Rò hậu môn nên bôi thuốc gì? Bệnh có tự lành không?

Thuốc bôi rò hậu môn thường là thuốc Tây y. Các loại thuốc bôi được điều chế dưới dạng kem hoặc dạng thuốc mỡ. Công dụng của thuốc bôi không điều trị bệnh dứt điểm mà chỉ có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. 

Rò hậu môn nên bôi thuốc gì?
Rò hậu môn nên bôi thuốc gì để tránh viêm nhiễm là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm

Sử dụng thuốc bôi điều trị rò hậu môn chỉ phù hợp khi lỗ rò chưa bị chảy mủ, số lượng đường rò không tăng. Ngược lại khi đường rò viêm nhiễm nặng, xuất hiện tình trạng chảy mủ thì việc điều trị bằng thuốc bôi không có tác dụng nữa.

Bệnh rò hậu môn có tự lành không?

Tác dụng chính của các loại thuốc uống, thôi bôi rò hậu môn nói chung đều không có hiệu quả trong việc điều trị bệnh dứt điểm. Hầu hết thuốc đều có thành phần làm kháng viêm, chống khuẩn, giúp ngăn chặn mầm bệnh phát triển nặng. 

Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại, một khi lỗ rò đã hình thành thì khả năng tự lành của bệnh khó có thể xảy ra.  Vi khuẩn từ từ ăn sâu qua các tuyến hậu môn lân cận, từ đó tạo ra các đường rò  đi ra lớp da bên ngoài. Kèm theo đó là tình trạng tiết dịch hậu môn, máu mủ, chất thải làm khu vực quanh đường rò viêm nhiễm liên tục, gây ra đau đớn và khó chịu kéo dài.

Những biểu hiện của bệnh khiến cho người bệnh không thoải mái, kích ứng da trong thời gian đầu. Trong trường hợp lỗ rò chưa được hình thành, người bệnh chưa vào giai đoạn phức tạp thì việc sử dụng thuốc bôi rò hậu môn có thể ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm.

Tuy nhiên việc chăm sóc tại nhà bằng thuốc hiếm khi mang lại hiệu quả. Có hơn 80% người bệnh thường không tự bớt và tiến triển xấu đi sau tuần đầu tiên điều trị tại nhà. Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp phẫu thuật là cách tốt nhất giúp khắc phục tình trạng bệnh.

Bệnh rò hậu môn có tự lành được không
Bệnh rò hậu môn ít có trường hợp tự lành mà phải nhờ phẫu thuật can thiệp

Có không ít bệnh nhân không muốn mổ, thường tự ý mua thuốc Nam ngâm hậu môn. Hoặc sử dụng cao, thảo dược đắp vào lỗ rò nhưng không hiệu quả. Tương tự như tác dụng của thuốc bôi rò hậu môn, các phương pháp điều trị này đều mang tính tạm thời, lỗ rò có thể giảm đau, giảm mủ nhưng lại tiếp tục tái phát nghiêm trọng hơn.

Chưa kể đến trường hợp dùng thuốc Nam sai cách, kém chất lượng khiến vết rò ngày càng nghiêm trọng. Từ một lỗ rò nhỏ lan rộng thành nhiều đường rò thông đến hậu môn. Nếu để bệnh tiến triển nghiêm trọng, thậm chí bệnh nhân không thể phẫu thuật, chỉ còn phương pháp chuyển ống dẫn phân qua vùng hông để ngăn chặn chảy dịch ở lỗ rò.

Rò hậu môn nên bôi thuốc gì?

Như đã đề cập, các loại thuốc bôi rò hậu môn chỉ có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm, giảm đau. Phương pháo bôi thuốc ngoài da có thể hiệu quả khi kết hợp với thuốc uống. Có 3 loại thuốc bôi chữa bệnh rò hậu môn được kê đơn gồm có

Kem bôi điều trị rò hậu môn Glyceryl Trinitrate (GTN)

Kem bôi điều trị rò hậu môn Glyceryl Trinitrate (GTN) được sử dụng theo đơn kê từ bác sĩ. Tác dụng chính của thuốc bôi này ngăn chặn được tình trạng tổn thương do tình trạng rò hoặc nứt kẽ hậu môn gây ra. 

Tác dụng của thuốc bôi đến từ thành phần tá dược, trong đó thuốc sẽ kích thích khả năng lưu thông máu đến các mạch máu ở hậu môn, từ đó giúp các cơ vòng ở hậu môn được thư giãn. Quá trình kích thích lưu thông máu sẽ làm lành các vết nứt, cùng những tổn thương được lành lặn nhanh hơn.

Thuốc bôi rò hậu môn Glyceryl Trinitrate (GTN) được sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ chuyên khoa . Thuốc chỉ sử dụng cho các trường hợp vết nứt hoặc có dấu hiệu rò cơ bản. Sử dụng thuốc làm lành những tổn thương tại vùng hậu môn bắt buộc kéo dài trong vòng 8 tuần. Những tác dụng phụ của thuốc mà người bệnh có thể mắc phải là: mẫn cảm, dị ứng, đau nhức đầu nghiêm trọng.

Để phòng tránh những tác dụng phụ xảy ra trong thời gian sử dụng thuốc bôi.  Trong thời gian sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng thuốc Glyceryl Trinitrate (GTN) và liều Paracetamol với liều điều trị bằng một nửa. Người bệnh bắt buộc sử dụng thuốc theo liều được khuyến cáo.

Thuốc Glyceryl Trinitrate (GTN) là thuốc bôi chữa bệnh ngoài da có tác dụng tương đối mạnh. Chính vì vậy trong thời gian điều trị bệnh, bệnh nhân không được tự ý thay đổi liều dùng hoặc kết hợp với những loại thuốc tân dược khác. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bôi rò hậu môn cho trẻ em, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thuốc mỡ bôi điều trị rò hậu môn Nitroglycerin

Nitroglycerin là loại thuốc mỡ bôi ngoài da dùng để điều trị rò hậu môn, giảm viêm nhiễm, hỗ trợ chữa nứt kẽ hậu môn cải thiện nhanh chóng. Thuốc thường được dùng ngăn chặn những cơn đau  từ trung bình cho đến nặng do bệnh rò hậu môn gây ra.

thuốc điều trị rò hậu môn
Nitroglycerin là loại thuốc mỡ bôi ngoài da vùng hậu môn

Tác dụng của thuốc sẽ nhanh chóng kích thích những hoạt động tuần hoàn máu, giúp hệ thông mạch máu và vùng cơ hậu môn được thư giãn. Thuốc cũng giảm thiểu những áp lực của mạch máu chèn ép lên các vết nứt tại vị trí hình thành lỗ rò.

Sử dụng thuốc bôi hậu môn Nitroglycerin chỉ mang lại hiệu quả khi người bệnh sử dụng thường xuyên. Liều dùng được chỉ định từ 2 – 3 lần/ngày và người bệnh chỉ bôi thuốc sau khi hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ.

Tác dụng phụ của thuốc bôi rò hậu môn Nitroglycerin không đáng kể. Trong đó đau đầu là tác dụng phụ thường gặp nhất nhưng triệu chứng chỉ kéo dài trong vài giờ. Cơn đau đầu có thể tự động biến mất mà người bệnh không cần sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau.

Ở một vài trường hợp khác, tình trạng đau nhức có thể xảy ra ở mức độ nghiêm trọng gây ra khó chịu cho người bệnh. Để đối phó với tình trạng này, bác sĩ có thể kê thêm cho bệnh nhân liều thuốc giảm đau Acetaminophen để làm dịu cơn đau nhanh chóng.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân dị dứng với thành phần thuốc Nitroglycerin có nguy cơ mắc phải các phản ứng phụ nghiêm trọng khác. Những phản ứng này bao gồm: Chóng mặt, tụt huyết áp, hoa mắt, mất phương hướng nhẹ. 

Hầu hết các loại thuốc bôi trị rò hậu môn đều mang đến công dụng giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên không vì thế mà người bệnh lạm dụng thuốc để đối phó với cơn đau. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc bôi trị rò hậu môn khi có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.

Kem bôi điều trị bệnh rò hậu môn Diltiazem

Thuốc bôi chữa bệnh rò hậu môn Diltiazem là được bán theo dạng thuốc điều trị không kê đơn. Công dụng chính của thuốc là thúc đẩy các mô và mao mạch tái tạo, từ đó thúc đẩy việc làm lành các vết nứt có nguy cơ thành lỗ rò. Đồng thời thuốc cũng giúp vùng cơ tồn tại xung quanh vùng hậu môn được thư giãn.

Thực tế, có đến 75% trường hợp sử dụng kem bôi trị rò hậu môn Diltiazem trong giai đoạn cơ bản có thể tự khỏi bệnh sau thời gian kiên trì dùng thuốc bôi và thuốc uống cùng lúc. Liều dùng chỉ định cho loại thuốc này là 3 lần/ngày, bệnh nhân sử dụng liên tục từ 2 – 3 tháng.

Không chỉ hỗ trợ điều trị viêm nhiễm tại vùng hậu môn, thuốc bôi trị rò hậu môn Diltiazem còn giúp bệnh nhân phòng tránh được triệu chứng viêm da quanh hậu môn, cải thiện chứng ngứa ngáy hậu môn nói chung.

Thuộc bôi trị bệnh rò hậu môn Diltiazem có thể gây ra một số cơn đau đầu nhẹ. Đây là tác dụng phụ có thể xảy ra với một số bệnh nhân có mẫn cảm với thành phần trong thuốc. Tuy nhiên hầu hết đều ít gặp phải các phản ứng phụ khi sử dụng thuốc đúng liều dùng.

kem bôi rò hậu môn
Người bệnh cần sử dụng kem bôi ngoài da trị rò hậu môn theo hướng dẫn của bác sĩ

Ngoài ra một số kích ứng hậu môn có thể xảy ra với bệnh nhân có làn da mẫn cảm trong thời gian sử dụng thuốc bôi dài ngày. Hầu hết những tác dụng phụ của thuốc bôi rò hậu môn Diltiazem thường không nghiêm trọng, ngược lại thuốc có thể ngăn ngừa được các biến chứng nặng nề khác.

Thuốc chỉ hiệu quả trong việc giảm đau, kháng viêm, ngăn chặn tình trạng đau nhức tạm thời. Trong thời gian sử dụng, nếu nhận thấy các triệu chứng trên không được cải thiện hoặc tình trạng viêm nhiễm lỗ rò trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân nên dừng việc sử dụng thuốc và đến bệnh viện để được theo dõi cụ thể.

Lưu ý khi điều trị bệnh rò hậu môn bằng thuốc bôi

Để việc bôi thuốc điều trị bệnh rò hậu môn có hiệu quả, trong thời gian điều trị người bệnh nên chủ động thay đổi những thói quen có hại. Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước hỗ trợ nhuận tràng, tăng cường đề kháng tự nhiên, tránh táo bón cũng giúp đường rò chậm lan rộng.

Người bệnh đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh vùng hậu môn, hạn chế rặn, táo bón, nhiễm trùng… đều là những nguyên nhân khiến bệnh lý tái phát nghiêm trọng. Ngoài ra, hạn chế ngồi một chỗ và đi lại thường xuyên sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu giúp tổn thương hồi phục hiệu quả hơn.

Người bệnh bị rò hậu môn cần được thăm khám và kiểm tra tình trạng bệnh định kỳ. Bệnh phải được điều trị tại những bệnh viện chuyên khoa Tiêu hóa – Trực tràng vì bệnh có thể gây tổn thương lan rộng nếu điều trị sai cách.  

Trường hợp bệnh có diễn biến phức tạp, khả năng đường rò lan rộng khó khắc phục thì việc sử dụng thuốc bôi rò hậu môn không mang lại hiệu quả. Lúc này phương pháp phẫu thuật là cách điều trị dứt điểm.

Người bệnh không nên quá lo lắng khi phẫu thuật rò hậu môn. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ các đường rò để vết thương lành từ trong ra ngoài. Phẫu thuật ít để lại biến chứng và bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi và sử dụng thuốc sau điều trị thì có thể khỏi bệnh hoàn toàn.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *