Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà: Chuyên gia hàng đầu điều trị tắc tia sữa sau sinh

Đau đớn, căng tức, sốt và áp xe phải chích rạch là nỗi kinh hoàng của đa số chị em khi gặp tình trạng tắc tia sữa sau sinh. Đừng lo lắng, với phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền của Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà những ám ảnh ấy sẽ chỉ còn là quá khứ. Cùng lắng nghe chia sẻ của bác sĩ này về tắc tia sữa cũng như cách giải quyết triệt để trong bài viết.

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam:

  • Một trong những người đầu tiên nhận được học bổng toàn phần và hoàn thành chương trình Thạc sĩ tại Quảng Đông Trung Quốc
  • 14 năm đảm nhận vai trò Trưởng khoa Phụ Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh phụ khoa, vô sinh hiếm muộn, thai sản… bằng Y học cổ truyền
  • Có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học hữu ích về cách chữa bệnh Sản Phụ khoa bằng Đông y.

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà chia sẻ về tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết, tắc tia sữa hay tắc ống dẫn sữa trong Đông y được gọi là chứng nhũ ung. Nguyên nhân do khí uất và cho con bú không đúng cách mà thành. Ngoài ra, do người mẹ không chú ý trong việc điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe cũng như tinh thần sẽ làm cho khí trong quyết âm không thông, khiến cho sữa bị tắc ứ không tiết ra được.

Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng có thể gặp ở bất cứ sản phụ nào
Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng có thể gặp ở bất cứ sản phụ nào

Bất cứ phụ nữ sau sinh nào cũng có thể bị tắc tia sữa, tuy nhiên, bệnh thường gặp ở những trường hợp chị em: Sinh con lần đầu, vệ sinh núm vú không sạch sẽ, bị cảm lạnh, mẹ có núm vú thụt vào trong, ăn uống thất thường, không vắt bỏ sữa thừa sau khi cho con bú.

Với kinh nghiệm chữa các vấn đề thai sản cho chị em phụ nữ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết “Tắc tia sữa sau sinh tuy khá phổ biến nhưng nó có thể gây ra những vấn đề sức khỏe sau sinh nghiêm trọng hơn như viêm tuyến vú, áp xe vú nếu không điều trị đúng cách, gây nguy hiểm cho sản phụ”.

Các sản phụ có thể nhận biết tắc tia sữa thông qua dấu hiệu từng cấp độ như sau:

  • Cấp độ 1: Cảm thấy bầu ngực căng tức, khó chịu nhưng bé ti lại không ra sữa. Thông thường sau 2 ngày sinh mẹ sẽ gặp phải tình trạng này.
  • Cấp độ 2: Bị sốt nhẹ 38 độ C, đầu ti ửng đỏ, có cục cứng trong ngực, đau rát. Nếu dùng tay sờ nắn bầu ngực sẽ thấy các cục cứng khắp bầu ngực. Da vùng ngực có dấu hiệu nóng hơn bình thường.
  • Cấp độ 3: Sốt cao hơn, những cục cứng trong ngực to hơn, xuất hiện cảm giác đau nhức, khó chịu, da ở vùng ngực nóng. Tuyến vú có thể đã bị viêm và chuyển sang có mủ.
  • Cấp độ 4: Sốt khoảng 38,5 độ C, da đầu ti đỏ ửng, đau rát. Nhiều cục cứng ở bầu ngực, tấy đỏ, vùng da bên ngoài ngực nóng. Nếu dùng tay bóp nhẹ đầu ti thấy có dịch mủ chảy ra.
  • Cấp độ 5: Nếu người mẹ sốt cao trên 38,5 độ C thì đây là tình trạng tắc tia sữa nghiêm trọng và cần được nhập viện. Lúc này ngực sẽ bị căng tức, đau nhức, đầu ti vẫn đỏ ửng, đau rát. Thậm chí còn bị chảy máu, có dịch mủ tiết ra khi bóp nhẹ đầu ti.

Không đơn giản như một số vấn đề sức khỏe sau sinh khác như ít sữa, thiếu sữa, hậu sản mòn… tắc tia sữa cần được phát hiện và chữa trị kịp thời” – bác sĩ Hà chia sẻ.

Nên đọc: Bác sĩ Đỗ Thanh Hà: “Vị cứu tinh” giúp mẹ bỉm sữa thoát nỗi lo hậu sản

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết tắc tia sữa cần được điều trị kịp thời
Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết tắc tia sữa cần được điều trị kịp thời

Dùng cái tâm để cho ra đời những bài thuốc chữa tắc tia sữa hiệu quả

Là một người gắn bó với Đông y gần 40 năm, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân bác sĩ Hà hiểu rõ những nỗi khổ và khó khăn mà những người bệnh tìm đến mình. Trong thâm tâm của vị bác sĩ ấy, nếu không giúp được họ bà sẽ cảm thấy áy náy và lo lắng.

Dù bất cứ vấn đề nào từ điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, vô sinh, hiếm muộn hay các vấn đề thai sản bác sĩ luôn đặt cái tâm và sự hiệu quả của bài thuốc lên hàng đầu. Bởi bác sĩ cho rằng “Với tôi điều trị bệnh thì chỉ có cái tâm thôi chưa đủ, mà cần phải có sự hiệu quả trong bài thuốc. Bệnh nhân đến với mình với mong muốn chữa khỏi bệnh thì mình phải làm sao để giúp đỡ họ, có được sức khỏe tốt hơn”.

Chính vì vậy đối với vấn đề thai sản, trong đó đặc biệt là tắc tia sữa bác sĩ luôn tìm tòi và nghiên cứu để đưa ra những bài thuốc phù hợp nhất với từng bệnh nhân. Từ đó mang lại kết quả cao nhất.

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết, để điều trị tắc tia sữa Đông y cần phải tuân thủ theo nguyên tắc đó chính là xác định đúng căn nguyên gây bệnh, tình trạng bệnh để điều chỉnh bài thuốc phù hợp nhất.

Đông y thường điều trị bệnh theo từng thể bệnh để có được hiệu quả cao nhất. Theo đó, tắc tia sữa được phân chia thành các thể chính gồm: Thể khí trệ huyết ngưng, thể nhiệt độc, tắc tia sữa với dấu hiệu đã vỡ mủ. Tôi sẽ căn cứ vào đây để lựa chọn, điều chỉnh các vị thuốc phù hợp nhất” – Bác sĩ Đỗ Thanh Hà chia sẻ.

Điều trị tắc tia sữa sau sinh cần xác định được đúng căn nguyên bệnh
Điều trị tắc tia sữa sau sinh cần xác định được đúng căn nguyên bệnh

Thông thường, bác sĩ Hà sẽ có những vị thuốc để trị tắc tia sữa điển hình như sau:

  • Thể khí trệ huyết ngưng: Với các triệu chứng như vú bị sưng đau, sợ lạnh, đau đầu, sữa không thông, đau tức ngực, rêu lưỡi hơi vàng hoặc trắng… lúc này bác sĩ sẽ sử dụng các vị thuốc như hoàng kỳ, xuyên khung, đào nhân, cam thảo… có công dụng thanh nhiệt, tán kết, sơ can, thung nhũ.
  • Thể nhiệt độc: Các triệu chứng bao gồm sữa không thông, vú sưng đau, sốt rét, rêu lưỡi vàng… Vị thuốc được chỉ định là bồ công anh, liên kiều, huyền sâm, mộc thông… Có công dụng hoạt huyết, giải độc, thanh nhiệt.
  • Tắc tia sữa giai đoạn đã vỡ mủ: Lúc này vú của mẹ có dấu hiệu hóa mủ và vỡ ra, sưng đau giảm, hạ sốt. Các vị thuốc được bác sĩ Hà sử dụng đó là đẳng sâm, bạch truật, bạch chỉ, đào nhân, cam thảo… có công dụng điều hòa khí huyết, thanh nhiệt, giải độc.

Bên cạnh những bài thuốc này bác sĩ Hà cũng mách nhỏ chị em sử dụng một số mẹo dân gian để chữa tắc tia sữa rất đơn giản như:

  • Sử dụng bắp cải: Bắp cải chị em tách lấy từng lá, rửa sạch, có thể dùng mình phần cọng cứng. Hơ lửa phần cọng cứng này thật nóng. Đắp lên chỗ bị tắc sữa một cái khăn sau đó đặt cọng bắp cải lên và dùng tay day thật mạnh. Khi lá bớt nóng bạn lại hơ lại rồi tiếp tục làm như ban đầu, lá héo sẽ thay bằng lá khác.
  • Hành tươi: Chuẩn bị lá hành tươi, rửa sạch rồi đun sôi cùng với một lượng nước vừa đủ. Sau khi sôi chị em đổ vào cốc xông hoặc hé vung nồi xông chỗ vị trí đầu ti, kết hợp cho con bú nhiều sẽ cải thiện.

Báo chí viết về thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà:

Niềm vui của người bệnh chính là động lực để cống hiến cho đời

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà là một người rất trân trọng nền Y học cổ truyền và vai trò của người bác sĩ Đông y chính là mang đến những tư vấn, bài thuốc hiệu quả nhất cho người bệnh.

Với bác sĩ niềm vui của người bệnh chính là niềm vui của mình. Cũng chính điều này trở thành động lực để vị bác sĩ tài đức vẹn toàn này tiếp tục cống hiến với nghề. Do vậy, giờ đây dù đã ở tuổi ngoài lục tuần nhưng bác sĩ vẫn miệt mài nghiên cứu các bài thuốc, phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Làm việc bằng cái tâm là điều mà ai thăm khám với bác sĩ Hà đều thấy rõ
Làm việc bằng cái tâm là điều mà ai thăm khám với bác sĩ Hà đều thấy rõ

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà chia sẻ: “Mỗi ngày, niềm vui của tôi là được nhìn thấy nụ cười cũng như tia hi vọng  trong ánh mắt của các chị em phụ nữ, không còn đau đáu nỗi lo sản phụ khoa. Điều đó đã giúp tôi càng muốn cống hiến cho nền Y học cổ truyền và đóng góp sức mình để chị em được khỏe mạnh”.

Chúng tôi tin rằng với cái tâm và đức cùng chuyên môn của vị bác sĩ tài giỏi này sẽ ngày càng giúp cho chị em có được sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc.

=>> Ngoài tắc tia sữa và các vấn đề hậu sản, do thay đổi nội tiết tố thời kỳ này các mẹ bỉm sữa cũng rất dễ gặp phải bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Vậy làm sao để điều trị trong giai đoạn “nhạy cảm” này. Hãy cùng nghe bác sĩ Đỗ Thanh Hà giải đáp trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày:

Nếu như muốn được vị bác sĩ này thăm khám và điều trị thì chị em hãy vui lòng theo địa chỉ:

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam

**Lưu ý: Bác sĩ Hà thăm khám trực tiếp tại cơ sở Hà Nội

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *