Polyp đại tràng không cuống là gì, có nguy hiểm không?

Polyp đại tràng được phân thành nhiều loại theo nhiều cách khác nhau. Dựa vào đặc điểm, người ta chia thành polyp đại tràng không cuống và polyp đại tràng có cuống. Vậy polyp đại tràng không có cuống là gì? Có gây nguy hại hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.

Polyp đại tràng không cuống là gì?

Polyp đại tràng không có cuống và polyp đại tràng có cuống là những loại polyp đại tràng phổ biến. Mỗi loại polyp sẽ có đặc điểm riêng nhất định để nhận biết. Trong đó, polyp đại tràng không cuống sẽ có đặc điểm như sau:

  • Về kích thước: Polyp đại tràng không có cuống có kích thước nhỏ và chúng nhỏ hơn 5mm.

"Đặc

  • Về màu sắc: Polyp sẽ có màu sắc nhạt hơn so với niêm mạc đại tràng xung quanh. Vì vậy, rất dễ nhận biết.
  • Về chân: Polyp đại tràng mặc dù không có cuống nhưng chân lại rộng hơn có cuống.

Polyp không có cuống có nguy hiểm không?

Polyp đại tràng có cuống hay không cuống thì đa phần đều là lành tính, không gây hại cho sức khỏe người bệnh. Thế nhưng, nếu không thăm khám và kiểm soát định kỳ thì những khối polyp lành tính vẫn có thể phát triển thành ung thư sau nhiều năm phát triển, đặc biệt là các khối polyp không cuống.

Đặc điểm của các khối polyp không cuống là có chân rộng. Vì thế, nếu không sớm loại bỏ các khối polyp này thì khả năng chuyển hóa thành ung thư đại tràng là rất cao. Do đó, những người có nhiều khối polyp đại tràng dạng này thì càng có tỷ lệ mắc ung thư cao.

Khi chuyển sang ung thư đại tràng thì quá trình điều trị sẽ rất khó khăn, phức tạp. Thậm chí, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, khi phát hiện ra các khối polyp đại tràng, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn tái khám của bác sĩ để sớm có phương hướng điều trị, xử lý phù hợp.

Phát hiện polyp đại tràng bằng cách nào?

Polyp đại tràng không có cuống và có cuống có rất nhiều phương pháp để phát hiện. Một số phương pháp phổ biến như nội soi đại tràng, xét nghiệm phân, chụp cắt lớp vi tính, chụp cản quang đại tràng. Tuy nhiên, để phát hiện chính xác polyp đại tràng có cuống hay không cuống thì phương pháp nội soi đại tràng là chuẩn xác nhất. 

Phát hiện polyp đại tràng không cuống bằng cách nào?
Phát hiện polyp đại tràng bằng cách nào?

Phương pháp này sẽ được thực hiện đơn giản như sau:

  • Bước 1: Người bệnh sẽ được làm sạch đại tràng bằng loại thuốc mà bác sĩ kê.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ đưa từ hậu môn lên đại tràng một ống nội soi mềm và có gắn camera ở đầu. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi đại tràng.
  • Bước 3: Thực hiện việc nội soi sẽ giúp bác sĩ biết chính xác được người bệnh có bị polyp đại tràng hay không. Mặt khác, biết được rõ vị trí, kích thước, số lượng các khối polyp, xác định được đó là polyp đại tràng có hay không cuống.
  • Bước 4: Dựa trên kết quả nội soi có được, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị polyp đại tràng như thế nào?

Polyp đại tràng dù không chuyển hóa thành ung thư hay có chuyển hóa thành ung thư thì đều gây những triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Có thể kể đến như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, chảy máu hậu môn, phân có sự thay đổi màu, thậm chí là chảy máu đại trực tràng… Những triệu chứng này vừa gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh vừa làm người bệnh mệt mỏi, uể oải,… Do đó, khi phát hiện các khối polyp đại tràng thì bác sĩ đều sẽ chỉ định loại bỏ chúng.

Điều trị polyp không có cuống như thế nào?
Điều trị polyp không có cuống như thế nào?

Việc loại bỏ polyp đại tràng có cuống hay không cuống sẽ dựa vào số lượng, kích thước, vị trí của khối polyp. Theo đó, có những phương pháp loại bỏ phổ biến sau:

  • Phương pháp loại bỏ polyp bằng sinh thiết hoặc thắt cắt polyp sẽ áp dụng đối với các khối polyp kích thước nhỏ, số lượng ít. Đặc biệt, phương pháp này sẽ được thực hiện ngay trong quá trình nội soi đại tràng.
  • Trường hợp những khối polyp có kích thước lớn hoặc số lượng nhiều, bác sĩ sẽ hội chẩn để xác định nên áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi hay mổ mở. 
  • Nếu polyp đại tràng phát triển lớn và xâm lấn, chuyển hóa thành ung thư thì bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hay toàn bộ đại trực tràng.

Lưu ý: Dù áp dụng phương pháp loại bỏ nào thì người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, sử dụng thuốc cũng như tái khám. Có như vậy mới giúp quá trình phục hồi nhanh, mang lại hiệu quả cao nhất.

Phòng ngừa polyp đại tràng như thế nào?

Để phòng ngừa và hạn chế mắc polyp đại tràng không có cuống cũng như có cuống thì chúng ta hãy thực hiện ngay những hành động thiết thực sau đây:

  • Tích cực bổ sung các thực phẩm có lợi cho cơ thể như rau xanh, trái cây, cá biển, các axit béo lành mạnh, thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, đường ruột…
  • Uống mỗi ngày đủ 2 lít nước, có thể là nước lọc, nước canh, nước sinh tố, nước ép rau củ quả.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn tanh sống, đồ ăn ôi thiu, thực phẩm mất vệ sinh,…
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích, đồ uống có gas, thuốc lá, cà phê…
  • Duy trì cân nặng ổn định và hợp lý.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút.
  • Ngủ trước 23h và duy trì ngủ đủ mỗi ngày từ 7 – 8 tiếng.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, vui vẻ và hạn chế stress, căng thẳng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ.

Polyp đại tràng không cuống là gì, có nguy hiểm không đã được giải đáp trên đây. Hi vọng, những chia sẻ này sẽ hữu ích và giúp các bạn phòng ngừa polyp đại tràng hiệu quả.

Tin xem thêm

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Với những ưu điểm hiếm có về thành phần dược liệu và cơ chế tác động, Tiêu thực Phục tràng hoàn đã giúp hàng ngàn bệnh nhân mãn tính xua tan được nỗi lo bệnh tật, ăn ngon, ngủ ngon.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *