Thoát vị đĩa đệm đa tầng và những điều cần biết về bệnh

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là một trong những bệnh xương khớp tương đối phức tạp. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ phát triển một cách mạnh mẽ trong thời gian ngắn. Đối với những trường hợp nặng, bệnh có khả năng tác động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm đa tầng và những điều cần biết về bệnh
Tìm hiểu thoát vị đĩa đệm đa tầng và những điều cần biết về bệnh

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì? 

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm nằm giữa đốt sống bị sưng, phồng hoặc bị lệch ra ngoài. Tình trạng này các dây thần kinh xung quanh cột sống bị chèn ép. Khi mắc bệnh người bệnh sẽ nhận thấy vùng thắt lưng và nhiều vị trí xuất hiện tình trạng đau nhức, tê cứng và một số triệu chứng khó chịu khác.

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là tình trạng hai hoặc nhiều đĩa đệm bị tác động và bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Đây là một bệnh lý về xương khớp có diễn biến vô cùng phức tạp và có khả năng kéo theo nhiều biến chứng cho người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng

Tổn thương hệ thống thần kinh và tổn thương cột sống là nguyên nhân chính hình thành nên bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng nói riêng và bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung. Ngoài ra bệnh còn được hình thành do một số yếu tố nguy cơ sau:

  • Di truyền: Trong gia đình, nếu cấu trúc đĩa đệm của mẹ và/hoặc cha không hoàn hảo, con cái khi được sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Bởi do di truyền nên cấu trúc đĩa đệm của con cũng không hoàn hảo.
  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa không chỉ khiến cho các đĩa đệm dần mất đi sự linh hoạt mà còn khiến cho cột sống bị thoái hóa. Theo thống kê, bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng xuất hiện phổ biến ở nhóm đối tượng có độ tuổi từ 40 – 70 tuổi.
  • Thừa cân: Tình trạng thừa cân béo phì sẽ tác động và khiến các dây thần kinh bị đè nén. Bên cạnh đó việc cơ thể bị thừa cân còn khiến đĩa đệm bị tác động và chịu một lực co giãn quá lớn. Lâu ngày đĩa đệm, cột sống và các dây thần kinh bị tổn thương. Hơn thế chúng sẽ dần mất đi vai trò và khả năng vốn có.
  • Chấn thương: Những chấn thương có khả năng tác động trực tiếp và có liên quan đến đến cột sống sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng cũng như bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Vận động, hoạt động sai tư thế: Mang vác đồ nặng, mang vác vật cồng kềnh, thường xuyên duy trì một tư thế quá lâu đều được xếp vào danh sách các vận động, hoạt động sai tư thế. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cột sống bị tổn thương. Nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, bạn sẽ bị thoát vị đĩa đệm.

Ngoài nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ nêu trên, tình trạng thoát vị đĩa đệm đa tầng còn có khả năng hình thành và phát triển do một vài nguyên nhân khác. Cụ thể như: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ăn uống kém khoa học, chấn thương khi chơi thể thao, sử dụng nhiều chất kích thích.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm đa tầng

Để xác định cơ thể có đang bị thoát vị đĩa đệm đa tầng hay không, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng cũng như dấu hiệu nhận biết sau:

  • Cảm thấy vô cùng khó khăn ngay cả khi thực hiện một số hoạt động đơn giản như xoay người, nắm hoặc cầm.
  • Từ vùng cột sống đến thắt lưng xuất hiện rất nhiều cơn đau. Đôi khi cơn đau có thể lan rộng sang nhiều vị trí khác nhau và kết thúc ở chân.
  • Khả năng di chuyển của bạn sẽ bị ảnh hưởng khi mắc bệnh. Khả năng kết hợp và khả năng điều khiển các hoạt động, chức năng của tay và chân giảm đáng kể hoặc mất hoàn toàn.
  • Những cơn đau xuất hiện, phát triển vượt ra khỏi sự kiểm soát của người bệnh. Theo thời gian, tần suất xuất hiện và mức độ phát triển của những cơn đau sẽ tăng dần. Cơn đau sẽ không có dấu hiệu thuyên giảm nếu bạn không có những biện pháp xử lý phù hợp.
  • Vùng cột sống xuất hiện nhiều cơn đau bất ngờ. Đặc biệt là khi bạn vận động hoặc ho.

Khi nhận thấy cơ thể, vùng cột sống, thắt lưng xuất hiện những triệu chứng nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện. Đồng thời trao đổi và thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Khi được thông báo, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cột sống của bạn bằng một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp.

Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng

Nếu không sớm chẩn đoán và áp dụng những phương pháp xử lý phù hợp, bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng không chỉ làm gia tăng tầng suất xuất hiện những cơn đau nhức mà còn khiến bạn đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Rối loạn đại tiện và tiểu tiện: Trong thời gian đầu bệnh phát triển, nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, bệnh nhân sẽ mắc phải tình trạng bí tiểu và bí đại tiện. Lâu ngày, người bệnh sẽ đối mặt với biến chứng mất kiểm soát chức năng đại tiểu tiện.
  • Teo cơ: Tình trạng thoát vị đĩa đệm đa tầng khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở. Lượng máu lưu thông đến cột sống, đĩa đệm và những cơ quan khác trong cơ thể bị hạn chế. Nếu không có biện pháp xử lý, người bệnh sẽ đối mặt với biến chứng teo cơ. Biến chứng này nếu tồn tại lâu ngày sẽ khiến người bệnh mất khả năng lao động.
  • Rối loạn hệ thần kinh: Khi biến chứng rối loạn hệ thần kinh xuất hiện, người bệnh sẽ luôn có cảm giác ù tai, chóng mặt, khả năng ngôn ngữ bị ảnh hưởng dẫn đến yếu kém. Bên cạnh đó, khi mắc phải biến chứng này, người bệnh sẽ thường xuyên bị đau tức ngực, đỏ mặt, hạ huyết áp…
  • Tàn phế: Tàn phế là biến chứng nặng nhất và cũng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng. Khi biến chứng này xuất hiện, khả năng đi lại và khả năng hoạt động của người bệnh sẽ bị mất vĩnh viễn.
Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng
Tàn phế là biến chứng nặng nhất và cũng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ phát triển bệnh lý, đáp ứng và nhu cầu của từng đối tượng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng bằng một hoặc nhiều phương pháp dưới đây:

Sử dụng thuốc Tây y

Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Đây đều là những loại thuốc có khả năng ức chế sự phát triển của bệnh. Đồng thời cải thiện những cơn đau và một số triệu chứng khó chịu khác do bệnh gây ra. 

Tuy nhiên người bệnh chỉ nên sử dụng những loại thuốc này trong một thời gian ngắn. Đồng thời bệnh nhân phải sử dụng thuốc đúng với hướng dẫn liều dùng của bác sĩ chuyên khoa. Bởi ngoài tác dụng điều trị bệnh, thuốc còn có khả năng tác động và gây ra những tác dụng phụ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt là gây ảnh hưởng đến thận, gan và dạ dày.

Những loại thuốc chống viêm và giảm đau thường được sử dụng phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng gồm:

  • Diclofenac
  • Ketorolac
  • Aspirin
  • Ibuprofen
  • Celecoxib
  • Naproxen.

Sử dụng thuốc Đông y

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đa tầng có thể sử dụng những bài thuốc Đông y để khắc phục tình trạng đau nhức, tê cứng và một vài triệu chứng khác của bệnh. Đa phần nguyên liệu tạo nên bài thuốc Đông y là những vị thuốc và các loại thảo dược có trong thiên nhiên. Chính vì thế phương pháp điều trị này thường an toàn và lành tính. 

Tuy nhiên nhược điểm của những bài thuốc Đông y là mang đến hiệu quả điều trị chậm. Người bệnh phải thật sự kiên trì sử dụng thuốc trong một thời gian dài thì những triệu chứng của bệnh và bệnh mới có thể được cải thiện.

Những dưỡng chất có trong bài thuốc Đông y khi được đưa vào cơ thể có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh sản dịch sụn khớp. Bên cạnh đó bài thuốc còn có tác dụng giúp người bệnh hạn chế lực tác động lên cột sống. Đồng thời làm liền các phần đĩa đệm đang bị bệnh và đang bị tổn thương.

Sử dụng thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Đông y điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị nội khoa có khả năng làm giảm những cơn đau nhức và các triệu chứng khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng gây ra mà không cần phải dùng thuốc. Khi áp dụng phương pháp điều trị này, người bệnh sẽ được các bác sĩ bấm huyệt, massage hoặc thực hiện một vài động tác khác. Tuy nhiên để khắc phục bệnh lý bằng vật lý trị liệu, người bệnh cần rất nhiều thời gian. Đồng thời phải thực sự kiên trì thì mới có thể nhận thấy được hiệu quả.

Ngoài tác dụng cải thiện cơn đau và những triệu chứng khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng gây ra, sự tác động của phương pháp vật lý trị liệu còn giúp người bệnh kéo giãn cột sống. Một số liệu pháp điều trị khác như sử dụng tia laser, chiếu đèn hồng ngoại hoặc sử dụng nhiệt sẽ thúc đẩy quá trình lưu thống máu huyết của người bệnh. Đồng thời giúp người bệnh khôi phục chức năng vận động.

Phẫu thuật

Khi việc điều trị bằng phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả, bệnh tình phát triển theo chiều hướng xấu sau 4 – 6 tuần điều trị, bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ xem xét và yêu cầu bạn tiến hành phẫu thuật. Thông thường, mục đích chính của phương pháp phẫu thuật trong điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng là can thiệp cũng như tác động để giúp các rễ thần kinh đang bị chèn ép được giải phóng.

Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh. Bởi phương pháp điều trị này thường kéo theo một số rủi ro và biến chứng. Những biến chứng có khả năng tác động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Hoặc thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.

Chính vì những điều trên trước khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng, bạn và bác sĩ chuyên khoa cần đảm bảo rằng những lợi ích mà phương pháp phẫu thuật mang lại cao hơn bất kỳ những rủi ro nào có thể xảy ra. Hơn thế trước khi phẫu thuật bạn cần chọn những cơ sở y tế uy tín. Ngoài ra bạn nên chọn bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo an toàn.

Phẫu thuật
Phẫu thuật – Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng

Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng

Bạn có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng nói riêng và bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung.

  • Không nên duy trì một tư thế quá lâu
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao
  • Tránh vận động mạnh, tránh mang vác vật nặng và vật cồng kềnh, tránh chơi những môn thể thao đòi hỏi nhiều công sức của cột sống. Bởi điều này có thể khiến cột sống, các dây thần kinh và đĩa đệm của bạn bị tổn thương
  • Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh và khoa học
  • Tránh làm việc quá sức, dành nhiều thời gian để cột sống có thể nghỉ ngơi và thư giãn
  • Trong trường hợp bạn hoặc gia đình có tiền sử bị thoát vị đĩa đệm, bạn cần thường xuyên đến bệnh viện để thăm khám. Đồng thời áp dụng chế độ chăm sóc sức khỏe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết là thông tin về thoát vị đĩa đệm đa tầng và những điều cần biết về bệnh. Từ những thông tin này chúng ta có thể nhận thấy đây là một bệnh lý tương đối nguy hiểm. Bởi bệnh có khả năng tác động trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Đồng thời có gây ra những rủi ro và các biến chứng. Các biến chứng này không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống mà còn khiến người bệnh mất khả năng vận động.

Chính vì những nguy hiểm mà bệnh mang đến, khi nhận thấy vùng cột sống và cơ thể của bạn có các dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện. Sau đó kết hợp cùng với bác sĩ chuyên khoa để tiến hành kiểm tra và áp dụng những phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa được những rủi ro và tránh gây nguy hiểm.

Thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin về bệnh và phương pháp điều trị. Chúng tôi không chẩn đoán, không đưa ra lời khuyên, thông tin và phương pháp y khoa thay cho bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *