Thoái hóa cột sống ở người già – Cách điều trị và phòng ngừa

Thoái hóa cột sống ở người già là hậu quả của quá trình lão hóa, chấn thương do tai nạn hay do ảnh hưởng bởi công việc thường xuyên mang vác nặng,… Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức ở vùng lưng, cổ và các khu vực lân cận. 

Thoái hóa cột sống ở người gi
Thoái hóa cột sống là bệnh lý thường gặp phổ biến ở người già trên 55 tuổi

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống ở người già

Thoái hóa cột sống ở người già hình thành do các nguyên nhân sau đây:

  • Chấn thương: Chấn thương do tai nạn hoặc các tổn thương cột sống hình thành từ thoát vị đĩa đệm, căng dây chằng, bong gân cơ hoặc gãy cột sống,… chính là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống ở người già
  • Lão hóa do tuổi tác: Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống phổ biến ở người già có liên quan đến yếu tố lão hóa do tuổi tác. Theo các chuyên gia, tuổi càng cao, cấu trúc cột sống bắt đầu thay đổi do hao mòn theo thời gian. Khi đó, chức năng vận động của cơ và xương trở nên yếu dần,  làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Di truyền bẩm sinh: Theo một số tài liệu, người Châu Á có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống thấp hơn người Châu Âu. Bên cạnh đó, bệnh hình thành một phần do người bệnh mắc các bệnh lý di truyền bẩm sinh như vẹo cột sống, gù, hẹp đốt sống hoặc gai đôi cột sống,… 
  • Do biến chứng bệnh lý: Thoái hóa cột sống ở người cao tuổi có thể là do biến chứng của bệnh tiểu đường, suy giảm chức năng thận hoặc do mãn kinh sớm gây nên,…

Yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống ở người cao tuổi

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người cao tuổi như:

  • Chế độ dinh dưỡng: Thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, magie và vitamin,… sẽ khiến khớp không được nuôi dưỡng. Lúc này, quá trình tái tạo xương khớp sẽ bị cản trở dẫn đến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn
  • Tính chất công việc: Những đối tượng thường xuyên vác vật nặng hoặc lặp lại hoạt động cúi gập người hay ngửa cổ thường có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cao 
  • Thói quen sinh hoạt: Cơn đau lưng ở xảy ra ở người già có thể xuất phát từ thói quen ngồi hoặc nằm ngủ sai tư thế
  • Giới tính: Nam giới thường có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống cao hơn nữ giới
Thoái hóa cột sống ở người cao tuổi
Ngủ sai tư thế là một trong những yếu tố điển hình làm tăng khả năng mắc bệnh thoái hóa cột sống

Triệu chứng thoái hóa cột sống ở người già

Thoái hóa cột sống cổ hoặc lưng ở người già thường có những dấu hiệu nhận biết điển hình sau:

  • Đau nhức: Thông thường, đau xuất hiện một cách đột ngột ở vị trí bị thoái hóa. Ban đầu, cơn đau chỉ âm ỉ ở vùng cổ và lưng, sau đó đau tăng dần lên theo thời gian. Đau trở nên dữ dội khi người bệnh làm việc, tham gia sinh hoạt hoặc cử động. Đau thường lan rộng sang các khu vực cận kề như cổ, vai, cánh tay hoặc hông, mông và chân. Mặt khác, đau có thể lan lên vùng phía sau đầu và hốc mắt
  • Co cứng khớp: Ngoài triệu chứng đau nhức, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng co cứng khớp, gây khó khăn trong việc cử động. Hiện tượng này thường thuyên giảm sau khoảng 30 phút vận động
  • Cảm giác khó chịu: Người bệnh có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, chán ăn và mất ngủ,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống

Thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi có nguy hiểm không

Thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa cột sống cổ, lưng ở người cao tuổi nói riêng, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng sau đây:

  • Hạn chế hoặc mất dần khả năng vận động
  • Hẹp ống sống
  • Thiếu máu lên não do bệnh gây rối loạn tuần hoàn não
  • Gây teo cơ hoặc bại liệt 
  • Mất kiểm soát chức năng tiểu và đại tiện
  • Gây đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm hoặc gai cột sống,…

Điều trị thoái hóa cột sống ở người cao tuổi

Dựa vào bài kiểm tra thể chất và kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như chụp X- quang, công hưởng từ MRI,… bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp.

1. Điều trị bằng thuốc 

Đối với trường hợp đau lưng cấp tính, bệnh ở mức độ nhẹ, thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen, Paracetamol,… chính là lựa chọn hữu ích đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu sau một vài tuần điều trị mà triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc chữa trị khác. Cụ thể: 

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Bao gồm Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin và Meloxicam,… Các loại thuốc này có tác dụng giảm viêm và sưng đau. Đồng thời, thuốc còn có công dụng hỗ trợ làm giảm co cứng khớp, giúp khớp hoạt động linh hoạt hơn. Lưu ý, các thuốc này chỉ nên sử dụng trong liệu trình ngắn vì chúng có tác dụng gây nghiện và làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón
Điều trị thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi
Chữa thoái hóa cột sống cho người cao tuổi bằng thuốc Tây
  • Thuốc chống trầm cảm: Có thể giúp giảm nhanh tình trạng đau lưng mãn tính kèm theo triệu chứng lo âu do thoái hóa cột sống gây nên. Một số loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng như Amitryptilin và Dogmatil
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Bao gồm thuốc Myonal, Mydocalm và một số loại khác. Thuốc hoạt động bằng cách tác động trực tiếp lên cơ xương khớp. Từ đó giúp các cơ bị co thắt thư giãn, làm giảm đau
  • Tiêm Cortisone ngoài màng cứng: Tiêm Cortisone vào cột sống có tác dụng giúp làm giảm viêm quanh rễ thần kinh. Do đó, giúp giảm nhanh cơn đau trong thời gian gian ngắn. Tiêm thuốc chỉ được chỉ định thực hiện trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhiều những thuốc giảm đau thông thường không mang lại tác dụng chữa trị

Ngoài các loại thuốc nêu trên, bệnh nhân nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc làm chậm quá trình thoái hóa để ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu. Nhưng, trước khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên viên y tế để tránh trường hợp dùng quá liều hoặc không đúng cách gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là loại trị liệu truyền thống bao gồm các liệu pháp thực hành, các thao tác và bài tập kéo giãn cột sống, khớp xương. Mục tiêu của phương pháp điều trị này là giúp tăng phạm vi chuyển động của khớp, ngăn ngừa tình trạng teo hoặc yếu cơ. Đồng thời giúp kiểm soát cơn đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe tổng thể. 

Có rất nhiều kỹ thuật điều trị vật lý trị liệu khác nhau. Cụ thể như:

  • Căng cơ, nắn xương khớp
  • Liệu pháp xoa bóp
  • Châm cứu
  • Bài tập thần kinh
  • Nhiệt trị liệu: Chườm nóng, chườm lạnh, ngâm suối nước khoáng hoặc siêu âm,…

Tùy thuộc vào mức độ đau lưng của mỗi người mà chuyên gia vật lý trị liệu sẽ tư vấn cho người bệnh kỹ thuật điều trị phù hợp.

Dưới đây là các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng xương khớp và hỗ trợ điều trị thoái hóa.

  • Bài tập 1: Nằm ngửa với tư thế hai tay để xuôi theo cơ thể và 2 chân thẳng. Sau đó, từ từ co đầu gối và ấn vùng thắt lưng xuống sàn. Giữ nguyên tư thế này trong 5 – 10 giây. Sau đó trở về vị trí ban đầu, thư giãn và lặp lại.
  • Bài tập 2: Nằm ngửa, hai chân thẳng và hai tay thả lỏng theo thân mình. Tiếp đó, hít vào đồng thời dùng tay ôm đùi và từ từ kéo về phía ngực. Sau đó thở ra và giữ nguyên tư thé trong vòng 10 giây rồi đưa về tư thế đầu. Đổi bên và thực hiện thao tác tương tự
Bài tập chữa thoái hóa cột sống cho người già
Thường xuyên áp dụng các bài tập vật lý trị liệu mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cho người cao tuổi
  • Bài tập 3: Nằm ngửa với hai chân thẳng và hai tay xuôi theo cơ thể. Sau đó, gập đầu gối chân phải lớn hơn một góc 90 độ, trong khi đó dùng tay phải đẩy đùi chân phải. Giữ tư thế này trong vòng 10 giây rồi đổi bên và thực hiện tương tự
  • Bài tập 4: Nằm ngửa trên sàn, tay và chân thẳng theo chiều cơ thể. Hít vào và từ từ co đầu gối về phía ngực. Sau đó, dùng hai tay ôm lấy đầu gối. Đầu và lưng dựa sát sàn, mắt nhìn thẳng. Giữ tư thế này từ 30 – 60 giây cho đến khi cảm giác căng ở vùng thắt lưng thì dừng lại và trở về vị trí ban đầu. Thư giãn 3 – 5 giây và lặp lại động tác

Lưu ý: Lần đầu áp dụng các bài tập trị liệu nêu trên, người bệnh nên tập ít nhất 5 lần đối với một động tác. Mỗi ngày tập từ 4 – 5 lần. Sau khi cơ thể thích nghi với các động tác, bệnh nhân nên tăng dần tần suất tập của các bài tập lên 7 – 10 ngày/ 1 động tác nhưng số lần tập trong ngày nên giảm xuống 2 – 3 lần.

3. Điều trị bằng thảo dược

Thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên nên khá an toàn, ít gây tác dụng phụ đối với người sử dụng. Đặc biệt, các dược liệu tự nhiên này còn có tác dụng thẩm thấu nhanh, giúp làm giảm đau, giảm viêm và ngăn ngừa thoái cột sống tiến triển. 

Các cách chữa thoái hóa cột sống tại nhà an toàn cho người già như:

  • Cách 1: Chuẩn bị 20 gram lá lốt, 20 gram ngải cứu và 300 ml giấm gạo. Đem ngải cứu và lá lốt rửa sạch, thái nhỏ và cho vào nồi, đổ giấm gạo và đun sôi. Sau khoảng 15 phút đun, đổ thuốc ra bát, chờ nước nguội và dùng bông gòn thấm nước chấm lên vị trí đau
  • Cách 2: Sử dụng mật ong, muối hạt và mù tạt, mỗi vị một lượng bằng nhau. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào một chiếc cốc và khuấy đều. Trước khi đi ngủ, người bệnh dùng hỗn hợp này thoa đều lên khu vực bị ảnh hưởng. Sau đó dùng cuộn giấy bọc thức ăn quấn quanh mình để cố định thuốc. Đồng thời, bên ngoài nên dùng một chiếc khăn dày để lên để giữ nhiệt. Vệ sinh lại cơ thể sau hai tiếng đồng hồ thoa thuốc
  • Cách 3: Dùng dầu khuynh diệp hâm nóng với 1 – 2 giọt dầu dừa, thoa đều lên vùng bị ảnh hưởng và tiến hành massage nhẹ nhàng sẽ giúp giảm đau lưng

Bên cạnh các mẹo thoa ngoài, bệnh nhân cũng có thể sử dụng trà gừng, trà xanh và một số loại trà thảo dược khác để cải thiện triệu chứng bệnh.

Trị thoái hóa cột sống cho người lớn tuổi
Trà thảo dược có tác dụng giúp làm dịu và giảm đau thoái hóa cột sống ở người già

4. Phẫu thuật

Ngoài các cách điều trị thoái hóa cột sống ở người già nêu trên, bệnh nhân cũng có thể quản lý tốt triệu chứng bệnh bằng cách cấy chỉ, diện chẩn hoặc áp dụng sóng cao tần. Tuy nhiên, trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp nội khoa và bảo tồn nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm trong vòng 6 tháng, bác sĩ sẽ chỉ phương án chữa trị cuối cùng là phẫu thuật.

Phẫu thuật giúp chấm dứt triệu chứng bệnh nhưng đây cũng là biện pháp điều trị tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, phương pháp này chỉ được chỉ định thực hiện ở những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống kèm các triệu chứng và vấn đề sau:

  • Trượt đốt sống độ 3 – 4
  • Chèn ép đuôi ngựa
  • Hẹp ống sống nặng

Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống ở người già

Để phòng tránh bệnh già tái phát và chuyển nặng, người bệnh nên tuân thủ đúng theo những gợi ý sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đồng thời nên tăng cường sử dụng các loại rau xanh, trái cây có tác dụng chống viêm như cà chua, cam,… để hạn chế tình trạng viêm.
  • Uống bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể: Bên cạnh dung nạp dinh dưỡng từ thực phẩm, bệnh nhân cũng nên uống bổ sung canxi và vitamin D mỗi ngày để tăng cường mật độ xương, giúp cột sống chắc khỏe hơn
  • Tập thể dục thường xuyên: Cách làm này giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp và khối xương. Đồng thời giúp thúc đẩy sụn khớp phát triển

Ngoài các cách này, để giảm đau lưng và phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống, bệnh nhân cần thuộc lòng các nguyên tắc sau đây:

  • Biết cách nâng đồ vật đúng tư thế
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định
  • Biết các tư thế sinh hoạt đúng như ngồi thẳng lưng, không bắt chéo chân,…
  • Biết cách chuyển từ nằm sang ngồi đúng

Thoái hóa cột sống ở người già có thể để lại nhiều biến chứng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu người bệnh không phát hiện và điều trị ngay từ đầu. Do đó, để chấm dứt tình trạng đau nhức và khó chịu do bệnh gây nên, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị theo yêu cầu của bác sĩ.

⇒ Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *