Phụ nữ bị thoái hóa cột sống có nên mang thai?

Đối tượng bị thoái hóa cột sống đang có dấu hiệu trẻ hóa. Trong đó, nữ giới thường dễ mắc bệnh hơn nam giới. Đáng lo ngại hơn là nhiều phụ nữ mắc bệnh này khi chưa có con. Chính vì thế, thắc mắc chung của nhiều người là phụ nữ bị thoái hóa cột sống có nên mang thai không.

Nhiều chị em còn trẻ mong muốn có con nhưng không biết bị thoái hóa cột sống thì mang thai có rủi ro gì không.
Nhiều chị em còn trẻ mong muốn có con nhưng không biết bị thoái hóa cột sống thì mang thai có rủi ro gì không.

Người bị thoái hóa cột sống sẽ thường xuyên bị các cơn đau nhức hành hạ đến mức ăn không ngon, ngủ không yên. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày sẽ dẫn đến sụt cân và suy giảm sức đề kháng. Chưa dừng lại ở đó, nếu không được điều trị kịp thời, cột sống rất dễ bị biến dạng và hình thành các gai xương gây đau nhức dữ dội khi di chuyển hoặc mang vác nặng. Ngoài ra, biến chứng của bệnh này có thể dẫn đến teo cơ và bại liệt hoàn toàn.

Thoái hóa cột sống sẽ nặng hơn nếu mang thai

Khi bị thoái hóa cột sống, ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị, người bệnh còn đặc biệt lưu ý không được mang vác nặng và phải nghỉ ngơi nhiều hơn. Bởi cột sống đang bị tổn thương. Chỉ một tác động nhỏ thôi cũng có thể gây rối loạn tiền đình và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Chính vì thế, tất cả các chuyên gia về sức khỏe đều khuyên phụ nữ bị thoái hóa cột sống không nên mang thai. Sự phát triển của thai nhi sẽ gia tăng sức nặng, làm thay đổi hình dáng của bộ phận này. Cột sống vốn đang bị thoái hóa nay phải thường xuyên chịu áp lực lớn và ngày càng tăng sẽ tổn thương nhiều hơn nữa. Khi đó, không những vị trí thoái hóa bị ảnh hưởng mà các đốt sống bình thường còn lại cũng sẽ bị tổn thương vì phải chịu áp lực gấp đôi bình thường.

Bên cạnh đó, khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tự động tập trung các chất dinh dưỡng, trong đó có canxi để nuôi lớn thai nhi. Ở những người bị thoái hóa cột sống, lượng canxi bình thường đã bị thiếu hụt nay sẽ còn thiếu nhiều hơn nữa. Vì thế tình trạng thoái hóa sẽ nhanh chóng tiến triển xấu đi. Đồng thời, người mẹ còn rất dễ đối mặt với nguy cơ loãng xương.

Khi bị thoái hóa cột sống nhưng vẫn quyết định mang thai thì tình trạng thoái hóa sẽ ngày càng nghiêm trọng. Ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Điều trị thoái hóa cột sống rất khó khăn khi mang thai

Thông thường, để giảm nhẹ các cơn đau và tránh để bệnh chuyển nặng, người bị thoái hóa cột sống sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau và kháng viêm. Một số trường hợp còn được tiêm ngoài màng cứng. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc từ uống đến tiêm đều chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, việc dùng kháng sinh, thuốc giảm đau và chống viêm cho đối tượng này cũng hết sức cân nhắc. Kể cả những loại có thể dùng cho phụ nữ mang thai. Bởi khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi rất lớn. Những điều này cũng có nghĩa là phụ nữ mang thai bị thoái hóa cột sống phải tự chống chọi với các cơn đau nhức mà không được dùng đến thuốc.

Dĩ nhiên sẽ có một vài giải pháp thay thế. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp can thiệp chữa bệnh trong giai đoạn mang thai đều rất khó khăn. Bên cạnh đó, bệnh thoái hóa cột sống đến nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Các bác sĩ chỉ có thể giúp người bệnh kiểm soát thông qua dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Và những giải pháp thông thường này gần như là bất khả thi với các trường hợp đang mang thai.

Mẹ bầu bị thoái hóa cột sống có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy khó chịu và căng thẳng. Điều này do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Bên cạnh đó, dù cột sống bình thường thì mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy đau lưng, nhất là giai đoạn từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi.

Nếu mang thai và thoái hóa cột sống xảy ra cùng lúc, người phụ nữ rất dễ mệt mỏi. Không chỉ là cảm giác đau nhức dữ dội ở cột sống, đặc biệt là thắt lưng diễn ra thường xuyên. Người phụ nữ khi mang thai còn mất ngủ và ăn không ngon. Tâm trạng lúc nào cũng mệt mỏi và rất dễ cáu gắt.

Tâm trạng không tốt và khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là sự phát triển trí não. Ngoài ra, một số trường hợp vì không chịu nổi những cơn đau hành hạ đã tự ý dùng thuốc giảm đau. Hậu quả có thể gây sảy thai hoặc dị tật thai nhi. 

Như vậy, nếu có ai đó hỏi phụ nữ bị thoái hóa cột sống có nên mang thai không thì câu trả lời là không. Bởi chuyện mang thai khi mắc bệnh này không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. 

Mẹ bầu bị thoái hóa cột sống ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, nhất là trí não.
Mẹ bầu bị thoái hóa cột sống ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, nhất là trí não.

Mang thai trước khi phát hiện thoái hóa cột sống

Thực tế gần như không có ai quyết định có con khi mắc bệnh thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, không ít trường hợp có thai rồi mới phát hiện mình mắc bệnh này. Trong những trường hợp như thế, người phụ nữ phải chấp nhận nhiều rủi ro về sức khỏe của bản thân và cả đứa con trong bụng. Tất cả các biện pháp hỗ trợ và chăm sóc trong suốt thai kỳ cần phải theo dõi chặt chẽ và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần phải lưu ý thêm những điều dưới đây:

  • Giữ tâm trạng thật bình tĩnh và thoải mái;
  • Xây dựng cách sinh hoạt và ăn uống khoa học;
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D;
  • Đi bộ nhẹ nhàng để giảm đau và thư giãn tinh thần. Đồng thời, việc này cũng rất có lợi cho mẹ bầu khi sinh con;
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh vị trí cột sống bị thoái hóa để giảm đau nhức;
  • Trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh hoặc giảm đau. Dù thuốc đó là thuốc tân dược hay Đông y.
Mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng để giảm bớt cơn đau do bệnh thoái hóa cột sống gây ra.
Mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng để giảm bớt cơn đau do bệnh thoái hóa cột sống gây ra.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Bình luận (1)

  1. Phan Thị Ngọc Hoà says: Trả lời

    Em có bầu được khoảng 4 tuần nhưng không biết nên đã đi chụp X quang đốt sống cổ và lưng. Về có uống thuốc hai ngày thì ngưng. Vậy xin hỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *