Thuốc Cetazin 10mg – Công dụng, Liều dùng và các tác dụng phụ

Thuốc Cetazin 10mg thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, thuốc dùng trong những trường hợp quá mẫn. Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Cetirizine. Vì thế, thuốc thường được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm mũi dị ứng theo mùa. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng điều trị chứng nổi mề đay tự phát mãn tính như xuất tiết vùng mũi sau, sổ mũi, hắt hơi, ngứa, phát ban…

Thuốc Cetazin 10mg
Tìm hiểu công dụng, thành phần, liều dùng, cách sử dụng, tác dụng phụ và những điều cần lưu ý khi đưa thuốc Cetazin 10mg vào quá trình điều trị

  • Nhóm thuốc: Thuốc chống dị ứng, thuốc dùng trong những trường hợp quá mẫn
  • Dạng bào chế: Viên nén dài bao phim, viên nang cứng
  • Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên, 20 vỉ x 10 viên, 50 vỉ x 10 viên, 100 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 15 viên, 20 vỉ x 15 viên, 50 vỉ x 15 viên, 100 vỉ x 15 viên; hộp 5 vỉ x 20 viên, 10 vỉ x 20 viên, 25 vỉ x 20 viên, 50 vỉ x 20 viên; chai chứa 100 viên, 200 viên, 500 viên, 1000 viên

Thông tin về thuốc Cetazin 10mg

Thành phần

  • Hoạt chất Cetirizin
  • Lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén dài bao phim, viên nang cứng.

Công dụng

Thuốc Cetazin 10mg chứa thành phần là hoạt chất Cetirizin. Vì thế thuốc được xếp vào danh sách những loại thuốc kháng histamin mạnh. Thuốc có tác dụng ức chế, chống dị ứng nhưng không khiến người bệnh buồn ngủ ở liều dược lý.

Thuốc có khả năng đối kháng thụ thể chọn lọc H1. Tuy nhiên phần đa thuốc không có khả năng đối kháng chọn lọc những thụ thể khác. Chính vì thế loại thuốc này hầu như không mang tác dụng đối kháng serotonin và không mang tác dụng đối kháng acetylcholin.

Hoạt chất trong thuốc có khả năng ức chế hiện tượng phản ứng dị ứng ở giai đoạn sớm thông qua trung gian histamin. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng làm giảm quá trình giải phóng những chất trung gian của phản ứng dị ứng ở giai đoạn muộn.

Dược lực

Cetazin là thuốc đối kháng thụ thể H1, thuốc kháng histamin.

Dược động học

  • Hấp thu: Thuốc được hấp thu thông qua đường uống. Khoảng 30 – 60 phút sau khi người bệnh uống thuốc với liều 10mg, nồng độ đỉnh của thuốc trong máu sẽ đạt ở mức 0,3mcg/ml. Khả năng hấp thu thuốc có thể thay đổi ở những cá thể.
  • Phân bố: Thuốc có khả năng tác động và liên kết mạnh với protein huyết tương. Kết quả thử nghiệm cho thấy có khoảng 93%.
  • Thải trừ: Độ thanh thải ở thận khi sử dụng thuốc là 30ml/phút. Thời gian bán thải ở thận xấp xỉ 9 giờ.
Công dụng của thuốc Cetazin 10mg
Thuốc Cetazin 10mg chứa thành phần là hoạt chất Cetirizin nên được xếp vào danh sách những loại thuốc kháng histamin mạnh, đối kháng thụ thể chọn lọc H1

Chỉ định

Thuốc Cetazin 10mg thường được dùng trong phòng ngừa và điều trị những triệu chứng sau:

  • Viêm mũi dị ứng quanh năm
  • Viêm mũi dị ứng theo mùa
  • Chứng nổi mề đay tự phát mãn tính như xuất tiết vùng mũi sau, sổ mũi, hắt hơi, ngứa, phát ban, chảy nước mắt và đỏ mắt.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Cetazin 10mg cho những trường hợp sau:

  • Những người có tiền sử dị ứng hoặc đang bị dị ứng với hoạt chất Cetirizine
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Phụ nữ có thai
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Người bệnh sử dụng viên nang cứng và viên nén dài bao phim Cetazin 10mg bằng đường miệng.

Liều lượng

Phụ thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, mức độ phát triển bệnh lý và đáp ứng của từng đối tượng, liều dùng thuốc Cetazin 10mg ở mỗi người không giống nhau.

Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân là người lớn

  • Liều khuyến cáo: Dùng 5 – 10mg/ngày. Có thể điều chỉnh liều tùy vào mức độ bệnh lý. Có thể sử dụng lâu dài.

Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân có độ tuổi từ 65 trở lên

  • Liều khuyến cáo: Dùng 5mg/ngày.

Liều dùng thuốc đối với trẻ em trên 12 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 5 – 10mg/ngày. Có thể điều chỉnh liều tùy vào mức độ bệnh lý. Có thể sử dụng lâu dài.

Liều dùng thuốc cho bệnh nhân bị suy gan, suy thận ở mức độ trung bình

  • Liều khởi đầu: Dùng 5mg/ngày.
Cách sử dụng và liều dùng thuốc Cetazin 10mg
Cách sử dụng và liều dùng thuốc Cetazin 10mg đối với người lớn, người cao tuổi, trẻ em trên 12 tuổi, bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận ở mức trung bình

Bảo quản

Bảo quản thuốc Cetazin 10mg ở những nơi có nhiệt độ dưới 30 độ C. Đồng thời bảo quản thuốc ở những nơi thoáng mát và khô ráo. Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Giá thuốc

Thuốc Cetazin 10mg đang được bán với giá 38.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 15 viên.

Những điều cần lưu ý khi đưa thuốc Cetazin 10mg vào quá trình điều trị

Khuyến cáo khi dùng

Một số điều cần lưu ý trước khi sử dụng thuốc Cetazin 10mg gồm:

  • Những người có công việc nguy hiểm, thường xuyên vận hành máy móc hoặc lái xe không nên sử dụng thuốc Cetazin 10mg. Bởi thuốc này có khả năng gây đau đầu và chóng mặt nghiêm trọng.
  • Thuốc Cetazin 10mg không được khuyến cáo dùng cho những người bị suy gan, suy thận nặng, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Không sử dụng thuốc Cetazin 10mg cùng với các loại rượu, các loại bia và những loại thuốc có khả năng ức chế thần kinh. Bởi điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Cetazin 10mg
Người bệnh không được sử dụng đồng thời thuốc Cetazin 10mg cùng với các loại rượu, các loại bia và những loại thuốc có khả năng ức chế thần kinh

Tác dụng phụ

Trong thời gian điều trị bệnh với thuốc Cetazin 10mg, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Buồn nôn và nôn ói
  • Khô miệng
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Đau họng
  • Táo bón
  • Cơ thể mệt mỏi.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Tăng men gan thoáng qua
  • Tăng thèm ăn hoặc chán ăn
  • Đỏ bừng
  • Bí tiểu
  • Tăng tiết nước bọt.

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Thiếu máu tan máu
  • Hạ huyết áp nặng
  • Giảm tiểu cầu
  • Viêm gan ứ mật
  • Choáng phản vệ
  • Viêm cầu thận
  • Nhịp tim nhanh chậm bất thường
  • Hiếu động thái quá
  • Có cảm giác lo lắng, bồn chồn không rõ nguyên nhân
  • Xuất hiện những bất thường về thị giác, vị giác và khả năng vận động
  • Suy giảm trí nhớ
  • Co giật, tê liệt
  • Tiểu không tự chủ
  • Phát ban
  • Nổi mề đay
  • Rối loạn da, phù nề, ngứa ngáy
  • Rối loạn hô hấp
  • Sốt
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Viêm phế quản
  • Co thắt phế quản
  • Xuất huyết trực tràng
  • Viêm dạ dày
  • Thai chết lưu, suy nhược
  • Rối loạn xương
  • Đau lưng, đau khớp và các cơ
  • Sốc phản vệ
  • Chức năng gan bất thường.

Người bệnh cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong những tác dụng phụ nêu trên.

Tác dụng phụ của thuốc Cetazin 10mg
Trong thời gian điều trị bệnh với thuốc Cetazin 10mg, người bệnh có thể gặp phải một hoặc nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng

Tương tác thuốc

Việc sử dụng đồng thời thuốc Cetazin 10mg cùng với một số loại thuốc điều trị khác có thể gây nên sự tương tác thuốc. Sự tương tác này có khả năng làm tăng hoặc làm giảm tác dụng điều trị bệnh của thuốc, làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng phụ nghiêm trọng, tăng khả năng hấp thu thuốc và gây nguy hiểm.

Người bệnh cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng đồng thời Cetazin cùng với những loại thuốc sau:

  • Metoprolol Succinate ER (metoprolol)
  • Adderall (amphetamine / dextroamphetamine)
  • Advair Diskus (fluticasone / salmeterol)
  • Loratadine
  • Lyrica (pregabalin)
  • Amoxicillin
  • Aspirin Low Strength (aspirin)
  • Ibuprofen
  • Lisinopril
  • Benadryl (diphenhydramine)
  • Calcium 600 D (calcium / vitamin D)
  • Fish Oil (omega-3 polyunsaturated fatty acids)
  • Flonase (fluticasone nasal
  • Claritin (loratadine)
  • Cymbalta (duloxetine)
  • Metoprolol Tartrate (metoprolol)
  • Mucinex (guaifenesin)
  • ProAir HFA (albuterol)
  • Singulair (montelukast)
  • Prednisone
  • Nexium (esomeprazole)
  • Phenylephrine.
Tương tác thuốc Cetazin 10mg
Việc sử dụng đồng thời thuốc Cetazin 10mg cùng với một số loại thuốc điều trị khác có thể gây nên sự tương tác thuốc dẫn đến nguy hiểm

Bài viết là thông tin cơ bản về thuốc Cetazin 10mg. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất người bệnh nên liên hệ và trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa nếu muốn đưa loại thuốc này vào quá trình điều trị bệnh.

Ngày Cập nhật 19/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *