Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền và y học hiện đại, bài thuốc nam gia truyền điều trị nổi mề đay của dòng họ 5 đời Đỗ Minh Đường là một trong số ít bài thuốc nhận được đánh giá cao từ người bệnh và giới chuyên môn.

Nổi mề đay có kiêng gió không? Cách khắc phục [CHUYÊN GIA GIẢI ĐẤP]

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi mà bất kỳ người bệnh nào cũng thắc mắc. Theo quan niệm dân gian thì gió chính là một trong những căn nguyên gây ra tình trạng phong ngứa. Vậy quan niệm này đúng hay không, mời các bạn cùng đón đọc bài viết sau đây.

Nổi mề đay có kiêng ra gió không
Nổi mề đay có kiêng ra gió không

Mề đay mẩn ngứa là hiện tượng da bị nổi sẩn trên bề mặt, ngứa ngáy, đôi lúc còn kèm theo triệu chứng phù mạch, sốt… Bệnh xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với một số dị nguyên, yếu tố gây dị ứng. Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng ra Histamine để khắc chế tình trạng này. Điều này khiến các mạch máu rò rỉ ra chất lỏng và tích tụ dưới da. Từ đó gây ra bệnh nổi mề đay. 

Triệu chứng mẩn đỏ, ngứa da có thể gặp ở bất kì ai, bất kỳ vị trí nào. Trong đó, bệnh thường gặp nhiều nhất ở phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc trẻ nhỏ. Mặt, tay, chân, lưng, bẹn… là những vùng da dễ bị nổi mề đay nhất. 

Dân gian quan niệm, người bị mẩm ngứa cần kiêng ra gió bởi điều này có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Vậy nổi mề đay có kiêng ra gió không? 

Nổi mề đay có kiêng gió không? Tại sao?

Với câu hỏi này, lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chuyên gia da liễu có hơn 15 năm kinh nghiệm trị bệnh bằng y học cổ truyền giải đáp như sau:

Qua hơn một thế kỷ tồn tại, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh đã chứng minh được chất lượng vượt trội, giúp hàng ngàn bệnh nhân bị nổi mề đay thoát khỏi cảnh mẩn ngứa khó chịu, da dẻ hồng hào và tự tin hơn trong cuộc sống.

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, phong (gió) là một trong những yếu tố ngoại nhân gây ra tình trạng nổi mề đay do dị ứng thời tiết. Khi đó, nếu bị nhiễm gió hay nước lạnh, người bệnh có thể bị nổi mẩn đỏ, mề đay. Vì vậy, nếu bạn là người có cơ địa dị ứng với các yếu tố thời tiết như mề đay lạnh, mề đay do gió thì nên tránh gió lạnh. Đồng thời, hãy giữ ấm cơ thể, kiêng tắm nước lạnh. 

Tuy nhiên, nếu bệnh lý này xảy ra không phải do nguyên nhân trên thì bạn không cần phải tránh gió tuyệt đối. Thậm chí, nếu bạn bảo vệ cơ thể quá mức, quá trình trao đổi chất qua da có thể bị ảnh hưởng. Điều này khiến da bị bí bức, tình trạng mẩn ngứa thậm chí có thể nặng hơn.”

Như vậy, để biết được “nổi mề đay có kiêng gió không?”, người bệnh cần đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh của mình. Trong trường hợp bạn là người bị dị ứng thời tiết lạnh, từng bị mề đay do nhiễm phong hàn thì cần tránh gió. Ngược lại, nếu lý do gây nổi mẩn đỏ, ngứa da không phải bởi yếu tố này, bạn vẫn có thể ra ngoài. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế những nơi khói bụi, ô nhiễm, có hóa chất độc hại. 

Nên làm gì khi bị nổi mề đay?

Khi bị mề đay tấn công, ngoài việc tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa da liễu,lương y Đỗ Minh Tuấn khuyên người bệnh nên thực hiện những điều dưới đây. Đây là những lưu ý giúp gia tăng hiệu quả điều trị bệnh, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. 

  • Tránh xa các yếu tố gây bệnh
  • Hạn chế hoặc không gãi khi bị ngứa. Trong trường hợp bị khó chịu bởi các triệu chứng bệnh, bạn có thể áp dụng một số mẹo khắc phục tại nhà như: trị bệnh bằng lá khế, lá tía tô, lá kinh giới, chườm lạnh… Đây là những cách giúp giảm ngứa ngáy tức thì, an toàn, lành tính. 
  • Để trị mề đay trước hết phải biết được các nguyên nhân gây bệnh, bao gồm cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Vì vậy, bạn nên sớm thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chuyên gia chẩn đoán tình trạng bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với lông chó mèo, bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất, chất bảo quản….
  • Không nên lạm dụng thuốc Tây y quá nhiều, các loại thuốc giảm ngứa, chống dị ứng đôi khi chính là nguyên nhân gây nổi mề đay.
  • Tránh tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng như viêm gan A, nhiễm trùng tai, mũi họng…
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội đầu có nhiều thành phần hóa học là các hóa chất tổng hợp. Thay vào đó, bạn nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. 
  • Không ăn các loại hải sản tươi sống, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng…
  • Thay đổi thói quen sống, sinh hoạt. Đây là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Vì giúp cơ thể khỏe mạnh và tinh thần lạc quan hơn.
  • Tập luyện thể dục thể thao giúp máu lưu thông tốt, tăng cường sức đề kháng.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, để cung cấp độ ẩm cho da. Tăng cường trao đổi chất của cơ thể.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, khô thoáng. Tắm bằng nước ấm kết hợp thảo dược thiên nhiên để làm dịu da.
  • Giữ tinh thần luôn vui vẻ, nghe nhạc, đọc sách và quan trọng là bạn phải hạn chế stress cho cơ thể.
  • Bổ sung các loại rau xanh và vitamin trong bữa ăn hằng ngày. Bên cạnh đó có một số thực phẩm nên ăn khi bị mề đay được Lương y Đỗ Minh Tuấn khuyên dùng như: Hạt lạnh, nghệ, tỏi, khoai lang, táo, cải bẹ xanh, cá cơm. Tác dụng trị chứng phát ban, nổi mẩn, sưng viêm.
  • Mặc quần áo rộng thoáng, thấm hút mồ hôi. 
  • Nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm để da không bị khô.

Lưu ý khi bị nổi mề đay

Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên, tin chắc các bạn đã tìm được câu trả lời cho vấn đề nổi mề đay có kiêng gió không? Chúc bạn sớm khắc phục thành công tình trạng này để có được làn da khỏe mạnh. 

Xem thêm

Ngày Cập nhật 14/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *