Thành phần cấu thành bài thuốc An Bì Thang điều trị vảy nến

Trong số các bài thuốc điều trị vảy nến hiện nay, An Bì Thang được nhắc tới nhiều bởi sở hữu những ưu điểm vượt trội, mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công cho bài thuốc chính là nhóm thành phần dược liệu quý, thuần thiên nhiên. Bài viết dưới đây thông tin chi tiết về cơ chế tác dụng của các vị thuốc này, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Sự kết hợp của nhiều loại thảo dược quý

An bì thang là bài thuốc Y học cổ truyền được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia kỳ cựu tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Đây là thành quả của quá trình thai nghén lâu dài nhằm tạo ra một giải pháp điều trị toàn diện bệnh da liễu dai dẳng cho người bệnh.

Ưu điểm An Bì Thang được đánh giá cao bởi giới chuyên gia và người bệnh chính ở thành phần cấu tạo bài thuốc. Bởi, nhìn sơ qua, có thể thấy sự hội tụ của nhiều dược liệu quý, có mặt trong nhiều bài thuốc cổ xưa chữa bách bệnh như: Kim ngân, bồ công anh, ké đầu ngựa, tang bạch bì,…Hầu hết các vị thảo dược đều có chứa công năng tốt cho da, giảm viêm, kháng khuẩn, chữa lành tổn thương làn da.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần-Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam cùng các cộng sự của mình đã tập trung phối chế các vị thảo dược theo tỷ lệ “vàng” để tạo thành bài thuốc An Bì Thang hoàn chỉnh với 3 chế phẩm: Thuốc uống, thuốc bôi, thuốc rửa. 

Thành phần và công dụng An Bì Thang
Thành phần và công dụng An Bì Thang

Mỗi chế phẩm đóng vai trò nhất định, kết hợp cùng nhau trên cơ chế hoạt động “Trong uống-Ngoài bôi-Kết hợp ngâm rửa”. Để hiểu rõ hơn về công dụng của An Bì Thang, chúng ta cần hiểu rõ hơn về thành phần của từng chế phẩm và công năng của chúng. 

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.

Thành phần cấu thành bài thuốc uống 

Chế phẩm thuốc uống đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong bài thuốc An Bì Thang. Với cơ chế tác động kép cả trong lẫn ngoài, thuốc uống được “giao trách nhiệm” giải quyết căn nguyên gây bệnh vảy nến từ bên trong: Tác động vào phong, huyết, nhiệt trong cơ thể giúp bài độc, dưỡng huyết, điều hoà, cải thiện chức năng tạng phủ.

Một số thành phần chủ lực tạo nên bài thuốc An Bì Thang hoàn chỉnh
Một số thành phần chủ lực tạo nên bài thuốc An Bì Thang hoàn chỉnh

Nhóm dược liệu cấu thành bài thuốc uống An Bì Thang bao gồm:

  • Diệp hạ châu: Công dụng chữa các bệnh về gan, giải độc, tán ứ, tiêu viêm, sát trùng, lợi tiết. Vị thuốc này có thể chữa các bệnh liên quan đến viêm da, mụn nhọt, đánh bay các đốm sắc tố nám, tàn nhang.
  • Hạ khô thảo: Có tính hàn, vị đắng, cay, không độc. Công dụng thanh can hoả, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt. Tính lạnh và tác dụng kháng khuẩn của mạch hạ khô khiến thảo dược này rất tốt cho việc điều trị những vấn đề bệnh lý trên da.
  • Viêm da có chuyển biến tốt khi sử dụng mạch hạ khô. Trong Đông y, đây là loại dược liệu có tác dụng thanh lọc chuyên trị viêm, nhiễm trùng da.
  • Sài đất: Có vị ngọt, hơi chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoá đàm, khái, lương huyết, chỉ huyết, khư ứ. Dược liệu này còn được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc chống viêm, chống nhiễm khuẩn, tiêu độc, chữa viêm tấy, mụn nhọt, sưng khớp, nhiễm trùng,…
  • Bồ công anh: Loại thảo dược này có thể chữa được nhiều loại bệnh khác nhau, có thể giúp lợi tiểu, thanh lọc cơ thể một cách tự nhiên giúp giải độc tố tích tụ. Trong Đông y, bồ công anh được sử dụng để chữa các bệnh về da như chàm, vảy nến, có khả năng dưỡng da và được chế thành thuốc bổ.
  • Kim ngân cành: Là một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng làm giảm viêm nhiễm, giảm ngứa ngáy và diệt vi trùng. Loại thảo dược này có thể dùng để tắm cho trẻ nhỏ tốt bởi khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn hoặc ngứa ngoài da ở trẻ nhỏ.
  • Tơ hồng xanh: Có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, hơi có độc. Tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi tiểu hoạt huyết chỉ huyết. Thảo dược này thường được dùng để trị eczema và mụn nhọt.
  • Nhân trần: Có vị đắng, tính hàn, vào kinh bang quang. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng (tác dụng kháng khuẩn, lợi mật, lợi tiểu, kích thích tiêu hoá), giải độc cơ thể.
  • Ké đầu ngựa: Có vị đắng, tính ấm, thường quy vào kinh phế. Loại thảo dược này thường xuất hiện trong các bài thuốc điều trị viêm da như mề đay mẩn ngứa, hắc lào, vảy nến, mụn nhọt. Bên cạnh đó, ké đầu ngựa có tác dụng tốt việc loại bỏ độc tố do nhiễm phong hàn, tê thấp, phù thũng…
  • Liên kiều: Có vị đắng, tính mát và không chứa độc tố. Có tác dụng kháng khuẩn rộng, chống viêm, bảo vệ gan, giải nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Liên kiều xuất hiện nhiều trong các bài thuốc Đông y chữa mụn nhọt, trị nhiệt ở trẻ nhỏ, dị ứng, mẩn ngứa.

Thành phần cấu thành bài thuốc bôi

Kết hợp với thuốc uống là thuốc bôi An bì thang, chế phẩm này đóng vai trò tác động từ bên ngoài, qua đó làm mềm da, dưỡng da, phục hồi làn da bị tổn thương, cải thiện sắc tố da, giúp da khoẻ mạnh hơn.

Bảng thành phần dược liệu cấu thành bài thuốc bôi gồm:

  • Hoàng bá nam (núc nác): Có vị đắng ngọt, tính mát. Loại thảo dược này có khả năng chống viêm và chống dị ứng. Ngoài ra còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm giảm độ thẩm thấu của mạch máu. Phần vỏ của thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, vừa chữa các triệu chứng của mề đay, vảy nến, hen suyễn cho trẻ em, kháng khuẩn.
  • Tang bạch bì: Có vị ngọt, tính hàn và không có độc. Trong Đông y, công năng của tang bạch bì bao gồm lợi tiểu, thanh nhiệt ở phế, tiêu sưng phù. Loại thảo dược này thường có trong các bài thuốc trị ngứa, đau ngoài da hoặc ho suyễn.
  • Xuyên tâm liên: Có tính mát, vị đắng. Theo tài liệu ghi chép cổ của Trung Quốc, xuyên tâm liên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp điều trị các bệnh như viêm da, viêm họng, dạ dày,…Cây thuốc này còn chữa được các bệnh viêm nhiễm do virus, vi khuẩn gây ra trên tất cả bộ phận cơ thể, ngay cả cấp hay mạn tính.
  • Kinh giới: Có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa 1% tinh dầu. Kinh giới được sử dụng làm thuốc trị các vấn đề sức khoẻ như ngoại cảm phong tà, nhức đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt,…
  • Trầu không: Có vị nóng, chứa tinh dầu. Ngoài công dụng được sử dụng để ăn trầu, lá trầu không có thể được giã nhỏ để trị các vết loét, mẩn ngứa, viêm da. Trầu không xuất hiện nhiều trong các bài thuốc trị viêm nhiễm, chàm ở trẻ em, bệnh ho hen, mụn nhọt.
  • Ô rô: Cây có vị hơi mặn, tính mát. Riêng phần rễ có vị mặn chua, hơi đắng và tính hàn. Theo Đông y, phần cây ô rô có tác dụng tiêu sưng, tan máu ứ và giảm đau. Phần rễ có khả năng tiêu viêm và lợi tiểu.
  • Kim ngân hoa:  Tương tự như phần cành, hoa của kim ngân là một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng làm giảm viêm nhiễm, giảm ngứa ngáy và diệt vi trùng. Loại thảo dược này xuất hiện trong một số bài thuốc Đông y trị mụn nhọt và các bệnh ngoài da.

Thành phần cấu thành bài thuốc ngâm rửa

Chế phẩm cuối cùng trong bài thuốc An Bì Thang là thuốc ngâm rửa, kết hợp cùng thuốc bôi để cải thiện các triệu chứng vảy nến ngoài da. Thuốc ngâm rửa được đóng sẵn theo gói tiện sử dụng và có tác dụng làm lành vùng tiếp xúc trực tiếp, phục hồi vùng da bị tổn thương, kháng khuẩn, làm sạch da.

Dưới đây là các thành phần chính tạo nên bài thuốc tắm (ngâm rửa) của An bì thang:

  • Kim ngân hoa: Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa sự phát triển của nấm ngoài da. Chủ trị các vấn đề như mụn nhọt, mề đay, dị ứng, lở ngứa, sạm nám.
  • Diếp cá: Có vị cay chua, mùi tanh giống mùi cá, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng. Diếp cá xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, điển hình là mẩn đỏ, mụn nhọt, mụn trứng cá.
  • Kinh giới: Có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa 1% tinh dầu. Kinh giới được sử dụng làm thuốc trị các vấn đề sức khoẻ như ngoại cảm phong tà, nhức đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt,…
  • Tía tô: Hiệu quả về khả năng chống viêm và dị ứng của lá tía tô đã được khoa học chứng minh. Loại lá này có khả năng ức chế đi sự kích thích histamin ở các tế bào và giảm đi tình trạng viêm ở da.
  • Lá dâu: Theo Đông y, lá dâu có vị đắng ngọt, tính hàn, vào phế và can. Tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh phế chỉ khái, thanh can minh mục.
  • Bạc hà: Có vị cay, the, tính ấm dùng mát, không độc, đi vào kinh Phế, Can, Đởm. Bạc hà mang lại tác dụng như trừ phong, làm ra mồ hôi, kiện tỳ, chỉ ho, chỉ tả, tăng tiết mật, kích thích tiêu hoá, thúc ban sởi mọc, giải độc.

Dược liệu chuẩn, sạch, đạt chuẩn 100% thiên nhiên

Thành phần dược liệu là yếu tố tối quan trọng tạo nên thành công của một bài thuốc Đông y. Bên cạnh tiêu chí dược liệu quý, phát huy tác dụng tốt khi chữa bệnh thì nguồn gốc và tính an toàn là điều mà người bệnh hết sức quan tâm.

Hiện nay, thực trạng bài thuốc Đông y không còn đem lại hiệu quả điều trị cao bởi dược liệu không được xác thực nguồn gốc rõ ràng, quá trình sơ chế sơ sài, có sự pha trộn lẫn lộn thật giả khiến người bệnh hết sức quan ngại. 

Dược liệu bào chế đạt chuẩn 100% thiên nhiên
Dược liệu bào chế đạt chuẩn 100% thiên nhiên

Hiểu rõ điều này, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cùng các cộng sự của mình đặt ra quy chuẩn đầu vào khắt khe với thành phần dược liệu. Theo đó, Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam chủ động nguồn dược liệu tại các vùng núi cao phía Bắc và nuôi trồng, chăm sóc tại các vườn dược liệu chuyên canh trên cả nước. Quá trình này đạt chứng nhận tiêu chuẩn của GACP-WHO. Sau đó, chính tay các bác sĩ sẽ kiểm tra chất lượng dược liệu trước khi đưa vào sơ chế và sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy khép kín. Thảo dược được bảo quản trong phòng điều hoà nhiệt độ đạt chuẩn và đảm bảo giữ nguyên dược tính sau khi đã loại bỏ hết tạp chất.

Bên cạnh bảng thành phần ấn tượng bao gồm các loại thảo dược quý, từng xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương trị bệnh, An Bì Thang còn được đánh giá cao bởi chất lượng thảo dược chất, an toàn, không gây ra tác dụng phụ. Theo đó, bài thuốc Y học cổ truyền này phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ đến phụ nữ mang thai & cho con bú.

=> Xem video: VTV2 đưa tin nghệ sĩ Thu Huyền điều trị viêm da mãn tính thành công với An Bì Thang 

An Bì Thang hiện tại đang được sở hữu độc quyền và ứng dụng bởi Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Quý độc giả quan tâm có nhu cầu được tư vấn và mua thuốc hãy liên hệ theo thông tin được chúng tôi cung cấp dưới đây:

Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

THÔNG TIN THAM KHẢO:

Thuốc dân tộc

Ngày Cập nhật 14/09/2022

Bình luận (40)

  1. Ngô Tiến Quân says: Trả lời

    Minh cần tư vấn một chút rằng bị vảy nến giọt nhiều năm nay, lưng và bụng rất rất nhiều, nếu điều trị bằng thuốc này thì khả năng khỏi là bao nhiêu % vậy, tư vấn giúp mình được không

  2. Văn Thu Hà says: Trả lời

    Thuốc an bì thang có cần phải sắc không, thấy toàn đông y nghĩ phải sắc cũng không thích lắm

    1. Trúc Linh says: Trả lời

      Chả loại nào cần sắc cả cụ ạ, thuốc uống thì dạng cao rồi, thuốc bôi có sẵn lọ thủy tinh, có mỗi loại thuốc rửa là phải nấu, nhưng nấu như nước tắm chứ không cần nồi sắc gì cả

    2. Ngọc_Nhi_27t says: Trả lời

      Đang trị vẩy nến mảng bên bệnh viện da liễu mà không hiểu sao uống thuốc thấy quặn dạ dày với mệt người ghê, đang phân vân có nên đổi sang đông y an bì không nữa

    3. Xuân Thi says: Trả lời

      Ngay và luôn đi chứ còn chờ gì nữa bác, độ lành tính của thuốc đông y khỏi phải bàn rồi, mà còn được cái trị dứt điểm bệnh, chứ thuốc tây trị tức thời thôi nhé. ĐỌc thêm ở đây này https://centerforhealthreporting.org/chuyen-gia-da-lieu-hon-40-nam-kinh-nghiem-chia-se-bai-thuoc-tri-benh-vay-nen-hieu-qua-ngan-nguy-co-tai-phat-19466.html

    4. Xuka 2001 says: Trả lời

      Nên uống và dùng đông y bạn ạ, thuốc thảo dược vốn an toàn mà lại được chính trung tâm da liễu trồng và điều chế nên độ an toàn càng cao, trẻ con còn uống được là biết lành tính thế nào rồi. Tôi cũng uống kháng sinh 1 thời gian không khả thi và gây đau dạ dày mới chuyển sang an bì thang và hiệu quả đúng là không thể nói trong một hai lời hết đâu, bạn nên tự trải nghiệm

  3. Trung Hiếu says: Trả lời

    Bệnh vẩy nến này không có cách nào trị được ở nhà à? em muốn điều trị tại nhà đấy ạ

    1. Ly Lucky says: Trả lời

      Có thể dùng phần nhớt trong cây lô hội để trị ngứa và khô da do vẩy nến, lâu dần có thể cải thiện

    2. Văn Anh Tuấn says: Trả lời

      Bà chị tôi dùng giấm táo bôi lên chỗ da vẩy nến đó thấy cũng dịu lắm, chị làm thử có ok không

    3. Võ Anh Thư says: Trả lời

      Bạn hái ít lá khế nấu rồi rửa sạch chỗ da bị sần do vẩy nến, bôi dầu dừa nguyên chất lên mát xa hằng ngày, da đủ ẩm sẽ không tái bệnh vẩy nến nữa

    4. Trần Hồng says: Trả lời

      Bệnh vẩy nến ở quê trị dễ lắm, lấy nhúm lá trầu, lá bạc hà và lá diếp cá rửa sạch ngậm muối, vò nhẹ rồi nấu nước tắm hoặc rửa liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy kết quả

  4. Thái Bình says: Trả lời

    Đọc bài này thấy ghi là an toàn cho trẻ con nhưng bé mình mới 2 tuổi đã bị vẩy nến thể giọt thì có nên điều trị bằng thuốc an bì thang không https://www.tapchiyhoccotruyen.com/bai-thuoc-an-bi-thang-co-tot-khong-co-an-toan-cho-tre-khong.html

    1. Trương Thị Thắm says: Trả lời

      Nhỏ quá thì không nên uống bạn ạ, chỉ dùng thuốc rửa và bôi ngoài thôi. Thuốc cứ để mẹ uống rồi cho bé bú sẽ tốt hơn nhé. Cụ thể thì bạn cứ liên hệ bác sĩ xem

    2. Thu Hòa says: Trả lời

      Giá thuốc này nhiêu vậy ạ, em đọc mãi vẫn lơ mơ chưa thấy giá

    3. Thuận Thủy says: Trả lời

      Cả combo thuốc uống, rửa, bôi chưa đến 3 triệu mỗi tháng nha

    4. Thục Trang says: Trả lời

      Thuốc có thực sự an toàn và chữa dứt điểm được bệnh không ạ, trẻ con đề kháng yếu cũng lo

    5. Thụy Nguyên says: Trả lời

      Kể với bạn chuyện con mình, lúc bé 4 tuổi thì mình phát hiện vùng khuỷu tay, chân, đầu gối của con có những mảng da trắng khô cứng, ngứa và rỉ máu. Mình nấu lá ổi cho con tắm nhưng không đỡ nên đưa đi bệnh viện khám mới biết bị vẩy nến. Thời gian đó mình đã cho con dùng nhiều loại thuốc bôi ngoài đều không khả quan, chuyển qua uống thêm kháng sinh nhưng vẫn thường xuyên bị ngứa như thế. Sau này mình được mách đến trung tâm da liễu đông y nên đưa con tới khám. Bác sĩ kiểm tra sơ bộ và chẩn mạch rồi kê thuốc an bì thang, bảo thành phần thuốc đã được kê liều phù hợp với trẻ em và trong thuốc có những loại thuốc nâng cao đề kháng nữa. Mình theo lời bác sĩ cho con dùng thuốc 1 tháng thì thấy da đã đỡ sần, ngứa, sức khỏe đúng là có cải thiện. COn dùng xong tháng thuốc thứ 2 là khỏi bệnh này luôn. Giờ con đã 10 tuổi rồi và không tái phát bệnh lại

    6. Tiểu Hà says: Trả lời

      Chị cho em hỏi tí là thuốc có đắng không, bé em khó lắm, mỗi lần cho con uống thuốc là 2 vợ chồng đánh vật với con khổ lắm

    7. Trần Thanh Thảo says: Trả lời

      Việc này thì tùy vào khẩu vị của mỗi bé, mình thấy hơi nhẫn chứ không đắng đậm. Bé khó quá cho chút đường phèn nhé

  5. Yến Khoa says: Trả lời

    Tôi bị vảy nên phấn hồng, đã điều trị nhiều nơi với nhiều bác sĩ và dùng nhiều thuốc, bôi uống đầy đủ mfa bệnh không khỏi hết được, chỉ có khỏi được 5,6 phần thôi, không biết dùng thuốc này như thế nào và có thể khỏi được không

    1. Phạm My says: Trả lời

      Vẩy nến thể mảng có trị được bằng an bì thang không, da tôi bong tróc ra ngứa rát lắm, rỉ cả máu nữa, đồng cảnh ngộ như chị trên chữa mãi không khỏi

    2. Lộc_1987 says: Trả lời

      Được nha, thuốc an bì chữa được nhiều loại bệnh vẩy nến mà, tôi vẩy nến thể giọt cũng vừa chữa khỏi đây, hết sần ngứa da đúng thích luôn

    3. Phuong dang says: Trả lời

      The ban dung bao nhieu lau thi khoi benh vay, toi nghe noi benh nay phai dieu tri trong thoi gian lau lam co dung vay khong day nhi

    4. Tiên Thương says: Trả lời

      Lúc đi khám bác sĩ có tư vấn là thời gian trị thường kéo dài 2-4 tháng nhưng mình hấp thụ thuốc tốt với nghiêm ngặt tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ nên 3 tháng là đã khỏi rồi. Uống thuốc đông y nên thời gian khỏi bệnh phải tầm 3 tháng đấy không nhanh được đâu, nếu ai muốn nhanh thì đừng nên nghĩ đến việc dùng thuốc đông y nhé. Rồi khi đi khám bác sĩ sẽ hưỡng dẫn và giải thích hết

    5. Sao Băng says: Trả lời

      Mỗi lần mua thuốc trị vẩy nến là đều phải mua 3 loại luôn hay sao mọi người, mua 1,2 loại thôi không được a

      1. Steven says:

        Một bài thuốc nó thế, tách riêng ra không hiệu quả đâu bé. Em cố gắng đầu tư vài tháng để trị dứt điểm bệnh đi, kéo dài vừa khó chịu vừa dễ làm mất thẩm mỹ nữa

  6. Tuyết Hồ Thị says: Trả lời

    Vẩy nến có lây lan cho người khác không vậy bác sĩ ơi

    1. Kim Trí says: Trả lời

      Vẩy nến là một căn bệnh ngoài da chứ không phải do virut gây nên, vì thế nó không làm lây bệnh nhưng nó có di truyền bạn nhé. Nhà mà có người bị thì những thế hệ về sau đều có khả năng bị nhé

      1. Nhật Tâm says:

        Bệnh này di truyền hèn gì bé nhỏ tui bị vẩy nến ở vùng khuỷu tay. Thấy con gãi cứ tưởng ghẻ ngứa nhưng sau thấy da sần lên mới biết không phải, cứ nghĩ mãi không hiểu lây từ ai

      2. Nhã Như says:

        Con tớ cũng bị di truyền vẩy nến, ngứa ngáy con gãi tróc da mãi, có cách nào trị được không

      3. Hoàng Thúy Bình says:

        Con bạn bao nhiêu tuổi thế, bé nhà tớ bị vẩy nến đang dùng thuốc an bì thang đó bạn, hiệu quả lắm, đỡ ngứa và êm da nữa

      4. Hậu Thị says:

        Các bác có biết mấy tuổi thì dùng được thuốc an bì này không thế

      5. Như Yên says:

        Bsĩ khuyên 3 tuổi trở lên là dùng được rồi mẹ nó ạ, thắc mắc gì thì gọi bsĩ hỏi thêm để bác sĩ tư vấn rồi đưa lời khuyên cho chính xác nhé

  7. Đắc Hưởng says: Trả lời

    Mấy tháng gần đây trên da tôi thỉnh thoảng lại có một mảng vẩy sừng màu trắng bạc, bong vẩy, ngứa ngáy nhiều, có khi nào là vẩy nến không

    1. Nguyên Lộc says: Trả lời

      Có khả năng là vẩy nến đấy bạn, đến bác sĩ khám xem có đúng không rồi điều trị. Nếu xác nhận đúng là vảy nến thì khó điều trị lắm đó vì tôi bị vảy nến hơn năm nay rồi mà chữa mãi không khỏi, nhiều lúc rất nản về bệnh nhưng vẫn kiên trì điều trị để mong một ngày khỏi, da dẻ được như tất cả mọi người

    2. Minh Thu says: Trả lời

      Gửi bạn một số dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến để tham khảo nè: Trên da có lớp vẩy trắng, bạc, ngứa, da khô nứt nẻ, dễ chảy máu… Thấy của bạn cũng hơi giống rồi ak, nhưng vẩy nến có nhiều loại lắm, để biết phải chữa thế nào thì tốt nhất vẫn nên đến gặp bác sĩ thôi

    3. Nguyễn Sim says: Trả lời

      Đúng vẩy nến rồi em nhé, chị bị nên biết cái triệu chứng đấy là vảy nến thể mảng, cái bệnh này nó có rất rất nhiều thể loại. Mà bệnh này nói da liễu chứ cũng khó trị lắm, chị trị bao nhiêu năm chưa hết, đang định chuyển qua an bì thang điều trị nên mới tìm hiểu thêm thông tin đây, thử một lần điều trị bằng thuốc đông y xem tình hình cụ thể như thế nào

    4. Thanh says: Trả lời

      T cũng được khuyên dùng an bì thang nên lân la vào tìm đọc bài đây. K biết ở đây có ai dùng thuốc an bì thang mà trị khỏi vẩy nến chưa nhỉ nếu mà dùng k biết có phải dùng mấy loại như trên k nhỉ

    5. Toàn Tú says: Trả lời

      Rất nhiều người đã chữa khỏi vẩy nến bằng an bì thang, trong đó có cả tui đó. Mà kiểu từng trải nên hiểu cảm giác khó chịu mỗi khi tái bệnh nên ai hỏi tui cũng spam link này để mọi người hiểu và chữa khỏi bệnh https://www.trungtamdalieudongy.com/dieu-tri-benh-vay-nen-an-toan-hieu-qua-voi-bai-thuoc-an-bi-thang.html

    6. Tường Vy says: Trả lời

      Mình bị vẩy nến và đã chữa khỏi bằng thuốc đông y an bì thang nhé. Thời gian bị bệnh này cũng khá lâu rồi và hay tái phát thường xuyên, ngứa và khó chịu nhiều. Mình có đi khám da liễu và được kê bôi một số loại thuốc nhưng không dứt điểm bệnh. Sau này mình biết đến trung tâm da liễu đông y việt nam và khám điều trị bằng thuốc đông y an bì thang ở đây. Mình khám và điều trị bác sĩ Nhuần, bác sĩ kê thuốc uống, thuốc bôi và thuốc tắm vì gần như mình bị toàn thân, sau hơn 2 tháng thì khỏi, da trở về hồng hào như trước và không còn bị sần hay nổi ngứa nữa nha. Mình điều trị đến nay gần 1 năm rồi chưa có tái lại

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *