Các Thảo Dược Hạ Men Gan Rẻ Tiền Hiệu Quả Nên Sử Dụng

Men gan cao nếu không được tiến hành điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến chức năng gan cũng như làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh việc điều trị bằng các phương thuốc y học hiện đại, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên để cải thiện bệnh lý. Các loại thảo dược không chỉ mang lại kết quả điều trị như mong muốn mà còn giúp người bệnh tiết kiệm khá nhiều chi phí điều trị.

Các loại thảo dược thiên nhiên quen thuộc, rẻ tiền giúp hạ men gan
Các loại thảo dược thiên nhiên quen thuộc, rẻ tiền giúp hạ men gan

7 thảo dược hạ men gan được đánh giá tốt lại rẻ tiền

Hiện nay, có khá nhiều các loại thảo dược trị bệnh men gan cao được giới chuyên môn đánh giá tốt nhưng không phải ai cũng biết đến. Có những loại thảo dược xuất hiện quanh nơi bạn sống và bạn không cần tốn một khoản chi phí nào để chữa bệnh. Đa phần những loại thảo dược sắp được chúng tôi liệt kê dưới đây đều có tác dụng kiểm soát độ men trong gan, bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại, tăng cường chức năng gan. Do đó, việc áp dụng sử dụng đúng cách sẽ giúp người bệnh tận dụng tối đa công dụng vốn có của chúng.

Dưới đây là những loại thảo dược trị hạ men gan hiệu quả lại rẻ tiền, tiết kiệm khá nhiều chi phí:

1. Trà atiso giúp hạ men gan hiệu quả

Atiso được biết đến là loại thảo dược có tác dụng khá nhiều đối với sức khỏe của gan và được dân gian sử dụng để trị các bệnh lý về gan. Trong cụm hoa và toàn cây atiso có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng củng cố chức năng gan, tăng cường chức năng gan, giúp hạ men gan như: Cynarin, Silymarin,… Đặc biệt hơn, trong loại thảo dược này còn chứa khá nhiều chất chống oxy hóa như: Rutin, Luteolin, Anthocyanins,…

Atiso có chứa nhiều thành phần hoạt chất giúp tăng cường chức năng gan, kiểm soát lượng men trong gan, tăng cường hệ miễn dịch
Atiso có chứa nhiều thành phần hoạt chất giúp tăng cường chức năng gan, kiểm soát lượng men trong gan, tăng cường hệ miễn dịch

Cách thực hiện:

  • Đem một ít dược liệu atiso tươi hoặc atiso khô hãm cùng với một ít nước sôi như nước trà;
  • Khi các tinh chất có trong atiso ra hoàn toàn thì tiến hành lọc bỏ phần bã, chắt lọc lấy phần nước;
  • Dùng nước atiso để thay thế cho nước lọc hằng ngày;
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả điều trị như mong muốn.

Ngoài việc sử dụng nước uống từ atiso, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số món ăn từ atiso. Đây cũng được xem là một liệu pháp giúp hạ men gan hiệu quả.

2. Dùng cây nhân trần chữa bệnh men gan cao

Cây nhân trần là một trong những vị thuốc nam quý được dân gian sử dụng khá nhiều để bào chế thành thuốc chữa bệnh, trong đó có bệnh men gan cao. Theo sự nghiên cứu của giới y học hiện đại, trong cây nhân trần có chứa khá nhiều thành phần có tác dụng kiểm soát nồng độ men gan, giải độc gan, tăng tiết mật, tái tạo và phục hồi chức năng gan,…

Cây nhân trần có tác dụng kiểm soát nồng độ men gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan
Cây nhân trần có tác dụng kiểm soát nồng độ men gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan

Cách thực hiện:

  • Đem 2 – 3 nắm cây nhân trần vừa được thu hái rửa sạch với nước rồi đem phơi cho khô;
  • Mỗi lần sử dụng một ít để hãm cùng với nước để dùng;
  • Dùng nước thay cho nước trà hoặc nước lọc hằng ngày.

Để bài thuốc phát huy hết công dụng vốn có của chúng, người bệnh nên sử dụng thuốc kiên trì và kết hợp cùng với việc thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.

3. Cây cà gai leo – Thảo dược hạ men gan được đánh giá cao

Nếu nói đến các loại thảo dược giúp hạ men gan tốt thì không thể không nhắc đến cây cà gai leo – đây là một loại cây thân leo, sống lâu năm. Trong cây cà gai leo có chứa khá nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng hạ men gan, giúp giải độc gan, tái tạo và phục hồi chức năng gan. Ngoài công dụng điều trị bệnh men gan cao, loại thảo dược này còn được dân gian sử dụng để làm thuốc chữa một số bệnh lý khác về gan như: bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan B, xơ gan,…

Cây cà gai leo - Vị thuốc quen thuộc, rẻ tiền giúp trị bệnh men gan cao, viêm gan, gan nhiễm mỡ
Cây cà gai leo – Vị thuốc quen thuộc, rẻ tiền giúp trị bệnh men gan cao, viêm gan, gan nhiễm mỡ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30 gram cây cà gai leo cùng với 40 gram cây xạ đen;
  • Đem hai nguyên liệu vừa được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất;
  • Cho toàn bộ nguyên liệu đã được làm sạch vào trong nồi cùng với 1 lít nước;
  • Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 500 ml nước;
  • Chắt lọc lấy phần nước và loại bỏ phần bã;
  • Dùng nước sắc từ cây cà gai leo để thay thế cho nước lọc hằng ngày.

4. Trị bệnh men gan cao bằng cây kế sữa

Từ lâu, cây kế sữa được dân gian sử dụng khá nhiều để cải thiện chức năng của gan. Bởi trong loại thảo dược này chứa hai thành phần hoạt chất có tác dụng tốt đối với gan như: Silymarin và Flavonoid. Ngoài ra, loại thảo dược này còn hỗ trợ điều trị bệnh men gan cao, viêm gan B, gan nhiễm mỡ rất tốt.

Thành phần hoạt chất Silymarin có trong cây kế sữa có tác dụng củng cố chức năng gan, kiểm soát nồng độ men gan
Thành phần hoạt chất Silymarin có trong cây kế sữa có tác dụng củng cố chức năng gan, kiểm soát nồng độ men gan

Cách thực hiện:

  • Đem 50 gram cây kế sữa khô hãm cùng với một ít nước sôi;
  • Khi phần tinh chất có trong cây kế sữa ra hoàn toàn thì chắt lọc lấy phần nước và loại bỏ phần bã;
  • Dùng nước từ cây kế sữa thay cho nước trà hằng ngày.

Bên cạnh việc sử dụng độc vị, người bệnh cũng có thể kết hợp cây kế sữa cùng với một số các loại thảo dược khác như: cây cà gai leo và cây xạ đen. Đem toàn bộ nguyên liệu trên sắc để lấy nước dùng.

5. Dùng thảo dược hạ men gan – Cây vọng cách

Cây vọng cách là một cái tên không quá la xạ khi bạn là người dân nông thôn với tán cây rộng để che mát. Ngoài công dụng làm cảnh, tạo bóng mát, cây vọng cách còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, trong đó có bệnh men gan cao.

Trong cây vọng cách có chứa khá nhiều thành phần hoạt chất điển hình như Flavonoid, Polysaccharid, Iridoid cùng với nhiều thành phần khoáng chất khác. Những thành phần này giúp kiểm soát lượng men có trong gan, tăng cường chức năng gan và giúp hạn chế tối đa các tổn thương ở gan.

Cây vọng cách có chứa nhiều thành phần hoạt chất giúp cải thiện chức năng gan, điều hòa gan, đào thải các chất độc hại có trong gan
Cây vọng cách có chứa nhiều thành phần hoạt chất giúp cải thiện chức năng gan, điều hòa gan, đào thải các chất độc hại có trong gan

Cách thực hiện:

  • Đem một nắm cây vọng cách khô bao gồm cả phần lá, cành và rễ nấu cùng với 500 ml nước trong khoảng 15 phút;
  • Tiến hành đun cho đến khi các tinh chất có trong dược liệu ra hoàn toàn;
  • Chắt lọc lấy phần nước và loại bỏ phần bã;
  • Dùng nước thay cho nước lọc hằng ngày;
  • Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả điều trị như mong muốn.

6. Cây diệp hạ châu – Cây thuốc trị men gan cao hay

Chó đẻ răng cưa là tên gọi khác của cây diệp hạ châu. Trong Đông y, cây diệp hạ châu có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, bổ thận. Theo sự ghi nhận của giới dược lý hiện đại, trong loại cây này có nhiều thành phần hợp chất có thể kể đến như: tanin, nirathin, phylteralin, tritequen, hypophyllanthin,… Những thành phần hoạt chất này giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại, kiểm soát lượng men trong gan.

Với những bản chất và thành phần trên, cây diệp hạ châu được ứng dụng khá nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, giúp hạ men gan cho các đối tượng đang mắc phải.

Cây diệp hạ châu chữa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng bảo vệ gan, kiểm soát lượng men có trong gan
Cây diệp hạ châu chữa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng bảo vệ gan, kiểm soát lượng men có trong gan

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 4 – 5 nắm cây diệp hạ châu già;
  • Đem toàn bộ cây vừa được thu hái về rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn;
  • Cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 3 – 4 cm rồi đem phơi dưới bóng râm cho khô;
  • Bảo quản dược liệu trong bao bì kín để sử dụng trong thời gian dài;
  • Mỗi lần sử dụng 1 nắm nhỏ để đem hãm cùng với nước nóng như nước trà;
  • Lọc bỏ phần cặn và thu lấy phần nước. Chia thành 2 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.

7. Hạ men gan bằng cây nhọ nồi quen thuộc

Cây nhọ nồi còn được biết đến là cây cỏ mực, đây là một loại cây mọc hoang ở những bãi đất bỏ hoang ẩm ướt, dọc bên sông, bờ ruộng. Trong Đông y, cây nhọ nồi được sử dụng khác nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cho người, trong đó có bệnh men gan cao.

Về bản chất, cây nhọ nồi có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt. Song song, theo sự ghi nhận của các nhà nghiên cứu cho thấy trong loại cây này có chứa khá nhiều các thành phần hoạt chất có tác dụng hạ men gan, chống tổn thương gan như: Ancaloit, Flavonoid, Caroten, Sterols,…

Cây nhọ nồi giúp chữa men gan cao hiệu quả, người bệnh không nên bỏ qua
Cây nhọ nồi giúp chữa men gan cao hiệu quả, người bệnh không nên bỏ qua

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 30 gram cây nhọ nồi, 20 gram cây nữ trinh tử cùng với trạch tả và đương quy mỗi vị 15 gram;
  • Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị cho vào nồi đất cùng với 750 ml nước lọc;
  • Tiến hành đun sôi trên ngọn lửa nhỏ và đun cho đến khi lượng nước trong nồi còn khoảng 200ml nước;
  • Chắt lọc lấy phần nước và chia thành nhiều phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.

Người bệnh nên áp dụng kiên trì các bài thuốc nếu mong muốn đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng, người bệnh nên kết hợp cùng với việc thăm khám để biết được thuốc có phát huy tác dụng hay không.

Hạ men gan bằng việc sử dụng thảo dược có thực sự tốt không?

Việc sử dụng các loại thảo dược để hạ men gan là biện pháp hữu nghiệm và an toàn cho các đối tượng đang mắc phải căn bệnh này. Và đây cũng chính là phương pháp điều trị được ông bà ta ngày xưa lưu truyền lại cho thế hệ ngày hôm nay và cả trong tương lai.

Về mức độ an toàn, các loại thảo dược đều có nguồn gốc từ thiên nhiên hầu như không ẩn chứa bất kỳ các thành phần độc hại nào. Chính vì thế, người bệnh hoàn toàn an tâm khi sử dụng mà không quá lo nghĩ về những tác dụng phụ của thuốc. Mặt khác, những loại thảo dược trị bệnh men gan cao có thể là những loại cây quen thuộc, cây mọc dại và chúng xuất hiện quanh nơi ta sống. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khá nhiều.

Ngoài những ưu điểm vượt trội trên không thể không nhắc đến hiệu quả điều trị. Người bệnh có thể tự cảm nhận được sự thay đổi sau một thời gian kiên trì sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được ở mỗi đối tượng sẽ khác nhau, bởi việc này còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần hết sức cân nhắc khi lựa chọn việc điều trị bệnh men gan cao bằng các loại thảo dược quanh ta.

Công dụng hạ men gan của các loại thảo dược còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố: mức độ bệnh lý, cách dùng, sự kiên trì,...
Công dụng hạ men gan của các loại thảo dược còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố: mức độ bệnh lý, cách dùng, sự kiên trì,…

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thảo dược hạ men gan

Mặc dù những bài thuốc trị men gan cao từ các loại thảo dược được đánh giá là tốt với sức khỏe người bệnh, ít gây ra những tác dụng phụ nhưng người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng:

  • Trước khi bào chế thành thuốc chữa bệnh thì bạn cần làm sạch thảo dược bằng nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn, đất cát. Tốt hơn nên ngâm rửa cùng với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo;
  • Nếu so sánh với các bài thuốc khác thì phương pháp trị men gan cao bằng các loại thảo dược thường có tác dụng khá chậm và có thể mất khoảng vài tuần mới thấy rõ kết quả. Do đó, để đạt được kết quả điều trị mong muốn, người bệnh nên sử dụng đều đặn mỗi ngày;
  • Trong quá trình sử dụng nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào, khi đó bạn nên tạm ngưng việc sử dụng thuốc và chỉ sử dụng trở lại khi cơ thể dần ổn định;
  • Đối với các đối tượng mắc bệnh men gan cao cấp tính thường phương pháp này không mang lại kết quả điều trị như mong đợi. Chính vì vậy, người bệnh cần tìm bác sĩ để được giúp đỡ.

Bên cạnh việc lưu ý đến những vấn đề trên, các đối tượng cũng cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, cụ thể hơn:

  • Tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất như: rau xanh, trái cây, hoa quả tươi, các loại thịt, sữa, ngũ cốc,…;
  • Hạn chế tối đa việc dung nạp cho cơ thể các thực phẩm giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,… bởi đây là những loại thực phẩm được đánh giá là không tốt cho sức khỏe của gan;
  • Chăm luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch;
  • Tập thói quen đi ngủ đúng giờ, tránh thức quá khuya. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức;
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để biết chính xác tình trạng chức năng gan và một số rủi ro có thẻ gặp phải.

Trên đây là tổng hợp những cách trị bệnh men gan cao từ các loại thảo dược lành tính, rẻ tiền nhưng không kém phần hiệu nghiệm. Người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn cho mình loại thảo dược phù hợp để cải thiện bệnh lý. Sau một thời gian điều trị bằng các loại thảo dược, người bệnh nên dành thời gian thăm khám để biết các bài thuốc có thực sự phát huy công dụng hay không, đồng thời biết thêm những rủi ro có thể xảy ra.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Ngày Cập nhật 21/11/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *