc bệnh, các phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được tiến hành khám chẩn đoán và đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ em
Tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ em

Tổng quan về bệnh viêm tủy răng ở trẻ em: Định nghĩa, nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh viêm tủy răng là một trong những bệnh răng miệng khá phổ biến hiện nay. Căn bệnh này có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi không ngoại trừ trẻ em. Đây là tình trạng quanh răng bị viêm nhiễm và làm tổn thương đến phần tủy răng (tủy răng là bộ phận nằm trong cùng của răng, có chức năng dẫn truyền thần kinh và nuôi dưỡng răng). Bệnh viêm tủy răng thường trải qua 3 giai đoạn chính là viêm tủy có khả năng hồi phục, viêm tủy không có khả năng hồi phục và hoại tử tủy.

Khi mắc bệnh viêm tủy răng, trẻ em thường có cảm giác đau răng, ê buốt răng, nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến cho trẻ thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, thậm chí là mất ngủ. Tuy nhiên, đây chỉ là những triệu chứng cơ bản của bệnh viêm tủy răng ở trẻ, bởi vì, tùy vào thể trạng sức khỏe, nhiều trẻ em còn có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm tủy răng ở trẻ là tình trạng sâu răng không được điều trị đúng cách và kịp thời. Sau một thời gian dài, ổ nhiễm trùng tấn công vào sâu bên trong răng và đi cả vào phần tủy và ống ngà hoặc đi qua lỗ chân rằng. Điều này cũng có thể hình thành nên bệnh viêm nha chu. Mặt khác, răng bị tổn thương như gãy, nứt răng, chảy máu chân răng, răng bị dị hình, viêm quanh răng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sa vào bệnh viêm tủy răng.

Sâu răng - Nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm tủy răng ở trẻ em
Sâu răng – Nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm tủy răng ở trẻ em

Viêm tủy răng ở trẻ em có thực sự nguy hiểm không?

Đối với trẻ nhỏ, mọi bệnh lý đều là một mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của trẻ, bệnh viêm tủy răng cũng không phải một ngoại lệ. Bệnh viêm tủy răng ở trẻ nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm tủy cấp, sau một thời gian dài có thể bị hoại tử và dẫn đến viêm mãn tủy, thối tủy, thậm chí làm chết tủy.

Mặt khác, nếu những phần răng bị hoại tử cũng không được loại bỏ một cách nhanh chóng và kịp thời dần dần cũng trở thành nguyên dân gây nên bệnh viêm xương hàm, viêm tổ chức liên kết, có thể hình thành u hạt hoặc nang ở phần chân răng của trẻ. Đặc biệt, tình trạng mất răng là một trong những biến chứng nguy hiểm hết của chứng viêm tủy răng. Việc trẻ mất răng quá sớm cũng sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc thay răng vĩnh viễn hoặc sức khỏe của răng.

Mất răng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm tủy răng ở trẻ em
Mất răng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm tủy răng ở trẻ em

Một khi sức khỏe răng miệng gặp vấn đề thì có thể kéo theo sức khỏe của trẻ cũng có dấu hiệu tụt dốc bởi những triệu chứng của bệnh răng miệng gây ra. Bệnh viêm tủy răng ở trẻ cũng không phải ngoại lệ. Chính vì vậy, quý phụ huynh nên tiến hành điều trị cho trẻ càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng răng miệng.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ?

Trẻ em ở độ tuổi biết nói có thể nói mỗi khi trẻ bị đau răng hoặc có những biểu hiện của chứng đau răng, phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết ý trẻ muốn gì và dễ dàng phát hiện trẻ có đang gặp vấn đề về răng miệng hay không. Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu của viêm tủy răng nói riêng và bệnh răng miệng nói chúng, quý phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các bệnh viện, phòng khám nha khoa để được các nha sĩ tiến hành chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng răng miệng đang mắc phải.

Đưa trẻ đến gặp nha sĩ khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Trẻ thường xuyên đau nhức răng khi nhai hoặc nghiền nát thức ăn;
  • Trẻ dễ mệt mỏi, chán chường;
  • Đau răng đột ngột khiến trẻ quấy khóc, không ngủ được đặc biệt khi về đêm;
  • Chân răng của trẻ bị mòn và xỉn màu;
  • Răng của trẻ bị sâu đục, các vết đen xuất hiện trên bề mặt răng;
  • Đau răng ê ẩm dẫn đến sốt cao hoặc sốt theo từng đợt lâu ngày không khỏi.
Khi bị viêm tủy răng, trẻ thường có biểu hiện chán ăn, sốt cao hoặc sốt theo cơn lâu ngày không khỏi
Khi bị viêm tủy răng, trẻ thường có biểu hiện chán ăn, sốt cao hoặc sốt theo cơn lâu ngày không khỏi

Có lẽ phụ huynh sẽ gặp không ít khó khăn trong việc “năn nỉ” con trẻ đến các phòng khám nha khoa để kiểm tra cũng như điều trị viêm tủy răng. Khi đó, cha mẹ của trẻ có thể đưa ra một số lời hù dọa nhẹ nhàng để trẻ ngoan ngoãn đi khám. Lưu ý, tránh diễn tả quá sốc, tốt nhất chỉ nên đưa ra những hình ảnh cho trẻ dễ tưởng tượng.

Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em hiệu quả và an toàn

Vẫn đâu đó còn có khá nhiều phụ huynh sợ việc điều trị tủy răng của trẻ sẽ làm ảnh hưởng đến dây thần kinh của trẻ. Nhưng đó có thể là một sự nhầm lẫn hoặc thiếu hiểu biết của nhiều người lớn. Với sự phát triển của nền nha khoa, bệnh viêm răng tủy ở trẻ em có thể chữa khỏi nếu người bệnh tiến hành điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, việc điều trị viêm tủy răng ở trẻ cũng khá phức tạp và tốn nhiều thời gian, đòi hỏi các nha sĩ phải có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị.

Lựa chọn phương pháp điều trị tình trạng răng bị viêm tủy còn phụ thuộc khá nhiều vào từng mức độ nặng nhẹ mà trẻ đang mắc phải cũng như thể trạng của trẻ, cụ thể hơn:

Bệnh viêm tủy răng ở trẻ mức độ nhẹ: Lấy tủy buồng và trám răng

Viêm tủy răng ở trẻ em mức độ nhẹ là phần chân răng của trẻ vẫn còn chắc khỏe mặc dù bị sâu đục và chuyển sang màu nâu đen. Mức độ thường được các nha sĩ chỉ định điều trị lấy tủy buồng và trám răng. Khi đó, các nha sĩ sẽ tiến hành lấy đi phần tủy trong răng bị nhiễm trùng và bảo tồn phần chân răng chưa bị nhiễm trùng. Cuối cùng và trám răng bằng các phương pháp công nghệ hiện đại.

Bệnh viêm tủy răng ở trẻ mức độ trung bình và nặng: Lấy tủy toàn phần

Đối với những trường hợp răng có triệu chứng bị viêm tủy mãn tính hoặc răng bị hoại tử, các nha sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị tối ưu nhất, trong đó có cả việc lấy tủy răng toàn phần. Lấy tủy toàn phần là phương pháp rút toàn bộ phần tủy răng bị nhiễm trùng hoặc chưa bị nhiễm trùng, sau đó trám bít các ống tủy răng bằng Reinfoted Zinc Oxide và Eugenol, cuối cùng là sử dụng GIC để trám lại răng.

Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em hiệu quả và an toàn
Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em hiệu quả và an toàn

Đối với trẻ em, việc điều trị răng bị viêm tủy là một vấn đề hết sức khủng khiếp, nhiều trẻ nhỏ sẽ toáng lên khóc vì sợ hãi. Do đó, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho trẻ, trò chuyện cho trẻ để hiểu trẻ hơn. Cuối cùng là lựa chọn nha khoa điều trị răng miệng uy tín.

Những biện pháp phòng ngừa và phòng tránh bệnh viêm tủy răng ở trẻ em

Để ngăn chặn bệnh viêm tủy răng tái phát và phòng ngừa căn bệnh này hình thành, quý phụ huynh cần lưu ý đến một số vấn đề sau trong việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho trẻ:

  • Quý phụ huynh nên khuyến khích con trẻ vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần và tối 3 lần, đặc biệt là mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ;
  • Cho trẻ sử dụng loại bàn chải có mềm, kem đánh răng dành riêng cho trẻ em và nên hướng dẫn cho trẻ cách đánh răng đúng cách và hiệu quả;
  • Ngoài việc vệ sinh răng miệng bằng việc đánh răng bằng kem, phụ huynh cũng có thể cho trẻ sử dụng thêm nước súc miệng để làm sạch khoang miệng;
  • Tăng cường bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng;
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn có đường gây sâu răng hoặc một số đồ uống có ga;
  • Tuyên truyền cho trẻ những lợi ích của việc giữ vệ sinh răng miệng và tác hại của việc không vệ sinh;
  • Đưa trẻ khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần tại các phòng khám nha khoa y tín.
Khuyến khích con trẻ vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần và tối 3 lần, đặc biệt là mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ
Khuyến khích con trẻ vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần và tối 3 lần, đặc biệt là mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ và một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên, những thông tin vừa được chúng tôi chia sẻ trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo và không thay thế lời khuyên hay phương pháp chỉ định của nha sĩ.

Có thể bạn chưa biết:

Ngày Cập nhật 15/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *