Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng gây nhiều phiền toái, khiến chị em đau bụng, xanh xao, mệt mỏi và ảnh hưởng tới khả năng mang thai. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này do đâu? Dấu hiệu nhận biết là gì và phải làm sao để chữa trị? Mời quý độc giả tìm kiếm câu trả lời trong bài viết.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh so với bình thường, số ngày có kinh. Theo các chuyên gia, đây có thể do yếu tố nội tiết hoặc cũng là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nào đó.

Tình trạng này xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau từ bạn gái tuổi dậy thì cho đến tuổi trưởng thành, thời kỳ tiền mãn kinh… Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí còn tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản nếu không điều trị kịp thời và không đúng cách.

Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề phụ khoa phổ biến nhiều người gặp phải
Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề phụ khoa phổ biến nhiều người gặp phải

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị rối loạn

Trên thực tế, kinh nguyệt bị rối loạn không phải một nguyên nhân duy nhất mà do rất nhiều nguyên nhân, có thể là yếu tố bên trong cơ thể hoặc bên ngoài. Và theo các bác sĩ chuyên khoa, dưới đây là những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng này:

  • Ảnh hưởng của nội tiết tố trong các độ tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, mang thai, sinh con, cho con bú.
  • Rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lý như: Tổn thương thực thể do polyp cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, u tuyến yên, viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung…
  • Căng thẳng, stress kéo dài khiến nữ giới áp lực, suy nghĩ nhiều.
  • Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất, nguồn dinh dưỡng không cân bằng, tăng cân hoặc giảm cân quá mức.
  • Vận động, lao động quá sức cũng khiến kinh nguyệt bị rối loạn.
  • Nữ giới sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá.
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc cao huyết áp, thuốc trị tiểu đường, thuốc tránh thai…

Ngoài ra, việc chị em vệ sinh vùng kín không đúng cách, vệ sinh không thường xuyên hoặc quá nhiều cũng sẽ gây ra các bệnh viêm nhiễm vùng kín, ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Căng thẳng là một nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị rối loạn
Căng thẳng là một nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị rối loạn

Các dấu hiệu thường gặp

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, không phải tất cả các biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt cũng là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, kinh nguyệt là tấm gương phản ánh sức khỏe của phụ nữ nên các chị em cần lưu ý những dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt sau đây:

  • Bất thường về chu kỳ kinh như: Chu kỳ kinh đến dài (trên 35 ngày) hoặc chu kỳ kinh ngắn (dưới 22 ngày), thậm chí không có kinh từ 6 tháng trở lên hay còn được gọi là vô kinh.
  • Bất thường về máu kinh và số ngày kinh như máu có màu đỏ tươi, hồng nhạt, máu có lẫn, số ngày kinh dài.
  • Đau bụng kinh dữ dội kèm các triệu chứng mệt mỏi, xanh xao, mất sức…
  • Rong kinh khiến lượng máu kinh ra nhiều hơn, chu kỳ kinh có thể lâu hơn bình thường từ 5-7 ngày.

Cách điều trị kinh nguyệt bị rối loạn hiệu quả

Rối loạn kinh nguyệt tuy không nguy hiểm đến tính mạng của chị em nhưng vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời như: Thiếu máu, ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng… nghiêm trọng hơn tình trạng này có thể là một trong những yếu tố gây hiếm muộn vô sinh. Vì thế việc điều trị càng cần được chị em quan tâm.

Hiện nay, có nhiều cách để khắc phục và điều trị tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn cho các chị em. Bác sĩ sẽ tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ, tình trạng bệnh để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Bác sĩ sẽ dựa vào từng nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp
Bác sĩ sẽ dựa vào từng nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp

Tuy nhiên, trước khi điều trị bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng các phương pháp khác nhau nhằm xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh, cụ thể như:

  • Thăm hỏi người bệnh về các triệu chứng lâm sàng.
  • Kiểm tra vùng chậu để biết được cổ tử cung, âm đạo có bị viêm không.
  • Thực hiện xét nghiệm Pap smear để loại trừ khả năng ung thư.
  • Xét nghiệm máu để biết được sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
  • Ngoài ra, áp dụng các phương pháp chẩn đoán khác như sinh thiết nội mạc tử cung, soi buồng tử cung, siêu âm.

Để điều trị rối loạn kinh nguyệt, chị em có thể thực hiện những phương pháp phổ biến sau đây:

  • Sử dụng mẹo dân gian: Có rất nhiều mẹo dân gian từ xa xưa có thể khắc phục như: Đu đủ xanh, ngải cứu, rau mùi, mướp đắng, nước gừng… những cách này được đánh giá là an toàn và dễ sử dụng, đặc biệt là tiết kiệm chi phí.
  • Điều trị bằng thuốc Tây y: Thuốc Tây y có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, điển hình là thuốc có nguồn gốc từ thuốc tránh thai. Ngoài ra còn dùng các thuốc khác như thuốc PM H-Regulator, Primolut-Nor… Tuy nhiên việc sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nên chị em cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
  • Áp dụng biện pháp phẫu thuật: Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng này là các bệnh lý như polyp cổ tử cung, u xơ tử cung… bác sĩ có thể sẽ chỉ định phưng pháp phẫu thuật để khắc phục.
  • Điều trị bằng Đông y: Đông y vẫn được ưu ái khi chữa trị các bệnh lý phụ khoa. Với những vị thuốc có công dụng điều hòa kinh nguyệt, bổ khí huyết như ích mẫu, hoàng kỳ, ngải cứu, đương quy… sẽ giúp chị em điều hòa chu kỳ kinh, cải thiện sức đề kháng.
Đông y cũng là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Đông y cũng là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Đặc biệt, nếu rối loạn kinh nguyệt do yếu tố tâm lý thì việc quan trọng cần làm không phải là thuốc hay bất cứ cách can thiệp y khoa khác mà chính là khắc phục vấn đề này. Chị em hãy nghỉ ngơi, xây dựng giờ giấc sinh hoạt, làm việc một cách điều độ, thư giãn để tinh thần được thoải mái. Nhờ thế mà chu kỳ kinh nguyệt sẽ tự được điều chỉnh.

Chuyên gia gợi ý cách phòng tránh hiệu quả

Bất cứ vấn đề sức khỏe nào đều sẽ có những cách phòng tránh và giảm tối đa nguy cơ mắc phải, rối loạn kinh nguyệt cũng vậy. Theo đó, để phòng tránh tình trạng này chị em hãy lưu ý và thực hiện những cách sau đây:

  • Vệ sinh thân thể đặc biệt là dùng kín đúng cách, vệ sinh vùng kín hàng ngày, sau khi đi đại tiện, trước và sau khi quan hệ.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Theo đó, chị em nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu vitamin B (trứng, sữa, thịt bò, cá…). Hạn chế ăn đồ ăn nhiều chất béo, cà phê, rượu bia…
  • Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng căng thẳng, stress.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhưng phải phù hợp và vừa sức, không tập luyện quá sức. Các môn thể thao tốt cho chị em như đi bộ, bơi lội, yoga, cầu lông…
  • Không quan hệ trong những ngày đèn đỏ để ngăn ngăn ngừa viêm nhiễm do các vi khuẩn xâm nhập.
  • Không làm việc nặng, việc quá sức.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần hoặc ít nhất 1 năm/ lần để sớm phát hiện những bất thường giúp điều trị sớm.

Như vậy, trên đây là những thông tin về rối loạn kinh nguyệt. Chúng tôi hi vọng chị em đã có được kiến thức hữu ích cho mình. Từ đó bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của mình. Kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản nên chị em càng sớm phát hiện bệnh, điều trị sớm càng bảo vệ được thiên chức làm mẹ của mình. Chúc chị em sức khỏe!

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *