Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính gây ra những cơn đau nhức xương khớp liên hồi khiến người mệt mỏi và khó chịu. Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay chủ yếu là thuốc kê đơn, ngoài ra bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc Đông Y nếu bệnh lý chưa đến mức nghiêm trọng.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

Người bệnh viêm khớp dạng thấp có hi vọng chữa khỏi bệnh trong trường hợp phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng hướng. Tuy nhiên việc điều trị mất thời gian và người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu khi điều trị mới đảm bảo quá trình hồi phục. Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh xương khớp khá phổ biến thường xảy ra ở độ tuổi trung niên và cao niên. 

Viêm khớp dạng thấp được y học hiện đại xem như bệnh lỹ mãn tính khó điều trị. Đồng thời bệnh cũng đem lại những mối đe dọa nhất định đối với khi người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời. Trong đó, biến chứng lớn nhất là tình trạng biến dạng khớp xương, teo cơ khớp, tê liệt.

Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khó chữa khỏi và cần đến sự kiên nhẫn của bệnh nhân

Cơ thể con người hoạt động theo cơ chế tự miễn khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, cơ thể sẽ tự sinh ra kháng thể. Khi số lượng kháng thể quá lớn sẽ gây phá hủy các dịch khớp ở các vị trí ổ khớp. Bệnh có nguy cơ lây lan rộng không chỉ một khu vực khớp bị viêm, các kháng thể này sẽ lan ra toàn bộ các khớp trên cơ thể làm thoái hóa cục bộ cho đến toàn bộ.

Điều trị càng muộn, người bệnh càng bị lan rộng các ổ viêm tại khớp chân, bàn chân, khớp gối, khớp khuỷu tay…. Hiện nay các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp chỉ dừng lại ở việc điều trị ngăn ngừa triệu chứng, phòng tránh biến chứng dính khớp, tiểu đường, nhiễm trùng… Người bệnh có thể phải dùng thuốc trong nhiều năm mới mong ngăn ngừa được cơn đau tái phát.

Các loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Như đã đề cập, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp dùng cho mục đích giảm đau và phòng ngừa viêm nhiễm. Có những loại thuốc kinh điển thường được dùng để điều trị giảm đau là:

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp Tây Y

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thường được sử dụng nhiều là ibuprofen, ketoprofen, naproxen sodium. Trong đó các loại thuốc này có công dụng chủ yếu là giảm đau do viêm khớp dạng thấp. Đối với bệnh nhân bị loét dạ dày, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc riêng.
  • Thuốc Corticosteroid: Được dùng nhiều gồm có prednisone, prednisolone và methyprednisolone. Các loại thuốc này đều mang lại công dụng chống viêm nhanh và mạnh. Ngoài ra thuốc Corticosteroid mang đến nhiều dụng phụ nên thường được kê đơn sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Nhóm thuốc Dmard: Gồm các loại thuốc phổ biến là sulfasalazine, hydroxycholorquine, methotrexate, leflunomide, cyclophosphamide và azathioprine hỗ trợ phòng ngừa thấp khớp, đau nhức xương khớp nói chung.
Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay chủ yếu là thuốc giảm đau

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp sinh học

Thời gian gần đây, các chuyên gia đã bào chế ra các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp mới. Phương pháp này thiên hướng theo nguyên tắc điều trị sinh học (Biological Therapy; Biotherapy).  Cách điều trị này được công nhận có tác dụng nhanh và giúp cơ thể dung nạp tốt.

Thuốc nhóm này gồm: Thuốc ức chế cạnh tranh yếu tố hoại tử khối u: etanercept infliximab, adalimunab; thuốc ức chế Interleukine 1; thuốc ức chế tế bào T; thuốc ức chế tế bào B: Rituximab; thuốc ức chế thụ thể Interleukine 6 (Tocilizumab). Các loại thuốc trên có tác dụng ức chế quá trình sản sinh kháng thể tạo ổ viêm gây bệnh viêm khớp dạng thấp.

Không chỉ dùng điều trị viêm khớp dạng thấp, thuốc sinh học cũng được dùng để điều trị các bệnh tự miễn khác như luput ban đỏ hệ thống, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống, vảy nến thể mảng… Khi dùng cho điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, thường được sử dụng kết hợp với methotrexate (MTX) nếu không có chống chỉ định.

Ngoài khả năng cải thiện triệu chứng tại khớp, giảm thiểu các triệu chứng âm sàng, nhóm thuốc sinh học còn có tác dụng hạn chế tổn thương trên X-quang. Người bệnh có thể phòng ngừa được biến chứng hủy khớp, bảo tồn chức năng khớp. 

Thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp hiện nay
Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp theo liều dùng của bác sĩ kê đơn

Tuy nhiên nhóm thuốc này cũng có những ảnh hưởng đáng ngại, trong đó là khả năng gây suy giảm miễn dịch làm bùng phát lao. Người bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm virus viêm gan B, C, nguy cơ ung thư.

Do đó, thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp dạng sinh học chống chỉ định cho người bệnh có phản ứng quá mẫn, người có hệ miễn dịch kém, người có bệnh gan tiến triển và suy gan. Các phương thuốc được chỉ định theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa và không có sẵn tại các hiệu thuốc.

Các loại thuốc sinh học này không được kê đơn dùng phối hợp với nhau mà thường sử dụng phối hợp thuốc sinh học với methotrexat. Tại các bệnh viện lớn của Việt Nam, thuốc chữa viêm khớp dạng thấp có 3 loại thuốc sinh học sau: entanercept, abatacept, tocilizumab.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp theo Đông Y

Điều trị viêm khớp dạng thấp theo phương pháp y học cổ truyền được đánh giá mang lại những hiệu quả nhất định trong việc giảm đau, cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên điều trị theo cách này chỉ có tác dụng với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cơ bản, chưa phát sinh biến chứng biến dạng hay nghiêm trọng hơn.

Các loại thuốc chữa viêm khớp dạng thấp được dân gian sử dụng nhiều gồm có trinh nữ hoàng cung, cây đau xương, cây cỏ trinh nữ… Người bệnh sử dụng kiên trì, kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp sẽ giúp triệu chứng chuyển biến tích cực. Điều lưu ý lớn nhất khi lựa chọn điều trị theo Đông Y là người bệnh cần đảm bảo nguồn gốc thuốc sử dụng. 

– Cây đau xương: Sử dụng phần thân của dây đau xương đem đi rửa sạch và thái nhỏ, sau đó đem nguyên liệu đi sao vàng, cho vào bình. Cho rượu ngập bình, ngâm tối thiểu 2 tháng và lọc lấy rượi để xoa bóp tại vị trí viêm khớp dạng thấp bị đau nhức sẽ thấy cải thiện đáng kể.

-Trinh nữ hoàng cung, độc hoạt, lai châu: các vị thuốc đã được chứng minh có hiệu quả đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Sử dụng các nguyên liệu khô hoặc tươi, đem đi sắc nước uống mỗi ngày một thang sau khi ăn. Uống liên tục trong 1 – 2 tháng thì dừng để theo dõi.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp đông y
Trinh nữ hoàng cung là thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp công hiệu

– Mật ong và bột quế: bài thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp dưới dạng uống. Cho 1 thìa mật ong cùng với một nửa thìa bột quế cho vào cốc nước nóng. Mỗi ngày uống hỗn hợp 2 lần giúp làm giảm tình trạng viêm khớp, sưng khớp.

– Cỏ trinh nữ, rễ cây cúc tần, rễ bưởi bung: Chuẩn bị mỗi thứ 20 gram cùng với 10 gram rễ cây đinh lăng. Đem nguyên liệu đi thái nhỏ, sau đó làm sạch và đem đi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần trong ngày để duy trì hiệu quả giảm đau, tiêu viêm.

Các bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp theo Đông y cổ truyền với nguyên liệu chính là các loại thảo dược tự nhiên có hiệu quả khá an toàn. Người bệnh có thể an tâm sử dụng trong thời gian dài mà không xảy ra các tác dụng phụ như thuốc tân dược.

Hiệu quả từ các bài thuốc Đông y đem lại cho bệnh nhân đau nhức xương khớp nói chung cũng khả quan hơn. Tuy nhiên, trước đó bệnh nhân vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để xác định mức độ bệnh lý. Tránh tình trạng bệnh nặng, sử dụng thuốc Đông Y khó mang lại hiệu quả như mong muốn.

Đối với những trường hợp biến chứng, việc sử dụng thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp không còn hiệu quả, bắt buộc bệnh nhân phải phẫu thuật. Phẫu thuật là phương pháp điều trị rất ít được sử dụng, thường chỉ định với những bệnh nhân vị viêm đa khớp dạng thấp tổn thương nặng. Khi người bệnh mất khả nặng vận động nhưng vẫn muốn lấy lại sinh hoạt.

Phẫu thuật thay khớp có tác dụng làm giảm đau và phục hồi chức năng các khớp bị tổn thương nặng. Thông thường, bác sĩ điều trị sẽ thực hiện phẫu thuật thay thế khớp tổn thương bằng kim loại và nhựa. Các vị trí thường thay khớp là khớp hông và đầu gối. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém và mang đến nhiều rủi ro cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *