Thuốc trị vảy nến phấn hồng [Dạng uống và bôi ngoài]

Vảy nến phấn hồng là bệnh tự miễn xảy ra ở mọi đối tượng và gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân.  Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc trị vảy nến phấn hồng đặc hiệu, phương pháp điều trị được áp dụng giúp khắc phục các triệu chứng mỗi khi phát bệnh. Bài viết thông tin về các loại thuốc dạng uống và bôi ngoài được sử dụng phổ biến hiện nay.

Thuốc trị vảy nến phấn hồng [Dạng uống và bôi ngoài]
Điều trị vảy nến phấn hồng bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài mang lại hiệu quả nhanh

Việc điều trị bệnh vảy nến phấn hồng cần diễn ra sớm để phòng tránh triệu chứng lan rộng. Bệnh không truyền nhiễm nhưng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Tình trạng ngứa ngáy âm ỉ, da khô bong tróc khiến người bệnh tự ti và gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường.

Những điều cần biết về bệnh vảy nến hồng 

Vảy nến phấn hồng là một dạng của vảy nến, bệnh thường xảy ra đa phần là nữ. Biểu hiện ban đầu của bệnh bắt đầu bằng những đốm hồng có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục. Triệu chứng xuất hiện chủ yếu ở vùng ngực, bụng hoặc lưng, hoặc thậm chí trên mặt. Khi không được điều trị sớm, vảy nến phấn hồng lan rộng với tốc độ rất nhanh khiến các mảng da đỏ ửng mất thẩm mỹ.

Thời gian bùng phát vảy nến phấn hồng mạnh mẽ nhất là mùa xuân và mùa thu. Bệnh không nguy hiểm, đa phần triệu chứng có thể tự khỏi trong vòng 3 – 8 tuần mà không để lại sẹo trên da. Tuy nhiên, bệnh có khả năng quay lại và tái phát ở bất kỳ thời điểm nào nếu việc điều trị không loại bỏ được mầm bệnh. 

Đặc trưng của bệnh vảy phấn hồng là cảm giác vô cùng khó chịu khi vùng da bị vảy nến bong tróc, khô rát. Khi người bệnh cào gãi, vùng da có thể bị tổn thương sâu và tạo thành vùng viêm nhiễm. Điều này khiến chất lượng công việc và cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.

Hiện nay vẫn chưa có kết luận về nguyên nhân gây bệnh vảy nến phấn hồng. Nhưng trong đó, một số nghiên cứu đã dẫn chứng trường hợp bệnh phát triển sau khi nhiễm trùng bởi virus Herpes (không phải virus gây mụn rộp sinh dục). Một nguyên nhân gây vảy nến phấn hồng với tỷ lệ cao là do di truyền. Nếu trong gia đình có thành viên mắc vảy nến thì khả năng di truyền cho con cái có thể xảy ra.

Thuốc trị vảy nến phấn hồng
Khi không điều trị vảy nến phấn hồng sớm, bệnh có thể phát triển lan rộng mất thẩm mỹ

Ngoài ra bệnh không lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp như ôm, hôn hay sử dụng dụng vật dụng cá nhân với người bệnh. Do đó người thân và mọi người xung quanh không kỳ thị bệnh nhân vảy nến mà nên hỗ trợ, động viên bệnh nhân vượt qua bệnh tật. Bởi việc người bệnh căng thẳng, stress sẽ khiến triệu chứng bùng phát nghiêm trọng hơn.

Tương tự như nhiều bệnh viêm da mãn tính khác, vảy nến phấn hồng khó điều trị dứt điểm và thường tái phát nhiều lần. Việc chủ động chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh. Đồng thời người bệnh cần kiên trì kết hợp chăm sóc tại nhà để rút ngắn thời gian điều trị, phòng ngừa tái phát.

Thuốc trị vảy nến phấn hồng 

Như đã đề cập, điều trị vảy nến phấn hồng bằng thuốc chỉ mang tính kiểm soát triệu chứng chứ không thể chữa bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên đa số các trường hợp bệnh nhân tuân thủ hướng dẫn điều trị đều khắc phục được bệnh, do đó điều trị kiên trì và đúng hướng dẫn là nguyên tắc quan trọng đối phó với bệnh lý này.

Các loại thuốc bôi trị vảy nến phấn hồng

Những loại kem bôi trị vảy nến nhẹ có chứa corticoid hàm lượng trung bình được dùng phổ biến như Hydrocortison, betamethason, desonide… Thuốc được chỉ định điều trị cho những trường hợp bệnh nhẹ. Ngoài ra sử dụng kem dưỡng ẩm cũng giúp giảm tình trạng khô và bong da.

Đối với những trường hợp vảy nến hồng tiến triển nặng, người bệnh khắc phục bằng các loại thuốc bao gồm:

Thuốc mỡ Salicylic acid 5%: Thành phần chính bao gồm Salicylic acid hàm lượng 5%. Mỗi ngày sử dụng thuốc bôi lên da 2 lần giúp làm sạch da và loại bỏ lớp sừng bong trên da. Thuốc mỡ Salicylic acid 5% có hiệu quả kháng viêm và bổ sung độ ẩm cần thiết giúp cho da mềm mịn, giảm kích ứng xảy ra.

Thuốc mỡ Daivonex: Trong sản phẩm có chứa thành phần Calcipotriol, dẫn xuất dưới dạng vitamin D3. Thuốc phù hợp điều trị vảy nến phấn hồng dạng vừa và nhẹ. Thuốc mỡ Daivonex có thể hỗ trợ chống tăng sinh tế bào, đồng thời làm mềm da và giảm hiện tượng bong tróc do vảy nến gây ra.

Thuốc mỡ bôi da Daivobet: Được điều chế dưới dạng dẫn xuất vitamin D3 cùng dẫn xuất corticoid là Betamethasone. Tác dụng của thuốc có hiệu quả với các biến chứng vảy nến phấn hồng dạng mảng, giúp thúc đẩy nhanh quá trình bào mòn vảy khô và kiềm hãm sự hình thành tế bào sừng, chống viêm da.

Tazarotene gel 0,05% và 0,1%: Được chế xuất dưới dạng gel tương đối mỏng nhẹ. Gel hoạt động tương tự như vitamin A thấm sâu vào da điều trị vảy nến. Tác dụng của gel giúp ức chế, kháng viêm và giảm tăng sinh các tế bào sừng. Nếu mới sử dụng lần đầu, người bệnh nên dùng với liều 0,05% và tăng lên   0,1% để hạn chế các kích ứng da xảy ra khi dùng thuốc.

kem bôi nđiều trị vảy nến phấn hồng
Thuốc bôi ngoài da Tazarotene gel 0,05% và 0,1% điều trị vảy nến phấn hồng

Betnovate: Dùng điều trị bệnh chàm, dị ứng thời tiết và vảy nến phấn hồng nói chung. Thuốc có chứa thành phần thuộc nhóm corticoid tại chỗ và nhóm Vitamin. Từ đó hỗ trợ điều trị triệu chứng đỏ rát, ngứa ngáy, khô da và viêm nhiễm đặc trưng ở vảy nến.

Xamiol gel: Được sử dụng như gel trị mụn và vảy nến với 2 thành phần chính gồm calcipotriol (dẫn xuất của vitamin D) và Betamethasone dipropionate (dẫn xuất corticosteroid). Các dẫn xuất của thuốc làm giảm sự hình thành lớp sừng, đồng thời chống viêm, ngăn chặn sự lan rộng của vảy nến.

Dermovate Cream: Thuốc trị vảy nến phấn hồng dạng bôi đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân vảy nến giai đoạn nặng. Kem có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa những tổn thương lan rộng nhờ chất Clobetasol – dẫn xuất thuộc nhóm steroid có trong thành phần.

Sử dụng thuốc trị vảy nến phấn hồng dưới dạng bôi tại chỗ có thể làm giảm các tổn thương trên da và dưỡng ẩm, sau đó sẽ cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên nhóm thuốc bôi chỉ được sử dụng dưới dạng khắc phục triệu chứng tạm thời, nếu lạm dụng lâu dài có thể gây teo da, rạn da, giãn mạch, ảnh hưởng đến gan thận.

Thuốc uống trị vảy nến phấn hồng 

Thuốc uống trị vảy nến phấn hồng được chỉ định khi những phương pháp điều trị khác không khả quan. Các loại thuốc uống không được ưu tiên sử dụng vì chúng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:

– Retinoids đường uống

Thuốc được dẫn xuất dưới dạng vitamin A đường uống, có tác dụng hỗ trợ điều trị cho những người bị bệnh vảy nến nặng. Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ được áp dụng với một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng . Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, đang sử dụng biện pháp tránh thai khi sử dụng thuốc có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Vì thế bệnh nhân cần thăm khám và làm xét nghiệm định kỳ để theo dõi các phản ứng của thuốc.

Thuốc uống trị vảy nến phấn hồng
Nhóm thuốc trị vảy nến phấn hồng dạng uống có thể gây ra nhiều ảnh hưởng phụ nguy hiểm

– Thuốc trị vảy nến Cyclosporin

Nhóm thuốc Cyclosporin có tác dụng ức chế miễn dịch, từ đó kiểm soát sự hình thành và phát triển bệnh. Thuốc phù hợp điều trị bệnh vảy nến phấn hồng mức độ trung bình, nặng và kéo dài. Ngoài ra nhóm thuốc này cũng được sử dụng trong điều trị bệnh liên quan đến ghép tạng.

Cyclosporin được bào chế dưới dạng đường uống, đường tiêm, đường truyền. Nếu sử dụng dưới dạng đường uống thuốc, bệnh nhân nên uống vào một giờ nhất định ở mỗi ngày và uống đều đặn theo đơn kê để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bệnh nhân bắt đầu với liều uống 1,25 mg/kg cho 2 lần uống mỗi ngày. Đồng thời trong thời gian sử dụng thuốc cần theo dõi song song chức năng gan, thận, xét nghiệm công thức máu. Những tác dụng phụ của thuốc gồm có buồn nôn, đau đầu, hoa mắt và người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn…

– Thuốc Methotrexate

Nhóm thuốc điều trị vảy nến phấn hồng dạng uống – Methotrexate là loại thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch. Nhóm thuốc cũng được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư dưới dạng viên nén. Người bệnh sử dụng dưới dạng uống và cả dạng tiêm, truyền.

Bệnh nhân suy thận, suy gan, suy giảm miễn dịch, bệnh rối loạn cơ quan tạo máu không được sử dụng thuốc. Ngoài ra đối tượng phụ nữ đang mang thai, cho con bú nên cân nhắc việc sử dụng vì thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, hoa mắt, rụng tóc,  chóng mặt, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. 

Người bệnh vảy nến phấn hồng sử dụng thuốc với liều thấp, trong thời gian sử dụng nên theo dõi hoạt động gan, thận, và xét nghiệm máu định kỳ 2 – 3 tháng/lần. Liều dùng Methotrexate cho người trưởng thành là 12mg/m2 da và 7mg/m2 da đối với trẻ em.

– Nhóm thuốc dưới dạng chế phẩm sinh học

Nhóm thuốc có tác dụng kiểm soát hoạt động miễn dịch của cơ thể bạn. Thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến phấn hồng nặng, viêm khớp vảy nến. Công thức thuốc được cấu thành từ protein của người hoặc động vật nên có tác dụng hiệu quả trong điều trị. Tuy nhiên nhóm chế phẩm sinh học có giá cao nên không phải ai cũng có thể sử dụng.

Một số loại thuốc chữa vảy nến phấn hồng phổ biến gồm có: adalimumab, etanercept, guselkumab, brodalumab, infliximab, ixekizumab, secukinumab, certolizumab pegol, tildrakizumab và ustekinumab.

Thuốc trị vảy nến phấn hồng [Dạng uống và bôi ngoài]
Điều trị vảy nến phấn hồng sớm sẽ ngăn chặn nguy cơ tái phát và lan rộng

– Các loại vitamin

Người bị vảy nến phấn hồng thường gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch điều trị. Do đó tron đơn thuốc thường được kê thêm cho bạn các loại vitamin như A, B, C, acid folic,… để bệnh nhân nâng cao thể trạng và không bị nhiễm trùng. 

Việc sử dụng thuốc điều trị vảy nến phấn hồng dạng uống cần diễn ra theo đúng đơn kê của bác sĩ điều trị. Có những trường hợp lạm dụng thuốc, tự ý thay đổi liều dùng làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm, khiến bệnh tái phát dai dẳng và khó chữa trị.

Bị vảy nến phấn hồng nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Song song với điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng có vai trò nền tảng giúp bệnh nhân hạn chế nguy cơ tái phát bệnh vảy nến phấn hồng. Danh sách các thực phẩm và đồ uống mà người bị bệnh vảy nến phấn hồng nên kiêng ăn sau sẽ hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát bệnh:

– Rượu bia: Nhóm đồ uống có cồn là nguyên nhân khiến hệ thống mạch máu bị giãn. Từ đó làm tăng sự sản sinh của các tế bào bạch cầu, bao gồm các tế bào T gây ra bệnh vảy nến. Do đó để triệu chứng của bệnh vảy nến không tồi tệ hơn, người bệnh cần có chế độ kiêng cữ tuyệt đối với nhóm thực phẩm này.

– Thức ăn vặt: Các loại bánh kẹo hay thức ăn nhanh đều chứa lượng chất béo bão hòa đáng kể. Nhóm chất béo chuyển hóa và tinh bột, đường đều là nguyên nhân thúc đẩy tình trạng viêm. Ngoài ra, những thực phẩm này cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường – những biến chứng nguy hiểm của vảy nến.

– Thịt đỏ: Hàm lượng axit arachidonic có trong thịt đỏ là nguyên nhân làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh vảy nến. Chúng cũng là chất xúc tác chuyển đổi thành các hợp chất gây viêm da, do đó người bệnh vảy nến phấn hồng nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này.

Thuốc trị vảy nến phấn hồng
Người bệnh vảy nến phấn hồng nên kiêng nhóm thịt đỏ trong thời gian điều trị

– Các sản phẩm từ sữa: Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa cũng có hàm lượng axit arachidonic cao. Trong đó sữa bò có hàm lượng protein casein – hoạt chất liên quan đến viêm. Và tương tự axit arachidonic cũng có nhiều trong lòng đỏ trứng gà.

– Gia vị: Nhóm gia vị có thể khiến triệu chứng vảy nến phấn hồng bùng phát nghiêm trọng. Bao gồm bột ớt, quế, cà ri, giấm, sốt mayonnaise, sốt Tabasco, sốt cà chua….

– Trái cây có múi: Mặc dù ăn trái cây giúp hỗ trợ người bệnh có hệ miễn dịch khỏe mạnh, tuy nhiên các loại trái cây có múi có thể làm cho bệnh vảy nến bùng phát. Cụ thể trong thời gian điều trị vảy nến phấn hồng người bệnh cần kiêng ăn cam, bưởi, chanh… nhóm trái cây có chứa chất gây dị ứng phổ biến.

Việc sử dụng thuốc trị vảy nến phấn hồng chỉ mang lại hiệu quả khi người bệnh biết các kết hợp dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Bên cạnh dùng thuốc bôi trị bệnh, bệnh nhân cần sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên và bổ sung vitamin E để hạn chế nguy cơ tái phát. Người bệnh chú ý tránh căng thẳng, tránh suy nghĩ để mang đến tâm lý tốt nhất vượt qua bệnh lý.

Có thể bạn quan tâm:  Các loại thuốc trị vảy nến tốt nhất và mới nhất

Thuốc dân tộc

Ngày Cập nhật 12/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *