Nguyên Tắc Lên Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày Khoa Học

Cập nhật: 28/03/2024

Thực đơn cho người đau dạ dày cần phải thực hiện đúng chuẩn, khoa học nhằm giảm cơn đau cho người bệnh. Bên cạnh đó, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn. Do đó, nếu bạn vẫn chưa biết nên thực đơn cho bệnh nhân bị bệnh dạ dày như thế nào thì hãy theo dõi những hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Những nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn cho người đau dạ dày

Người bị đau dạ dày cần cung cấp đủ dinh dưỡng nhưng phải là các thực phẩm có lợi cho sức khỏe cũng như tình trạng bệnh. Vì vậy, thực đơn của người bệnh nên chú ý đầy đủ các nhóm thực phẩm sau đây:

1. Nhóm chất béo

Người bị đau dạ dày nên hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn. Thế nhưng, chỉ là hạn chế chứ không phải kiêng hoàn toàn vì sẽ làm cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, trong thực đơn hàng ngày, bạn nên chỉ sử dụng một lượng chất béo hợp lý từ dầu thực vật để đảm bảo cơ thể được cân bằng dinh dưỡng.

Sử dụng dầu thực vật cho người bị đau dạ dày
Sử dụng dầu thực vật cho người bị đau dạ dày

Bên cạnh đó, chất béo thực vật từ những loại hạt như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu vừng… còn có tác dụng chữa lành các vết loét, tổn thương ở dạ dày nhanh, hiệu quả hơn.

2. Nhóm chất đạm

Protein (chất đạm) là những dưỡng chất cần thiết cho con người và rất có lợi cho người bị đau dạ dày. Hàm lượng protein khi vào cơ thể sẽ gia tăng tạo thành lớp màng nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp dạ dày hạn chế bị tấn công bởi các dịch vị axit cũng như các tác nhân khác.

Do đó, các chuyên gia khuyên người bị đau dạ dày nên chú ý bổ sung những thực phẩm giàu chất đạm như thịt ức gà, thịt lợn nạc, trứng. Tuy nhiên, cần hạn chế thịt đỏ như thịt dê, thịt cừu, thịt bò, các loại hải sản.

Lưu ý: khi chế biến nhóm thực phẩm giàu chất đạm cần nấu nhừ, ninh kỹ để thực phẩm mềm hơn. Nhờ đó, sẽ giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa và giảm gánh nặng cho dạ dày.

3. Nhóm tinh bột

Tinh bột là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, đối với những người bị đau dạ dày chỉ nên sử dụng các loại nhóm tinh bột được chế biến trực tiếp như cơm, cháo. Tuyệt đối không nên sử dụng các món ăn chế biến sẵn hoặc đã trải qua quá trình lên men như phở, bún.

Khi nấu thực phẩm giàu tinh bột cần nấu kỹ, giúp món ăn mềm hơn, dễ dàng tiêu hóa. Có thể nấu cơm nát một chút cho dễ ăn. Hạn chế các thực phẩm khô hoặc cứng hay các loại bánh có chứa nhiều đường hoặc nhiều muối.

4. Nhóm vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là nhóm thực phẩm cần thiết nhằm bổ sung năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin cùng khoáng chất còn góp phần giúp các vết loét, tổn thương ở dạ dày nhanh chóng phục hồi hơn.

5. Nhóm chất xơ

Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc thuận lợi và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chất xơ giúp việc tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi, hạn chế táo bón, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn.

Nhóm chất xơ rất cần thiết cho người bị đau dạ dày
Thực đơn cho người đau dạ dày không thể thiếu nhím chất xơ

Cách thực phẩm giàu chất xơ có nhiều trong rau củ. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng các loại rau củ còn tươi và non. Không nên dùng rau củ quá già vì lượng chất xơ thường cứng, gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

Những thực phẩm không nên có trong thực đơn người bị đau dạ dày

Ngoài việc lên thực đơn có lợi cho người bị đau dạ dày thì bệnh nhân cũng cần tránh những thực phẩm sau đây:

  • Không nên sử dụng các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị như đồ chiên rán, đồ chế biến sẵn, đồ nướng, đồ đóng hộp.
  • Không nên dùng thực phẩm cứng cho người bị đau dạ dày như thịt gân sụn, rau củ quá già…
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, có nhiều tính axit…
  • Không dùng các đồ ăn sống như gỏi, rau sống, các thực phẩm tái…
  • Những thực phẩm có vị chua không tốt cho người bị đau dạ dày như táo, chuối, đu đủ, dưa muối, cà muối…
  • Các chất kích thích, đồ uống có cồn, có gas… cũng cần tránh sử dụng cho người bị đau dạ dày như cà phê, thuốc lá, rượu bia, chè đặc, nước ngọt…

Thực đơn cho người đau dạ dày trong vòng 1 tuần

Để giúp người đau dạ dày lên được thực đơn ăn uống đảm bảo sức khỏe, có lợi cho việc điều trị bệnh, dưới đây sẽ là mẫu thực đơn trong 1 tuần cho người bị đau dạ dày. Hãy cùng tham khảo.

1. Thực đơn cho thứ 2 và thứ 5

  • Bữa sáng (7 giờ): 1 cái bánh mì ruốc, 1 ly sữa 200ml
  • Bữa trưa (11 giờ): 2 bát lưng cơm tẻ, súp khoai tây thịt, đậu phụ hấp 200g, 1 quả chuối tây.
  • Bữa chiều (16 giờ): 2 bát lưng cơm tẻ, trứng hấp thịt (thịt 70g và 1 quả trứng), rau muống luộc 100g.
  • Bữa tối (20 giờ): 100g chè bột sắn, 50g bánh bích quy.

2. Thực đơn cho thứ 3, thứ 6 và chủ nhật

  • Bữa sáng (7 giờ): 1 bát lưng cơm nếp, 50g giò lụa, 200ml sữa.
  • Bữa trưa (11 giờ): 2 bát lưng cơm tẻ, 100g thịt luộc, bắp cải nấu tôm (100g bắp cải, 10g tôm nõn) , 200g dưa hấu.
  • Bữa chiều (16 giờ): 2 bát lưng cơm tẻ, đậu nấu cà rốt thịt bò .
  • Bữa tối (20 giờ): 50g khoai sọ, 100g chè vừng.

3. Thực đơn thứ 4 và thứ 7

  • Bữa sáng (7 giờ): 1 quả trứng gà luộc, 1 bát cháo đậu xanh 300ml.
  • Bữa trưa (11 giờ): 2 bát lưng cơm nếp, 100g cá hấp, 150g rau cải luộc, 200g thanh long.
  • Bữa chiều (16 giờ): 2 bát lưng cơm tẻ, thịt lợn băm viên hấp (50g thịt lợn, 150g đậu phụ, 50g hành), 100g canh rau cải.
  • Bữa tối (20 giờ): 200ml chè đậu xanh, 50g bánh bích quy.

Nguyên tắc ăn uống cho người bị đau dạ dày

Khi bị đau dạ dày, cơ quan này đã bị tổn thương, suy giảm chức năng hoạt động. Vì vậy, để giảm gánh nặng cho dạ dày cũng như giúp hạn chế cơn đau cho người bệnh thì chúng ta cần chú ý nguyên tắc ăn uống khoa học. Theo đó, các bạn cần chú ý nguyên tắc ăn uống cho người bị dạ dày dưới đây:

  • Phải thực hiện ăn chín, uống sôi. Tuyệt đối không sử dụng các đồ ăn tái, sống.
  • Thực phẩm trước khi đem chế biến cần đảm bảo vệ sinh thật sạch.
  • Trong quá trình chế biến nên nấu chín, ninh nhừ để dạ dày dễ dàng tiêu hóa, giảm khả năng co bóp nhằm hạn chế những cơn đau.
  • Người bị bệnh đau dạ dày nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Mỗi ngày nên chia thành 4 – 5 bữa và chỉ nên ăn no vừa đủ, tuyệt đối không ăn quá no.
  • Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ nhằm giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn.
  • Trong bữa ăn, không nên uống quá nhiều nước hoặc dùng quá nhiều nước canh sẽ làm dạ dày phải làm việc nhiều hơn.
  • Sau khi ăn, hãy nghỉ ngơi một lúc. Tuyệt đối không làm việc ngay sau khi ăn, không chạy nhảy, vận động.

Trên đây là nguyên tắc cần chú ý khi lên thực đơn cho người đau dạ dày. Hi vọng với nguyên tắc này, các bạn sẽ xây dựng được thực đơn có lợi, tốt nhất cho người bị đau dạ dày để giảm đau cũng như hỗ trợ trị bệnh tốt nhất.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC