Thuốc Nam Chữa Dị Ứng Cơ Địa Có Tốt Không Và Cách Chữa?

“Tôi bị dị ứng cơ địa gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ rất khó chịu. Tôi có tiền sử bị bệnh loét dạ dày nên không muốn sử dụng thuốc Tây. Nghe đồn, thuốc nam chữa dị ứng cơ địa tác dụng tốt. Thực hư không biết thế nào, rất mong sớm được tư vấn. Xin cảm ơn.” (Vũ Hạnh, 23 tuổi, Thanh Hóa)

Vũ Hạnh thân mến, lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường – Nguyên PGĐ chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này ở bài viết dưới.

Thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa có tốt không?

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng thuốc Nam trong điều trị các bệnh mãn tính, trong đó có dị ứng cơ địa cho hiệu quả tích cực.

Ưu điểm khi sử dụng thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa

  • Độ an toàn cao, hạn chế tối đa các tác dụng phụ với cơ thể do thành phần chiết xuất 100% từ thiên nhiên.
  • Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, mà còn chứa nhiều tinh chất giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng.
  • Nhiều cây thuốc Nam có sẵn quanh ta như lá khế, lá đơn đỏ, rau hẹ… nên chi phí rẻ, dễ kiếm, không tốn kém.
  • Thuốc Nam điều trị dị ứng bằng cách thải độc, bồi bổ khí huyết nên có thể chữa trị tận gốc, dứt điểm bệnh lý, không tái phát.
Sử dụng thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa an toàn, ít tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa an toàn, ít tác dụng phụ

Nhược điểm khi sử dụng thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa

Bên cạnh những ưu điểm, thuốc nam vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Hiệu quả và tác dụng của các bài thuốc Nam phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng người: Có người tác dụng nhanh, rất mau khỏi, có người tác dụng chậm, cũng có người không hợp, dùng không hiệu quả.
  • Về cơ bản, sử dụng thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa sẽ hiệu quả chậm hơn thuốc Tây. Người dùng phải kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian dài mới có hiệu quả. Nhiều trường hợp phải mất vài tuần mới thấy tác dụng trên cơ thể.
  • Bài thuốc Nam chỉ hiệu quả với các triệu chứng viêm da cơ địa cấp tính, dị ứng thông thường. Trong các trường hợp viêm da cơ địa dị ứng mãn tính, dị ứng nặng thường không có hiệu quả, bệnh khó dứt điểm, hay tái phát.
  • Vẫn có những trường hợp cơ thể bị dị ứng với các bài thuốc Nam nên không được chủ quan khi sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Nam trong điều trị dị ứng cơ địa:

Qua hơn một thế kỷ tồn tại, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh đã chứng minh được chất lượng vượt trội, giúp hàng ngàn bệnh nhân bị nổi mề đay thoát khỏi cảnh mẩn ngứa khó chịu, da dẻ hồng hào và tự tin hơn trong cuộc sống.
  • Chỉ sử dụng thuốc Nam cho người bị dị ứng cơ địa cấp tính, triệu chứng dị ứng nhẹ.
  • Tìm hiểu kỹ các nguyên liệu bào chế thuốc.
  • Không sử dụng các nguyên liệu cho những người có tiền sử dị ứng với nguyên liệu đó.
  • Không sử dụng tùy tiện thuốc Nam kết hợp với các thuốc tân dược sẽ gây ngứa cổ, buồn nôn, đau bụng,…
  • Tái khám thường xuyên để điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp với thể trạng sức khỏe.

Các bài thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa thông dụng nhất

Người bệnh có thể dùng thuốc nam chữa dị ứng cơ địa từ các loại cây như đơn đỏ, lá khế, lá trà xanh… Cụ thể như sau:

Lá đơn đỏ

Tác dụng: Giải độc, thanh lọc cơ thể, mát gan, chống viêm nhiễm, điều trị tổn thương ngoài da… Lá đơn đỏ có tác dụng tốt trong chữa trị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, mề đay, mẩn ngứa…

Cách sử dụng:

  • Cách 1: Dùng lá đơn đỏ đun nước rửa ngoài da. Sử dụng 100 gram lá và thân cây đơn đỏ rửa sạch nấu với nước. Khi nước sôi được khoảng 10 phút thì tắt bếp, để nguội. Khi nước còn ấm dùng rửa các vùng da bị dị ứng hoặc tắm, ngâm mình trong nước lá đơn đỏ. Sau khi để khoảng 5 – 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện hàng ngày sẽ có hiệu quả.
  • Cách 2: Dùng lá đơn đỏ đun nước uống. Sử dụng 20 – 30g lá đơn đỏ tươi rửa sạch, cho vào ấm cùng 3 bát nước, đun sôi đến khi cạn còn 1 bát là được. Nước lá đơn đỏ để nguội bớt rồi uống khi còn ấm. Ngày sắc thuốc 3 lần, uống và sáng – chiều – tối đều đặn đến khi khỏi.
Lá đơn đỏ là cây thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa
Lá đơn đỏ là cây thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa

Lá khế

Tác dụng: Lá khế là một trong các cây thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa thường được sử dụng nhất. Lá có tác dụng chính làm dịu vùng da dị ứng, diệt khuẩn, giảm ngứa, tiêu trừ mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy,…

Cách sử dụng:

  • Lấy một lượng lá khế vừa đủ, rửa sạch.
  • Cho lá khế cùng nước vào nồi đun sôi thật kỹ cho các tinh chất trong lá tiết ra nước.
  • Để nước nguội bớt đến khi còn ấm vừa đủ thì mang ra tắm hoặc ngâm mình. Phần lá khế dùng chà xát nhẹ nhàng lên vùng da mẩn ngứa để có tác dụng sâu hơn.
  • Sử dụng nước lá khế tắm thường xuyên hàng ngày.

Lá trà xanh

Tác dụng: Tinh chất trong trà xanh làm dịu các vết mẩn đỏ, giảm cảm giác ngứa ngáy, đồng thời loại bỏ nhiều loại vi khuẩn gây bệnh trên da.

Cách dùng:

  • Sử dụng lá trà xanh tươi (lá càng già càng tốt), rửa sạch nấu nước, cho thêm một ít muối tinh.
  • Đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp.
  • Để nước nguội hoặc pha với nước lạnh đến khi nước còn ấm tay thì dùng tắm, ngâm mình.
  • Dùng nước trà xanh tắm hàng ngày. Kiên trì thực hiện sau 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng giảm hẳn.
Uống nước trà xanh pha loãng cũng có tác dụng giải độc, mát gan
Uống nước trà xanh pha loãng cũng có tác dụng giải độc, mát gan

Hành hoa

Tác dụng: Điều trị dị ứng cơ địa, tinh chất trong hành hoa giúp giảm ngứa, dưỡng ẩm da, da khô trở nên mềm mại.

Cách sử dụng:

  • Đun sôi 1,5 lít nước sạch.
  • Dùng 100g hành hoa đã sơ chế, cắt khúc cùng 2 thìa muối hạt.
  • Cho vào nước đang sôi, đun thêm khoảng 10 phút thì tắt nếp.
  • Đợi nước nguội bớt rồi ngâm các vùng da bị dị ứng trong vòng 15 – 20 phút.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần.
  • Sau khi ngâm xong thì rửa lại bằng nước sạch.

Lá hẹ

Tác dụng: Lá hẹ không chỉ là nguyên liệu nấu ăn ngon mà còn là cây thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa rất tốt. Lá hẹ có thành phần dược tính giúp giảm sưng, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, đẩy lùi hiện tượng mẩn ngứa, mề đay, đau họng…

Cách sử dụng:

  • Cách 1: Dùng lá hẹ chữa ngoài da. Lấy lá hẹ tươi với lượng vừa đủ, sơ chế sạch, để khô nước. Hơ lá hẹ trên lửa để nóng vừa phải rồi xoa lên vùng da đang bị dị ứng. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
  • Cách 2: Dùng lá hẹ chế nước uống. Lấy lá hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ, đun cùng nước và một ít rượu trắng. Đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút là được. Dùng nước hẹ làm nước uống hàng ngày giúp thải độc, lọc máu, giảm mẩn ngứa.
Bài thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa từ lá hẹ
Bài thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa từ lá hẹ

Lá mướp

Tác dụng: Lá mướp có tính mát, giúp thanh nhiệt, thải độc gan hiệu quả. Dân gian sử dụng lá mướp làm bài thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa, các bệnh ngoài da như ghẻ lở, chàm, nấm kẽ chân, kẽ tay,…

Cách sử dụng:

  • Lấy 1 nắm lá mướp rửa sạch.
  • Vò nát lá mướp với muối tinh.
  • Dùng hỗn hợp đã nhuyễn để chà xát nhẹ vào vùng da bị mẩn ngứa.
  • Hoặc dùng nước chiết xuất từ lá mướp bôi lên vùng da bị dị ứng cũng có tác dụng tương tự.
  • Thực hiện liên tục 2 – 3 lần 1 ngày. Sau khi dùng lá mướp cần rửa lại bằng nước sạch.

Hiệu quả của thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa đã được kiểm chứng và truyền đời qua nhiều thế hệ. Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, trong các trường hợp dị ứng cơ địa cấp tính những người hay bị dị ứng thuốc Tây, phụ nữ có thai, trẻ em nên sử dụng thuốc Nam để điều trị sẽ an toàn hơn.

Ngày Cập nhật 19/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *