Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Triệu chứng và cách chữa hiệu quả để thoải mái vận động

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý phổ biến ở người già, người trung niên do lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay, bệnh ngày càng trẻ hóa, số người trong độ tuổi 30 tìm đến các cơ sở y tế ngày càng tăng. Do đó việc phát hiện các triệu chứng sớm sẽ giúp việc điều trị và phòng ngừa hiệu quả.” Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường cho biết.

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Cột sống cổ được cấu tạo từ 7 đốt sống (C1- C7), phần trên từ C1 – C3 có vai trò trụ cột và C4-C7 là đoạn chuyển động. Bất cứ đốt sống nào cũng có thể bị thoái hóa trong đó đốt C5, C6 có tỉ lệ hư hỏng cao nhất.

Thoái hóa cột sống cổ là hiện tượng hư ở diện thân đốt, đĩa liên đốt cho đến dây chằng, mô cơ xung quanh, đĩa đệm mất nước gây đau mỏi và nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến cử động.

Theo các chuyên gia xương khớp thoái hóa cột sống cổ là bệnh khó tránh khỏi khi về già. Tỷ lệ người mắc bệnh ở tuổi trên 75 (chiếm 75%), tuổi 50 (chiếm 25-50%). Bệnh thường diễn ra âm thầm khiến việc nhận biết khó khăn. Đa số bệnh nhân chỉ phát hiện sau khi thoái hóa chuyển nặng

Ai là đối tượng bị thoái hóa cột sống cổ?

Đối tượng mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ không chỉ ở người già, bệnh đang có xu thế trẻ hóa chủ yếu ở những người:

  • Làm công việc văn phòng.
  • Người làm nông nghiệp, trồng trọt.
  • Bác sĩ nha khoa.
  • Diễn viên xiếc, vận động viên thể thao.
  • Người bị béo phì.
  • Bị dị dạng đốt sống cổ từ nhỏ.
  • Người gặp chấn thương tại cột sống cổ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phải kể đến:

  • Lão hóa: Khi về già cơ thể lão hóa khiến sụn khớp bào mòn, đĩa đệm mất dần độ đàn hồi, đốt sống bị xơ hóa từ đó gây bệnh.
  • Do chấn thương: Do vùng cột sống cổ bị va đập do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, khi tập luyện hay chơi thể thao. Việc điều trị chậm chễ, không dứt điểm chính là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ.
  • Tính chất công việc: Những công việc chân tay thường xuyên phải bê vác vật nặng, cúi đầu khiến đốt sống, dây chằng dễ bị tổn thương. Trong khi đó các công việc ngồi bất động một chỗ cũng làm gia tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Sai tư thế: Nghe điện thoại, dùng máy tính nhiều giờ đồng hồ, cúi gập cổ, ngủ gục trên bàn, nằm gối quá cao, quá cứng, nghiêng cổ 1 bên… là những thói quen xấu khiến cột sống cổ bị đau mỏi.
  • Bệnh về cột sống: Vôi hóa, thoát vị, gai cột sống… là những bệnh lý gây tổn thương nặng nề cho đốt sống cổ quá trình thoái hóa trở nên tất yếu.
  • Nguyên nhân khác: Do di truyền, chế độ dinh dưỡng không khoa học, căng thẳng, stress…

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ và các cấp độ bệnh

Dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ có thể nhận biết qua biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể:

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ lâm sàng:

  • Bệnh nhân thấy đau, tê mỏi, khó chịu tại vùng đốt sống cổ.
  • Cảm giác nóng ran, tê buốt ngay cả khi nghỉ ngơi, càng vận động mạnh càng đau.
  • Cơn đau lan từ đốt sống bị thoái hóa sàng vùng vai gáy, bả vai, cánh tay.
  • Đau lên đầu như vùng chẩm, trán.
  • Cứng cổ vào buổi sáng sớm khi tỉnh dậy, khi thời tiết trở trời.
  • Có tiếng kêu phát ra khi xoang cổ, cúi, ngửa cổ.
  • Cảm giác sợ ho, hắt hơi.
  • Hạn chế mọi cử động tại cổ khó xoay trái, phải muốn xoay phải xoay cả người.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Biểu hiện cận lâm sàng bệnh thoái hóa đốt sống cổ nhận biết được thông qua chụp Xquang, MRI, CT-Scan phát hiện hẹp lỗ liên hợp, chiều cao đĩa đệm giảm, đặc xương dưới sụn tại cột sống.

Các cấp độ thoái hóa đốt sống cổ

Theo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, thoái hóa cột sống cổ được phân loại thành 10 cấp độ với các biểu hiện khác nhau từ đau mỏi, tê cứng cho đến bại liệt.

  • Cấp độ 1: Ngước nhìn lên trên bị cứng, đau, nóng ran ở cổ.
  • Cấp độ 2: Vùng cổ bị mỏi đau thường xuyên, cơn đau kéo xuống vai.
  • Cấp độ 3: Dễ bị tụt khỏi gối khi nằm ngủ, sáng dậy khó khăn khi cử động cô.
  • Cấp độ 4: Cánh tay tê mỏi, cầm vật khó khăn, mắt nhiều khi bị mờ.
  • Cấp độ 5: Giảm thị lực, đi xiêu vẹo không theo đường thẳng.
  • Cấp độ 6: Tay mất lực, khả năng cầm vật bị cản trở, dễ làm rơi vỡ đồ.
  • Cấp độ 7: Khi ăn cơm không thể sử dụng đĩa chỉ có thể sử dụng thìa.
  • Cấp độ 8: Người mệt mỏi, đi lại không có sức.
  • Cấp độ 9: Khả năng đại, tiểu tiện khó khăn, quan hệ tình dục khó.
  • Cấp độ 10: Không tự dậy được, chỉ nằm một chỗ nếu không có người đỡ.

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Biến chứng thoái hóa cột sống cổ

Câu trả lời là có. Bởi một khi cột sống bị hư hỏng việc phục hồi sẽ vô cùng khó khăn đặc biệt là người già. Nếu chủ quan, không sớm thăm khám và điều trị người bệnh sẽ gặp phải một trong những biến chứng nguy hiểm như:

  • Chèn ép dây thần kinh: Là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, giúp truyền nhận tín hiệu tới não bộ. Khi bị thoái hóa dây thần kinh dễ bị chèn ép ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể.
  • Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu: Dây thần kinh bị chèn ép, máu và dinh dưỡng không lưu thông dễ gây đau đầu, thiếu máu não, mất ngủ, giảm khả năng tập trung.
  • Rối loạn tiền đình: Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, mất thăng bằng khi đứng lên ngồi xuống.
  • Bại liệt: Liệt nửa người, mất khả năng cử động cổ, tay… là biến chứng nguy hiểm người bệnh có thể gặp phải.

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

Nói về thắc mắc của người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không, bác sĩ Đỗ Minh Tuấn cho biết: “Việc điều trị đốt sống cổ bị thoái hóa vô cùng khó khăn. Kết quả điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng tổn thương, hư hỏng tại đốt sống; phương pháp điều trị; quá trình điều trị và các biện pháp phòng ngừa. Nếu chữa trị bài bản, đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể phục hồi 70 – 80% bệnh.”

Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Bị thoái hóa cột sống cổ người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp phác nhau. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng của bệnh và tiền sử các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống cổ

Bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống cổ

Các hỗ trợ điều trị thoái hóa tại nhà đơn giản, dễ thực hiện đó là yoga thoái hóa đốt sống cổ với 3 bài tập sau đây:

  • Xoay cổ: Ngồi thả lỏng, thẳng lưng sau đó tiến hành xoay cổ 360 độ theo chiều kim đồng hồ 5 – 10 lần. Nghỉ khoảng 5 giây và thực hiện xoay ngược lại.
  • Kéo giãn cơ cổ: Ngồi thẳng lưng, thẳng cổ, người thả lỏng 2 tay buông thõng. Tiếp đến đưa tay phải lên cao vòng qua đầu và áp lòng bàn tay vào tai trái. Thực hiện kéo đầu về bên phải trong khi đầu đẩy về bên trái sao cho thấy lực căng ở cổ. Lặp lại tương tự với bên trái mỗi bên làm từ 5 – 10 lần.
  • Tư thế con bò: Chống 2 tay và 2 gối xuống thảm tập (cả đùi và cánh tay vuông góc với thảm). Tiến hành hít sâu đẩy bụng xuống nhà mông đẩy phía sau, đầu ngửa ra sau giữ đến khi cột sống cổ và lưng căng. Sau đó thở ra, đẩy lưng lên trần nhà đầu cúi sâu. Lặp lại 10 – 20 lần bài tập này mỗi ngày.

Thực hiện liên tục, đều đặn các động tác yoga trên mỗi ngày sẽ giúp người bệnh thoái hóa đốt sống cổ giảm nhức mỏi, tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện khả năng vận động tại cổ… Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp hỗ trợ, mọi người nên kết hợp với thuốc và các phương pháp khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc tây y là các nhanh nhất để giảm các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ do đó đây là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân. Những nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định có thể kể đến:

  • Thuốc giảm đau paracetamol, acetaminophen giúp cắt cơn đau cấp tính.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Ibuprofen, diclofenac, naproxen… ngăn ngừa viêm do thoái hóa gây ra.
  • Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị cơ cứng cột sống.
  • Thuốc corticoid: Dạng tiêm có tác dụng giảm đau kháng viêm cho trường hợp bị đau kéo dài, các loại thuốc đơn thuần không đáp ứng.
  • Thuốc bổ thần kinh: Giúp giảm tổn thương tại dây thần kinh do thoái hóa chèn ép.

* Lưu ý: Việc dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng tự ý tăng giảm liều lượng. Bởi dễ gây nhờn thuốc, tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn hay tổn thương đến gan, thận…

Thuốc nam điều trị thoái hóa cột sống cổ

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam an toàn, lành tính

Khác với tây y, nguyên tắc điều trị của thuốc nam tập trung loại bỏ bệnh từ gốc, nhờ vậy thuốc cho tác dụng chậm nhưng kết quả đạt được triệt để, lâu dài hơn. Thành phần trong các bài thuốc nam là thảo dược trong nước với cách bào chế, gia giảm hoàn toàn phù hợp với cơ địa người Việt.

Cũng như thuốc tây y, để sử dụng người bệnh cần thăm khám, dùng theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc để đạt kết quả điều trị tốt nhất. Điều quan trọng không kém khi dùng thuốc nam đó là phải kiên trì, dùng đủ liều lượng.

Phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ

Mổ hay phẫu thuật là phương pháp hiện đại, được bác sĩ chỉ định trong trường hợp sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, tình trạng thoái hóa nặng gây chèn ép dây thần kinh, tủy sống. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là: mổ hở, phẫu thuật nội soi, thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ, cố định cột sống…

Ưu điểm của phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ giúp giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, sửa chữa đốt sống bị tổn thương với tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên đây lại là giải pháp cuối cùng, chỉ áp dụng trong trường hợp bắt buộc do chi phí cao và khả năng xảy ra rủi ro, thoái hóa tái phát trở lại.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu?

Để tìm ra giải pháp chữa trị thoái hóa tại đốt sống cổ hiệu quả, an toàn mọi người nên tìm đến cơ sở y tế uy tín. Dưới đây là một số địa chỉ người bị thoái hóa đốt sống cổ nên tham khảo:

Bệnh viện tuyến lớn, điều trị bằng y học hiện đại

  • Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Đường Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Việt Đức: Số 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh

Địa chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng y học cổ truyền

  • 1Nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường

Cơ sở 1: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội. Hotline: 024 6253 6649/ 0963 302 349.

Cơ sở 2: Số 100 đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh. Hotline: 0938 449 768/ 0932 088 186.

  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc

Cơ sở 1: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội

Cơ sở 2: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long, Quảng Ninh

Cơ sở 3: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM

Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Kiêng gì?

Thoái hóa đốt sống cổ ăn gì

Nhằm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, làm chậm lại quá trình thoái hóa, bệnh nhân nên chú ý về chế độ dinh dưỡng:

Nên bổ sung

  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa và chế phẩm từ sữa, xương ống, đậu nành…
  • Protein từ thực vật: Súp lơ xanh, bắp cải, đậu hà lan, đậu phụ…
  • Thực phẩm giàu omega-3: Rong biển, cá ngừ, cá hồi, hạt óc chó, trứng cá muối…
  • Thực phẩm chứa magie: ngũ cốc, các loại hạt…
  • Các loại vitamin trong rau, củ quả: rau bina, cải xoăn, cà rốt, bí đỏ, chuối, việt quất, dâu tây

Thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì?

  • Thịt đỏ: Thịt dê, thịt chó, thịt trâu…
  • Đồ quá mặn, quá ngọt: cá muối, dưa muối, bánh, kẹo…
  • Thực phẩm chế biến sẵn: thịt hộp, thịt xông khói, xúc xích…
  • Nội tạng động vật: tim, phổi, lòng, cật…
  • Các chất kích thích, ga, cồn: nước ngọt có ga, rượu, bia, cà phê…

Trên đây là thông tin về bệnh thoái hóa đốt sống cổ từ A-Z. Hy vọng mọi người sớm nhận biết về bệnh để từ đó có biện pháp phòng ngừa, điều trị dứt điểm.

Ngày Cập nhật 21/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *