Nổi mụn nước ở môi – Các bệnh lý liên quan và cách xử lý

Nổi mụn nước ở môi gây ra các triệu chứng sưng, đau khó chịu. Tình trạng này có thể do nhiễm trùng, phản ứng dị ứng hoặc chấn thương gây ra. Ngoài ra, nổi mụn nước ở môi còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về da cần được điều trị y tế. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được những nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả, an toàn.

>> Xem thêm:

nổi mụn ở môi là bệnh gì
Nổi mụn nước ở môi có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, chấn thương hoặc dị ứng

Nổi mụn nước ở môi là bệnh gì?

Các nốt mụn nước ở môi có thể khác nhau về kích thước, hình dáng và các triệu chứng liên quan. Nguyên nhân có thể là các tình trạng cấp tính và mạn tính. Cụ thể, một số nguyên nhân và bệnh lý có thể dẫn đến nổi mụn nước trên môi bao gồm:

1. Bệnh Herpes ở miệng

Virus Herpes Simplex là nguyên nhân phổ biến có thể gây nhiễm trùng và tạo nên các nốt mụn nước ở môi và xung quanh miệng. Các nốt mụn nước này thường nhỏ và chứa đầy chất dịch. Mụn nước có thể gây đau, ngứa và gây khó khăn cho cuộc sống của người bệnh.

Các nốt mụn nước do virus Herpes Simplex gây ra có thể bị vỡ và gây lở loét ở miệng. Tuy nhiên, tình trạng này thường không nguy hiểm và có thể tự cải thiện trong 1 – 2 tuần.

2. Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh nhiễm vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Các dấu hiệu bệnh thường bắt đầu bằng việc xuất hiện các vết loét đỏ, không đau trên bộ phận sinh dục và hậu môn. Tuy nhiên, đôi khi các nốt mụn nước cũng có thể xuất hiện ở trên môi và bên trong miệng.

cách trị mụn ở môi nhanh nhất
Bệnh giang mai có thể gây nhiều ra các nốt mụn nước ở môi

Các triệu chứng ban đầu của giang mai thường nhẹ. Do đó, nhiều người có thể không nhận ra các dấu hiệu bệnh và có biện pháp khắc phục kịp lúc. Hiện tại, giang mai có thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

3. Bệnh nấm miệng

Bệnh nấm miệng là bệnh nhiễm trùng do một loại nấm men có tên gọi là Candida. Bình thường, loại nấm men này tồn tại trong miệng với số lượng vừa phải. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các loại nấm này có thể phát triển quá mức sẽ dẫn đến các triệu chứng nấm miệng.

Các triệu chứng nấm miệng phổ biến thường bao gồm:

  • Xuất hiện các mảng trắng trên lưỡi, cổ họng và mặt bên trong của má.
  • Gây nổi mụn nước li ti, đỏ và nứt ở khóe miệng.
  • Mất vị giác hoặc có cảm giác bất thường trong miệng.
  • Đau khi ăn hoặc nuốt.

Nấm miệng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên những người có hệ thống miễn dịch suy yếu thường có nguy cơ nấm miệng cao hơn những người khác. Hiện tại, bệnh nấm miệng có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm.

4. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa đôi khi có thể phát triển ở mặt và xung quanh môi. Tình trạng này dẫn đến việc nổi các nốt mụn nước ở môi tương tự như mụn trứng cá. Ngoài ra, bệnh có thể gây phát ban đỏ, khiến da sần sùi ở cằm và xung quanh miệng.

Hiện tại không rõ nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa quanh miệng. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa Corticosteroid hoặc kem đánh răng có chứa Fluoride có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này.

5. Phản ứng dị ứng

Đôi khi một số phản ứng dị ứng cụ thể có thể gây ra viêm môi, sưng môi và nổi nhiều mụn nước nhỏ ở môi. Các chất dị ứng có thể gây kích thích môi bao gồm:

  • Một số loại thực phẩm
  • Vẩy da, lông thú nuôi trong nhà
  • Một số sản phẩm son môi, dưỡng môi có chứa Titan và các hóa chất mạnh khác.

Các phản ứng dị ứng thường không nghiêm trọng và có thể tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

6. Hạt bã nhờn

Hạt bã nhờn có cụm các đốm nhỏ màu trắng hoặc vàng xuất hiện ở trên hoặc gần môi. Các hạt này không gây đau đớn và cũng không có khả năng truyền nhiễm.

bị mụn nước ở môi bôi thuốc gì
Mụn nước trên môi có thể là các hạt bã nhờn trên môi

Các hạt này thường có kích thước rất nhỏ, bên trong chứa chất dịch lỏng hoặc nước. Đôi khi các tuyến bã nhờn này có xu hướng tự mở rộng trên môi và các mô ẩm khác. Những nơi thường xuất hiện hạt bã nhờn bao gồm bên trong miệng, lưỡi hoặc bộ phận sinh dục.

Các hạt bã nhờn không nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Các hạt này cũng có xu hướng tự cải thiện sau một thời gian mà không cần điều trị.

7. Bệnh lở miệng

Bệnh lở miệng gây ra các vết loét nhỏ, phẳng được hình thành bên trong môi, má, lưỡi hoặc nướu răng. Các vết tổn thương thường có chứa chất dịch lỏng hoặc mủ gây đau rát và khó chịu. Bệnh thường có xu hướng phổ biến ở thanh thiếu niên và có thể tái phát trong tương lai.

Các nốt mụn nước do bệnh lở miệng có thể gây đau đớn nhưng không có khả năng truyền nhiễm. Các tác nhân làm tăng nguy cơ lở miệng thường bao gồm căng thẳng, chấn thương miệng và một số loại thực phẩm như cà phê, chocolate, đậu phộng, dâu tây và cà chua.

Các nốt mụn nước do bệnh lở miệng thường không nghiêm trọng và có xu hướng tự cải thiện trong một tuần hoặc 10 ngày.

8. U nang nhầy ở môi

U nang nhầy ở môi là một nốt mụn nước chứa đầy chất lỏng hình thành ở bên dưới mối, nướu hoặc niêm mạc bên trong miệng. Mặc dù có thể gây đau nhưng các u nang nhầy này thường vô hại và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

U nang nhầy thường xuất hiện sau chấn thương môi hoặc do tắc nghẽn tuyến nước bọt. Trong hầu hết các trường hợp, u nang nhầy ở môi có thể tự cải thiện mà không cần điều trị.

9. Mụn trứng cá

Mụn trứng cá đôi khi có thể xuất hiện trên môi hoặc đường viền môi. Các nốt mụn này thường chứa chất lỏng hoặc mủ và có thể vỡ ra khi bị tác động. Mụn trứng cá ở môi có thể gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến việc ăn uống. Mất cân bằng nội tiết tố và vệ sinh kém và nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở môi.

Nguyên nhân hình thành mụn ở môi do nhiều nguyên nhân gây ra như rối loạn nội tiết, vệ sinh da không sạch sẽ, lạm dụng mỹ phẩm,…. Tuy nhiên dù tác nhân nào thì mụn trứng cá đều gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm tới tâm lý và sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời.  Mụn trứng cá kéo dài không chỉ gây mất thẩm mỹ, để lại thâm sẹo khiến da mặt xấu xí, trông già hơn trước tuổi. Nguy hiểm hơn khi mụn nặng, ăn sâu vào tế bào da có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm tắc tĩnh mạch gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. 

10. Bệnh hạt kê

Bệnh hạt kê là việc xuất hiện những khối nang nhỏ, màu trắng, có thể chứa chất dịch, được hình thành trên da. Bệnh thường được tìm thấy ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở mũi, cằm, má. Tuy nhiên, đôi khi bệnh cũng có thể xuất hiện ở xung quanh đường viền môi.

Bệnh hạt kê thường là hệ quả của các tế bào da chết và bã nhờn bị kẹt lại bên trong các túi nhỏ trên bề mặt da. Bệnh thường không gây đau và không cần điều trị y tế. Các nang này cũng có xu hướng tự biến mất sau một hoặc hai tháng.

11. Ung thư miệng

Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng việc nổi mụn nước trên môi cũng có thể là dấu hiệu của ung thư miệng. Loại ung thư này thường xảy ra khi một khối u phát triển trên niêm mạc môi hoặc niêm mạc miệng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư miệng bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Sử dụng rượu nặng thường xuyên
  • Là nam giới
  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.

Các triệu chứng ban đầu của ung thư miệng thường là gây ra các vết loét nhỏ hoặc mụn nước trên môi. Những vết loét này thường không thể tự cải thiện và cso xu hướng phát triển, lan rộng vào bên trong miệng, nướu, lưỡi và hàm. Đôi khi mụn nước có thể chuyển từ màu trắng sang màu đỏ.

Nếu nhận thấy các triệu chứng ung thư miệng, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Nổi mụn nước ở miệng khi cần cần đến bệnh viện

Hầu hết các trường hợp nổi mụn nước ở môi không gây nguy hiểm và có thể biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện nếu gặp các dấu hiệu sau:

bị nổi mụn nước ở mép môi
Đến bệnh viện nếu tình trạng mụn nước kéo dài
  • Mụn nước tồn tại trong một thời gian dài mà không được cải thiện.
  • Ngứa hoặc kích thích môi.
  • Sưng miệng hoặc mặt.
  • Khó nuốt hoặc khó thở.
  • Xuất hiện các vết vón cục ở môi, nướu hoắc miệng.
  • Chảy máu, đau hoặc tê ở môi, nướu hoặc miệng.
  • Tổn thương răng.
  • Thay đổi giọng nói.
  • Đau họng, viêm họng.
  • Các nốt mụn nước lây lan một cách nhanh chóng.

Các biện pháp xử lý mụn nước ở môi

Việc điều trị mụn nước ở môi thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các biện pháp pháp điều trị phổ biến bao gồm:

1. Cách xử lý tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp việc nổi mụn nước trên môi thường có thể khắc phục và chăm sóc tại nhà. Người bệnh có thể cải thiện sự khó chịu hoặc đau đớn bằng cách:

  • Vệ sinh răng miệng và môi cẩn thận khi xuất hiện mụn nước ở môi. Việc này bao gồm đánh răng ba lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, tẩy răng môi bằng sản phẩm phù hợp.
  • Vệ sinh, rửa môi bằng nước ấm hoặc nước muối loãng để giảm viêm và kích ứng.
  • Tránh việc kích ứng hoặc gây tổn thương da môi. Không sử dụng son môi hoặc mặt nạ môi trong thời gian điều trị mụn nước trên môi.
  • Chườm đá có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau do nhiễm virus, lở loét hoặc mụn sưng đỏ trên môi.
  • Uống nhiều nước và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều vitamin, khoáng chất từ các loại thực phẩm an toàn, tự nhiên.
  • Tránh va chạm, xoa bóp hoặc chà xát các vết mụn nước trên môi.
  • Sử dụng sản phẩm chống nắng và che chắn môi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Thay bàn chải đánh răng ngay sau khi xuất hiện các nốt mụn nước ở môi. Ngoài ra, thay bàn chải sau mỗi 3 tháng để tránh vi khuẩn gây bệnh.

2. Điều trị y tế

– Đối với mụn nước do nhiễm trùng:

  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn, như bệnh giang mai.
  • Sử dụng thuốc chống nấm để điều trị nhiễm trùng nấm men, như bệnh nấm miệng.
  • Thuốc chống virus đối với tình trạng nhiễm virus Herpes gây lở miệng.

– Mụn nước do lỡ miệng:

  • Sử dụng thuốc giảm đau
  • Sử dụng các loại kem, thuốc mỡ có chứa Corticosteroid, Dexamethasone, Fluocinonide hoặc Clobetasol.
  • Dùng nước súc miệng có chứa Chlorhexidine.

– Đối với tình trạng viêm da quanh miệng:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng bôi cho các tình trạng nghiêm trọng.
  • Các loại thuốc phổ biến bao gồm Doxycycline, Tetracycline, Minocycline hoặc Erythromycin.
nổi mụn nước ở môi
Việc điều mụn nước ở môi phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh

– Mụn nước do viêm hoặc dị ứng:

  • Sử dụng thuốc kháng Histamine để cải thiện các triệu chứng.

– Đối người bệnh ung thư miệng:

  • Các phương pháp điều trị ung thư miệng thường phức tạp và có yêu cầu cao hơn. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

– Điều trị mụn trứng cá bọc mủ tại môi

Mụn trứng cá bọc, mủ, viêm ở môi mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý. Do vậy, ngay khi phát hiện có mụn trứng cá các bạn nên chủ động lựa chọn phương pháp điều trị dứt điểm, tránh tình trạng kéo dài mụn sẽ phát triển nghiêm trọng. 

Hiện nay có nhiều sản phẩm thuốc Đông y trị mụn trứng cá có ưu điểm an toàn, không gây tác dụng phụ, đặc biệt giúp loại bỏ mụn tận gốc, đặc biệt phải kể tới bộ Hoàn Nguyên của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Sản phẩm là tinh hoa của công trình nghiên cứu khoa học theo đề tài “trị mụn trứng cá hiệu quả bằng thảo dược Đông y do các chuyên gia, bác sĩ tại Trung tâm đã giành nhiều năm nghiên cứu và thực hiện. 

>> Xem thêm: Những phản hồi chân thực của người dùng về hiệu quả của bộ sản phẩm Hoàn Nguyên trị mụn trứng cá

Hoàn Nguyên giúp điều trị mụn trứng cá an toàn, ngừa tái phát tới 85%
Hoàn Nguyên giúp điều trị mụn trứng cá an toàn, ngừa tái phát tới 85%

Bộ Hoàn Nguyên có ưu điểm bào chế 100% từ thảo dược tự nhiên kết hợp với cơ chế tác động kép “trong uống ngoài bôi” giúp mang lại hiệu quả trị mụn tận gốc, ngăn ngừa tái phát tới 85%. 

Trong cuộc thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả của Hoàn Nguyên năm 2011 với 200 được ứng dụng với 200 người bị mụn và nhận được kết quả tích cực như sau:

  • 176 bị mụn trứng cá khỏi hoàn toàn chỉ trong khoảng 60 ngày. Đặc biệt, sau thời gian một năm kể từ ngày trị khỏi mụn không hề tái phát trở lại. 
  • 21 người hết mụn với thời gian 90 ngày: Nguyên nhân là tính chất da dầu do vậy thuốc khó thẩm thấu để phát huy tác dụng hơn. 
  • 3 người giữ nguyên mức độ mụn: Nguyên nhân do tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm, dầu mỡ. 

Ngoài ra, mụn trứng cá Hoàn Nguyên còn có nhiều ưu điểm khác như: 

  • Sản phẩm của công trình nghiên cứu khoa học “trị mụn trứng cá thành công bằng thảo dược Đông y”
  • Phù hợp điều trị tất các các loại mụn trứng cá từ thể nặng tới nhẹ. 
  • Liệu trình điều trị rõ ràng từ 2 – 4 tháng, tùy thuộc vào cơ địa và mức độ nghiêm trọng của từng người. 
  • Sản phẩm đã được Bộ y tế cấp giấy phép đủ tiêu chuẩn lưu hành trên toàn quốc theo số 19921/2016/ATTP-XNCB

Hoàn Nguyên được đánh giá là phương pháp điều trị mụn trứng cá từ thảo dược tự nhiên được chuyên gia trên VTV2 khuyên dùng. Cụ thể ở chương trình “Vì sức khỏe người Việt” kênh VTV2 với sự góp mặt của bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TƯ, trong chuyên đề “trị mụn trứng cá bằng thảo dược Đông y”.

Phương pháp điều trị mụn trứng cá bằng Hoàn Nguyên được chuyên gia VTV2 khuyên dùng
Phương pháp điều trị mụn trứng cá bằng Hoàn Nguyên được chuyên gia VTV2 khuyên dùng

Tại chương trình, bác sĩ Nhuần đã nhận xét về các phương pháp điều trị mụn và nhấn mạnh rằng “Đông y rất quan trọng vì sử dụng hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên. Đông y kết hợp thuốc uống bên trong và bên ngoài mang lại hiệu quả toàn diện.” Theo đó chương trình đã giới thiệu tới khán giả bộ sản phẩm Hoàn Nguyên của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Trong phóng sự chương trình Hoàn Nguyên đề cập tới với nhiều ưu điểm nổi bật đặc biệt thành phần 100% tự nhiên, sản xuất theo quy trình khép kín đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, cơ chế tác động kép giúp loại bỏ mụn toàn diện. Đặc biệt Trung tâm còn cam kết  hoàn tiền lại 100% cho khách hàng bằng hợp đồng nếu không khỏi. 

Nhận xét về bộ sản phẩm Hoàn Nguyên, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần chia sẻ: “Hoàn Nguyên được bào chế từ nhiều loại thảo dược tự nhiên. Trong chế phẩm viên uống và tinh chất bôi chứa thảo dược Kim ngân hoa, Đan sâm, Hồng sâm,… có tác dụng điều trị mụn, giảm lượng dầu nhờn trên da, nuôi dưỡng tế bào giúp da mềm mịn, ngăn ngừa hình thành thâm sẹo do mụn. Còn chế phẩm nước rửa mặt chứa tinh chất Nha đam, Bí đao, Khổ qua,… có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn giúp da sạch sâu, đồng thời tăng cường da sáng khỏe.”

Ngoài ra, xuất hiện trong chương trình còn có bạn Huyền Anh và Lan Anh – Hai nhân vật đã từng bị mụn trứng cá và nhờ sử dụng Hoàn Nguyên nên đã loại bỏ mụn hoàn toàn, lấy lại làn da tươi trẻ. 

Lan Anh sử dụng và điều trị mụn thành công với Bộ sản phẩm Hoàn Nguyên
Lan Anh sử dụng và điều trị mụn thành công với Bộ sản phẩm Hoàn Nguyên

Bạn Huyền Anh chia sẻ như sau: “Thời gian bị mụn trứng cá em cảm thấy rất tự ti. Nhiều khi ra ngoài em phải đắn đo giữa việc có nên trang điểm hay không. Vì nếu không trang điểm em thật sự rất ngại, mất tự tin nhưng nếu trang điểm lại sợ tình trạng mụn phát triển nghiêm trọng hơn. Em cũng đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị nhưng không thấy hiệu quả. Sau đó được người quen giới thiệu Hoàn Nguyên, kiên trì khoảng hơn 2 tháng em thấy tình trạng da mụn cải thiện nhanh rõ rệt, da mặt cũng căng mịn hơn rất nhiều.”

Bạn Lan Anh cũng chia sẻ thêm: “Lúc đầu em cũng không tin vào hiệu quả của bộ Hoàn Nguyên lắm. Vì trước đó em đã sử dụng qua rất nhiều sản phẩm nhưng mụn không đỡ đi chút nào. Sau đó em lên mạng tìm hiểu thì được biết Hoàn Nguyên có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên lại được Trung tâm cam kết hoàn tiền nếu không điều trị khỏi sau 3 tháng nên em đã quyết định sử dụng. Kiên trì dùng theo chỉ định của bác sĩ, đúng thật chỉ chưa đầy 3 tháng da mặt em đã cải thiện rất nhiều. Giờ đây da mặt em không chỉ sạch mụn mà còn sáng mịn hơn.”

Xem bản đầy đủ chương trình “Vì sức khỏe người Việt: Trị mụn bằng thảo dược Đông y”

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mụn nước trên môi. Hầu hết các nguyên nhân đều vô hại và có thể tự cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi mụn nước có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn và cần điều trị y tế, chẳng hạn như ung thư miệng. Do đó, nếu xuất hiện các nốt mụn nước không rõ ràng ở môi, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

>> Xem thêm:

Ngày Cập nhật 12/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *