Suy nhược thần kinh là gì và cách điều trị hiệu quả?

Suy nhược thần kinh là bệnh lý phổ biến ở độ tuổi 20 – 45. Bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý người bệnh cùng gia đình. Bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời tránh những tác động nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần sau này. 

Suy nhược thần kinh là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Suy nhược thần kinh hay còn có tên gọi khác là rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim. Bệnh được biết đến là một tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ não làm việc căng thẳng sinh ra quá tải khiến đau đầu, cơ thể mệt mỏi. 

Bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại do chấn thương tâm lý kéo dài, làm việc căng thẳng. Người mắc bệnh này tâm tính dễ bị kích động, cơ thể dễ mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ hay lo âu sợ hãi…

Bệnh suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? Những triệu chứng suy nhược thần kinh nếu kéo dài sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho người bệnh. Khi hệ thần kinh bị tác động sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan cơ thể khác như tim mạch, hệ miễn dịch chung… Do đó bệnh có thể kéo theo các biến chứng nghiêm trọng.

Suy nhược thần kinh và trầm cảm: Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách khiến thời gian điều trị kéo dài, tốn kém tiền bạc. Hơn thế nữa khi này người bệnh có khả năng cao mắc phải trầm cảm với những biểu hiện nặng hơn như suy giảm sức khỏe, kiệt sức, suy nghĩ tiêu cực…

Sử dụng bài thuốc thảo dược bí truyền được nghiên cứu bài bản, người bệnh đã KHỎI HẲN RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH và chia sẻ kinh nghiệm khỏi bệnh của mình. [ Mời bạn đọc tham khảo để có giải pháp điều trị bệnh hiệu quả]
Suy nhược thần kinh là một tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ não làm việc căng thẳng sinh ra quá tải khiến đau đầu, cơ thể mệt mỏi. 
Suy nhược thần kinh là một tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ não.

Khi suy nhược thần kinh trở nặng nhiều người bệnh có xu hướng nghiện chất kích thích do tinh thần bất ổn. Số khác có xu hướng tự hủy hoại bản thân do cảm các cảm giác tiêu cực gây ra.  Nếu tình trạng kéo dài nguy cơ teo não tăng cao đe dọa sức khỏe hệ thần kinh.

Triệu chứng suy nhược thần kinh

Biểu hiện của suy nhược thần kinh có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể. Điều này tạo khó khăn cho việc chẩn đoán chính xác bệnh. Tuy nhiên nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau, rất có khả năng bạn đang bị suy nhược thần kinh. Lúc này cần được khám chữa và có hướng điều trị kịp thời:

Mất ngủ: Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của suy nhược thần kinh. Người bệnh thường có giấc ngủ không sâu, thường mơ mị tỉnh giấc nhiều lần. Các âm thanh hay tác động nhỏ từ bên ngoài cũng khiến người bệnh khó chìm vào giấc ngủ hoặc tỉnh giấc không ngủ lại được. 

Giấc ngủ góp phần sản sinh ra hormone tăng trưởng, giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi sau thời gian làm việc. Mất ngủ kéo dài còn khiến hệ thần kinh mệt mỏi, sức khỏe suy yếu.

Đau nhức đầu: Người suy nhược thần kinh thường đau đầu âm ỉ. Khu vực xuất hiện các cơn đau là toàn bộ vùng đầu hoặc khu trú vùng trán, đỉnh đầu, thái dương… Thời gian nhức đầu xuất hiện khác nhau, kéo dài từ vài giờ đến nhiều ngày. Hiện tượng nhức đầu xuất hiện thường xuyên khi người bệnh xúc động, mệt mỏi.

Rối loạn lo âu, hoảng loạn: cảm xúc không ổn định, dễ xúc động, lo âu hay hoảng loạn là những vấn đề người bệnh thường phải đối mặt. Khi này người bệnh hay hồi hộp lo lắng đi kèm giảm tập trung, trí nhớ kém khiến khả năng học tập và làm việc bị hạn chế.

Mệt mỏi: Thông thường cơ thể nếu vận động hoặc làm việc trong thời gian dài sẽ mệt mỏi nhưng vẫn dễ hồi phục sau khi được ăn uống nghỉ ngơi. Tuy vậy, nếu cảm giác mệt mỏi kéo dài nhiều ngày, không rõ nguyên nhân, không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi thì đây là dấu hiệu cảnh báo của bệnh suy nhược thần kinh 

Rối loạn chức năng nội tạng: Cơ thể người bệnh nhịp tim và mạch đập không ổn định, huyết áp dao động với chiều hướng hạ. Đánh trống ngực, đau nhói phần ngực gần tim, toát mồ hôi, rối loạn nội tiết tố dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và liệt dương ở đàn ông. 

Mất ngủ là dấu hiệu điển hình của bệnh
Mất ngủ là dấu hiệu điển hình của bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh 

Suy nhược thần kinh là sự rối loạn hoạt động thành kinh do quá trình căng thẳng thần kinh ở con người. Có nhiều nguyên nhân gây ra các dấu hiệu bệnh. Nguyên nhân thông thường là do yếu tố tâm lý của con người. Thông thường những yếu tố như thể chất yếu, tâm lý dễ căng thẳng, dễ bị ảnh hưởng tâm lý bởi các sự kiện bên ngoài… dễ bị suy nhược thần kinh.

Ngoài ra những yếu tố tác động khách quan cũng là nguyên nhân gây bệnh như:

  • Bệnh xuất hiện từ từ sau những sang chấn tâm lý hay căng thẳng về tinh thần kéo dài.
  • Lao động trí óc quá mức, quá mệt mỏi.
  • Nơi ở có nhiều yếu tố kích thích như tiếng ồn, điều kiện làm việc phức tạp…
  • Căng thẳng lo lắng do mắc các bệnh mãn tính khó chữa.
  • Nghiện rượu bia, chất kích thích
  • Mất ngủ dài ngày, kiệt sức, thiếu dinh dưỡng.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Thay đổi nồng độ hormon vùng dưới đồi – tuyến thượng thận – tuyến yên…
  • Mắc các tình trạng sức khỏe: Thiếu máu, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, lupus hoặc viêm khớp dạng thấp…
  • Cơ thể bị sau sinh, sau phẫu thuật.
Làm việc qua sức, căng thẳng mệt mỏi là nguyên nhân gây nên bệnh
Làm việc quá sức, căng thẳng mệt mỏi là nguyên nhân gây nên bệnh

Suy nhược thần kinh có tự khỏi không? 

Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể tự khỏi nếu người bệnh xác định đúng nguyên nhân gây suy nhược. Khi này một vài phương pháp điều trị tại nhà có thể được áp dụng như:

  • Bố trí công việc, thời gian hoạt động trí óc hợp lý, tránh lao động quá sức. Trường hợp công việc cần làm trên máy tính trong nhiều giờ, nên dành khoảng 10-15p để nghỉ ngơi giữa chừng.
  • Nghỉ ngơi ăn uống đủ bữa, ngủ đúng giờ. Cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ sớm, tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ. Thư giãn tinh thần, mát-xa nhẹ trước khi ngủ giúp cơ thể được thư giãn.
  • Vận động thường xuyên hơn, tăng cường thể dục thể thao. Người bình thường cũng như người bệnh nên dành ra 30 phút mỗi ngày để vận động nhẹ. Điều này giúp hệ tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn,  giúp giảm căng thẳng thần kinh.
  • Chia sẻ, trò chuyện cùng bạn bè, gia đình về những áp lực cuộc sống. Việc này giúp giảm stress cũng như giúp kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường và điều trị kịp thời.
  • Người bệnh có thể dành thêm thời gian để thư giãn bằng các hoạt động giải trí như nghe nhạc, du lịch, xem phim, i thú cưng hay trồng hoa… Tinh thần thoải mái giúp bệnh được cải thiện, áp lực được giải tỏa.

Theo dõi trong khoảng thời gian từ 3-4 tuần nếu tình trạng suy nhược vẫn kéo dài, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để khám và điều trị theo phác đồ y học. 

Các cách điều trị suy nhược thần kinh

Với mỗi tình trạng của người bệnh mà hướng điều trị có thể thay đổi phù hợp. Ngày nay việc điều trị được áp dụng nhiều nhất với các phương pháp dân gian, Đông y và Tây y. Mỗi cách điều trị đều có những ưu, nhược điểm riêng.

Thuốc điều trị 

Bước điều trị đầu tiên của phương pháp này là chuẩn đoán nguyên nhân và dạng bệnh. Bác sĩ có thể kê cho người bệnh một số loại thuốc điều trị lâm sàng như 

  • Thuốc tăng cường hệ toàn hoàn máu: Tanakan, arcalion, asthenal…
  • Thuốc an thần, bổ não giúp giảm lo âu, giảm triệu chứng mất ngủ: seduxen, elenium, mimoza…
  • Thuốc giảm đau đầu : aspirin, paracetamol, efferalgan…
  • Thuốc chống trầm cảm : stablon, amitriptyline….

Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh tùy ý sử dụng đặc biêt là các loại thuốc trầm cảm. Dùng thuốc lâu ngày dễ có nguy cơ phụ thuộc vào thuốc cùng các tác dụng phụ không mong muốn. 

Ngoài ra với Tây y bác sĩ còn có thể áp dụng liệu pháp tâm lý để gỡ bỏ triệu chứng suy nhược. Các bài tập khí công dưỡng sinh, thể dục cũng được hướng dẫn theo hướng khoa học để cơ thể thư giãn, tâm lý thả lỏng.

Chữa bệnh bằng cây thuốc dân gian 

Trong dân gian lưu truyền nhiều cây thuốc có tác dụng trong việc điều trị bệnh đau đầu, suy nhược thần kinh. Cách này được nhiều người lựa chọn do chi phí rẻ, tiện dụng. Dưới đây là một số cây thuốc được sử dụng trong điều trị:

Cây lạc tiên: Cây lạc tiên khô có thể dùng để hãm nước uống như chè hoặc dùng để nấu canh. Lạc tiên cũng được dùng kết hợp với các thảo dược khác như tâm sen, lá vông, dâu tằm… giúp người bệnh dễ ngủ hơn

Cây trinh nữ: Dùng 20 lá cây trinh nữ khô hoặc tươi, cho vào 100ml nước sắc tầm 5-10 phút, uống vào tối trước khi ngủ.

Trà hoa cúc: Đây là thức uống giúp cải thiện rối loạn lo âu hiệu quả. Có thể sử dụng khi cơ thể cần được thư giãn và nghỉ ngơi. 

Bồ công anh: Rễ và lá của bồ công anh phơi khô có thể dùng để pha trà. Uống trà bồ công anh giúp cải thiện hệ thần kinh. Một số người có cơ địa dị ứng phấn hoa nên tránh sử dụng phần hoa của loại cây này. 

 
Cây bồ công anh có tác dụng điều trị bệnh
Cây bồ công anh có tác dụng điều trị bệnh

Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Với tình trạng bệnh chuyển biến nặng người bệnh cần được áp dụng các biện pháp y học. Bên cạnh đó việc tự bào chế các loại thuốc uống từ thảo dược dân gian cần cẩn thận giữ vệ sinh tránh ngộ độc.

Chữa suy nhược thần kinh bằng Đông y

YHCT quan niệm suy nhược thần kinh gây ra do can khí uất kết lâu ngày dẫn đến chứng âm hư dương xung như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu… “Can Mộc khắc Tỳ Thổ” làm Tỳ mất vân hóa khiến khí trệ, huyết ứ, tâm khí tổn thương gây ra triệu chứng bệnh. Hướng điều trị của Đông y là sử dụng các vị thuốc tập trung vào an thần dễ ngủ.

Thuốc Đông y giúp điều hòa nhịp tim, bổ âm, hoạt huyết cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, lo lắng mất ngủ… Điều trị bệnh tập trung và Tâm, Can, Tỳ, Thận dùng các bài thuốc có tác dụng sơ can giải uất, trấn tâm,.. Thành phần chính trong bài thuốc là các thảo dược quý có tác dụng hiệu quả như: 

  • Câu đằng
  • Thảo quyết minh
  • Cam thảo
  • Cúc hoa
  • Đan bì
  • Táo nhân
  • Trạch tả…

Đối với bệnh suy giảm thần kinh, có thể điều trị bằng biện pháp châm cứu. Cách này giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể, tăng cường lưu thông máu lên não.Một số cách châm cứu chữa bệnh suy nhược thần kinh là:

  • Bước 1: Chọn huyệt đạo cần châm cứu chủ yếu là các huyệt thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào, tùy vào triệu chứng có thể kết hợp thêm việc châm cứu tại các huyệt Thần môn, Tam âm giao, Nội quan, Bách hội, Thái xung.
  • Bước 2: Cách châm cứu là dùng kim châm nhẹ vào các huyệt vị đã nêu trên trong vòng 15 – 30 phút mỗi ngày một lần đến khi khỏi bệnh mới dừng.
Để được chữa bệnh bằng Đông y người bệnh nên tới địa chỉ uy tín với các bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao. 
Để được chữa bệnh bằng Đông y người bệnh nên tới địa chỉ uy tín với các bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Điều trị suy nhược thần kinh trong bao lâu? Với những trường hợp bệnh nghiêm trọng cần được điều trị bằng phương pháp y học. Tùy vào mức độ biểu hiện của bệnh, phác đồ điều trị có thể khác nhau. Mất tối thiểu từ 3-6 tháng để việc điều trị có kết quả đẩy lùi hết toàn bộ triệu chứng bệnh. Tuy nhiên nếu chọn lựa hướng điều trị sai cách bệnh có thể kéo dài lâu hơn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Suy nhược thần kinh nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện sức khỏe?

Chế độ  dinh dưỡng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Với bệnh nhân suy nhược thần kinh, cần lưu ý một vài vấn đề trong ăn uống như: 

Nên ăn: 

  • Hạt sen, long nhãn, rong biển giúp an thần, dễ ngủ
  • Các loại rau xanh nhiều vitamin như súp lơ xanh, hoa thiên lý, ngũ cốc. Chứa nhiều vitamin B, B1,B6 cải thiện trí nhớ, tăng lượng máu lên não
  • Bí đỏ: chứa nhiều sắt, muối kháng, vitamin A, K, T bổ máu, tránh các hệ lụy của suy nhược thần kinh. Bí đỏ cũng tốt cho não bộ và thần kinh. 
  • Các loại đậu chứa hàm lượng vitamin A,B, D, C giúp tăng sức đề kháng.Chất đạm, canxi,magie, sắt cải thiện sự phát triển của não bộ giảm mệt mỏi của hệ thần kinh.

Thực phẩm cần hạn chế:

  • Cà phê, các đồ uống chứa caffein gây kích thích thần kinh dẫn đến mất ngủ. 
  • Thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích: Ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và tuần hoàn máu trong cơ thể
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh 

Ngoài ra người bệnh nên tránh bị kích động mạnh để không gây rối loạn cảm xúc, giữ tinh thần lạc quan bớt lo âu để tránh bệnh tái phát. 

Suy nhược thần kinh được coi là căn bệnh của xã hội hiện đại. Để phòng tránh và chữa bệnh cần nắm rõ được kiến thức và thông tin cần thiết. Người bệnh cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời. 

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh được biết đến là thần y mát tay trong điều trị bệnh lý mất ngủ. Với y thuật cao siêu cùng bài thuốc đặc trị hiệu quả sẽ giúp người bệnh lấy lại giấc ngủ ngon tới sáng. XEM NGAY!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *