Khi Sốt Xuất Huyết Có Tắm, Gội Đầu Được Không?

Bị sốt xuất huyết có tắm, gội đầu được không là một trong những thắc mắc của đông đảo đối tượng đang mắc phải. Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc có câu trả lời rõ ràng.

Bị sốt xuất huyết có tắm gội đầu được không là mối quan tâm hàng đầu của không ít các đối tượng mắc phải
Bị sốt xuất huyết có tắm gội đầu được không là mối quan tâm hàng đầu của không ít các đối tượng mắc phải

Bị sốt xuất huyết có tắm gội đầu được không? – Chuyên gia nói gì

Sốt xuất huyết có được tắm gội không thường được khá nhiều người bệnh quan tâm. Bởi việc tắm rửa có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu kiêng cữ tuyệt đối thì không phải là giải pháp hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trước hết bạn cần hiểu rõ bệnh sốt xuất huyết là gì, căn bệnh này có thực sự nguy hiểm không.

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh có thể gặp phải ở mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ nhỏ. Căn bệnh này thường bùng phát mạnh vào khoảng tháng 5 đến tháng 9 hằng năm. Do lúc này thời tiết nắng nóng cùng với mưa nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi và phát triển mạnh.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết là những cơn sốt cao trên 38 độ C và dưới da có các đốm đỏ li ti, nếu làm xét nghiệm máu có thể thấy chỉ số tiểu cầu hạ. Bên cạnh đó, khi nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 39 – 40 độ C, người bệnh còn có cảm giác cơ thể mệt mỏi kéo dài, đau khắp cơ thể, đau đầu, đau khớp,…

Trong trường hợp bệnh kéo dài trên 3 ngày thường các triệu chứng nặng bắt đầu xuất hiện. Một số loại virus sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm đáng kể. Và đây cũng chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết, có khả năng đe dọa đến tính mạng con người. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế cần nhất để được điều trị kịp thời.

Nếu chủ quan khi bị sốt xuất huyết có khả năng cao bạn đối diện một số biến chứng nguy hiểm
Nếu chủ quan khi bị sốt xuất huyết có khả năng cao bạn đối diện một số biến chứng nguy hiểm

Trở lại với vấn đề “Bị sốt xuất huyết có tắm gội đầu được không?”. Các chuyên gia hàng đầu cho biết, khi bị sốt xuất huyết, một số đối tượng thường kiêng tắm hoàn toàn để phòng bệnh trở nặng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ lo ngại việc vệ sinh cá nhân cho trẻ sẽ khiến cơ thể trẻ bị nhiễm nước và gia tăng cơn sốt. Tuy nhiên, tắm gội là một trong những “công việc” mà mỗi người phải thực hiện mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, tuyến mồ hôi bám trên da. Một số đối tượng sẽ không chịu nổi nếu không tắm, gội đầu mỗi ngày.

Đối với các đối tượng bị sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường mà không nhất thiết phải kiêng cữ tuyệt đối. Thực chất, việc vệ sinh thân thể hằng ngày không chỉ loại bỏ các tác nhân có hại bám trên da mà còn mang lại sự thoải mái, thư giãn, hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được tắm với nước ấm, tắm trong phòng kín và không nên tắm quá lâu. Trong khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, người bệnh nên hạn chế việc gội đầu để tránh làm thành tĩnh mạch giãn mạnh. Lúc này, người bệnh chỉ nên dùng khăn ấm để lau người.

Người bị sốt xuất huyết không nhất thiết phải kiêng cữ tắm tuyệt đối nhưng cần tuân thủ một số nguyên tắc để bệnh trở nặng
Người bị sốt xuất huyết không nhất thiết phải kiêng cữ tắm tuyệt đối nhưng cần tuân thủ một số nguyên tắc để bệnh trở nặng

Ngoài ra, trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, người bệnh cần tránh kỳ cọ mạnh. Bởi hành vi kỳ cọ hay chà sát mạnh có thể gây ra tình trạng chảy máu dưới da hoặc trong cơ. Điều này cực nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Người bị sốt xuất huyết cần lưu ý gì khi tắm, gội đầu?

Như vừa mới đề cập, các đối tượng bị sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tắm rửa hay gội đầu bình thường và không nhất thiết phải kiêng cữ tuyệt đối. Tuy nhiên, trong quá trình vệ sinh cá nhân, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Sử dụng khăn bông mềm để kỳ cọ cơ thể nhẹ nhàng. Không nên chà sát quá mạnh để phòng tránh tình trạng chảy máu dưới da, nhất là vùng bụng, đùi, hai cẳng chân, mặt trong hai cánh tay,…;
  • Chỉ được tắm với nước ấm. Tuyệt đối không dùng nước quá nóng hay quá lạnh để tắm gội đầu. Bởi nước quá lạnh có thể gây có mạch máu ngoài da và làm giãn mạch nội tạng, thậm chí khiến bệnh tình trở nên xấu hơn. Trong khi đó, nước quá nóng sẽ khiến da bị khô, nguy hiểm hơn có khả năng gây bỏng cao;
  • Người bệnh tắm càng nhanh càng tốt. Hạn chế tắm hoặc ngâm mình quá lâu trong nước;
  • Tuyệt đối không được đi ngủ khi tóc còn ẩm vì điều này rất dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh;
  • Cần nhanh chóng lau khô cơ thể và cả đầu để nước không ngấm vào cơ thể.
Người bệnh sốt xuất huyết cần nhanh chóng làm khô hay sấy tóc để tránh tình trạng bị nhiễm nước
Người bệnh sốt xuất huyết cần nhanh chóng làm khô hay sấy tóc để tránh tình trạng bị nhiễm nước

Đối với trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết thì nên kiêng tắm gội hoàn toàn. Thay vào đó, cha mẹ chỉ nên lau nhẹ người bằng khăn sạch hoặc khăn ấm. Bởi vì lúc này cơ thể của trẻ rất yếu, làn da cũng có thể bị thay đổi khi mắc bệnh. Đồng thời, mặc cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi nhưng vẫn đảm bảo độ ấm.

Một số lưu ý đặc biệt khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết

Để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng, bệnh nhân bị sốt xuất huyết cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Cách chăm sóc đặc biệt sẽ giúp cơ thể mau phục hồi sức khỏe và nâng cao sức đề kháng. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:

  • Thường xuyên đo thân nhiệt của người bệnh để theo dõi tình trạng bệnh tình cũng như phát hiện sớm các diễn tiến bất thường;
  • Để hạn nhiệt độ cơ thể, bạn nên dùng khăn mát lau toàn cơ thể. Nếu cơn sốt không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể sử dụng khăn mát để đặt lên trán, nách hay bẹn để hạ sốt;
  • Nên mặc quần áo thoáng mát làm từ chất liệu cotton hút ẩm. Tránh mặc các trang phục quá bó sát cơ thể bởi chúng sẽ gây cản trở trong việc thoát mồ hôi;
  • Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị bệnh khi chưa có sự đồng ý từ phía bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là thuốc Aspirin, Ibuprofen,… Đối với trường hợp bị sốt xuất huyết, người bệnh chỉ được dùng thuốc Paracetamol. Bên cạnh đó, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt trong trường hợp sốt cao trên 38, 5 độ C;
  • Uống đủ lượng nước để cân bằng điện giải cơ thể. Nếu cần thiết, người bệnh có thể bổ sung nước Oresol;
  • Người bệnh nên cố gắng ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Nếu có cảm giác chán ăn, người bệnh nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và được chế biến thành món ăn ở dạng lỏng, mềm và dễ nuốt;
  • Vào những ngày mưa nhiều hoặc môi trường ẩm thấp, muỗi sẽ xuất hiện với số lượng lớn, để phòng bệnh trở nặng, người bệnh nên giăng mùng để ngủ;
  • Thăm khám bệnh tại cơ sở uy tín nếu có cảm giác bất ổn về bệnh tình của bản thân.
Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc hạ sốt khi chưa có sự cho phép của bác sĩ
Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc hạ sốt khi chưa có sự cho phép của bác sĩ

Ngoài lề – Sốt xuất huyết cần kiêng cữ những gì?

Mặc dù người bị sốt xuất huyết không hoàn toàn kiêng tắm gội đầu nhưng cũng có những trường hợp cần tắm nhanh và không ngâm người trong nước quá lâu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiêng cữ thêm một số vấn đề khác để phòng bệnh trở nặng cũng như hỗ trợ khôi phục sức khỏe được nhanh chóng. Người bệnh cần lưu ý không nên làm những điều sau:

  • Không tùy tiện dùng thuốc hạ sốt khi chưa có sự cho phép: Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh tuyệt đối không dùng thuốc Aspirin hay Ibuprofen để hạ sốt. Bởi hai loại thuốc này có thể khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nguy hiểm hơn có thể tình trạng xuất huyết dạ dày dữ dội gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu có nhu cầu sử dụng thuốc để hạ sốt, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi có ý định sử dụng;
  • Kiêng đồ uống ngọt, đồ uống chứa nhiều gas: Một số đồ nước ngọt như mật ong, đường tự nhiên, nước soda,… được các chuyên gia khuyến cáo không nên cho người bị sốt xuất huyết sử dụng. Việc tiêu thụ một lượng đường lớn sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm hơn. Lúc này, bệnh càng trở nặng và lâu khỏi;
  • Kiêng ăn đồ ăn cay nóng: Khi bị bệnh sốt xuất huyết, sức đề kháng của người bệnh có thể bị hao hụt đi phần nào. Việc ăn các thực phẩm cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ không chỉ khiến cơ thể bị đè nặng mà còn khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn và lâu khôi phục;
  • Kiêng ăn các thực phẩm có màu đen, đỏ và nâu: Khi ăn các thực phẩm có màu sẫm trong lúc bị sốt xuất huyết có thể khiến cho phân của người bệnh bị nhuộm màu tối. Điều này sẽ khiến người bệnh khó phân biệt sự xuất hiện của máu đối với trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa;
  • Kiêng các thực phẩm chứa chất kích thích: Thực phẩm chứa nhiều caffeine, thuốc lá, rượu, bia hay đồ uống có cồn khác là những thứ mà người bị sốt xuất huyết cần tránh nếu mong muốn bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng.
Các đối tượng bị sốt xuất huyết tuyệt đối không nên hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích trong khoảng thời gian điều trị bệnh
Các đối tượng bị sốt xuất huyết tuyệt đối không nên hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích trong khoảng thời gian điều trị bệnh

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết cho thấy người bị sốt xuất huyết không nhất thiết phải kiêng tắm gội. Tuy nhiên, nên tắm gội đầu được hay không còn phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ để được làm rõ thắc mắc.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Có thể bạn chưa biết: Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết ai cũng nên biết

Ngày Cập nhật 07/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *