Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi đúng cách – mau khỏi

Ăn tỏi sống, kết hợp với mật ong hoặc dầu vừng hay làm rượu tỏi là những cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi được nhiều người sử dụng và đánh giá cao về hiệu quả. Các bước thực hiện không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần sự kiên trì và biết thêm một số lưu ý quan trọng.

Tỏi là một trong những nguyên liệu thường dùng để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà.
Tỏi là một trong những nguyên liệu thường dùng để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà.

Tác dụng của tỏi với viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị sưng tấy khi tiếp xúc với một số vật lạ, đặc biệt là thời tiết (viêm mũi dị ứng thời tiết). Nó không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. 

Có nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng, bao gồm dùng thuốc tân dược và thảo dược thiên nhiên theo kinh nghiệm dân gian. Trong đó, cách thứ hai được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn và hiệu quả lâu dài. Mặt khác, viêm mũi dị ứng thường kéo dài rất lâu, việc dùng thuốc tân dược liên tục trong một thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Trong các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian, cách dùng tỏi được khá nhiều người lựa chọn. Tác dụng chữa tình trạng này của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Chất này hoạt động như một loại kháng sinh. Ngoài ra khả năng tiêu diệt vi khuẩn và một số tác nhân ngoại lai khác, allicin còn chống viêm nhiễm và ức chế phản ứng gây dị ứng của cơ thể.

Bên cạnh đó, các thành phần trong tỏi còn có tác dụng chống oxy hóa cao. Điều này giúp các tế bào niêm mạc mũi được bảo vệ tốt hơn khi bị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang. Ngoài ra, tỏi còn mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe toàn cơ thể nói chung. Cụ thể, nó giúp huyết áp ổn định và giảm lượng cholesterol trong máu. 

Chữa viêm mũi dị ứng sai cách khiến quá trình điều trị ngày càng khó khăn và gia tăng nguy cơ gặp biến chứng ở người bệnh. XEM NGAY những cảnh báo quan trọng của chuyên gia!
Hoạt chất allicin trong tỏi giúp các triệu chứng viêm mũi dị ứng nhanh chóng được cải thiện.
Hoạt chất allicin trong tỏi giúp các triệu chứng viêm mũi dị ứng nhanh chóng được cải thiện.

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Ăn tỏi sống chữa viêm mũi dị ứng

Tỏi ở dạng tươi có mùi hăng khó chịu và vị cay. Tuy nhiên, nếu bạn chịu được mùi vị của nó thì ăn tỏi sống sẽ giúp triệu chứng viêm mũi dị ứng được cải thiện đáng kể. Tỏi nên được giã nát hoặc băm nhỏ khi ăn thì hoạt chất allicin mới được giải phóng ra ngoài. Nếu dùng tỏi theo cách này, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 2 – 3 tép.

Ngoài ra, để giảm bớt mùi hăng và vị cay của tỏi, bạn có thể dùng nó chế biến thành món ăn. Ví dụ như rau muống xào tỏi. Hoặc dùng nó làm gia vị với lượng nhiều hơn bình thường một chút. Dĩ nhiên là so với các ăn sống thì cách dùng thông qua chế biến thành món ăn sẽ khiến công dụng của tỏi giảm đi ít nhiều.

Ăn tỏi sống có thể chữa được viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 2 - 3 tép.
Ăn tỏi sống có thể chữa được viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 2 – 3 tép.

Kết hợp tỏi và mật ong chữa viêm mũi dị ứng

Mật ong từ lâu đã được biết đến với khả năng chống khuẩn và bảo vệ tế bào. Bên cạnh đó. Nó còn làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Khi dùng mật ong cùng tỏi, các triệu chứng của tình trạng viêm mũi dị ứng sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Cách thực hiện như sau:

  • Tỏi lột vỏ, rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy nước cốt;
  • Trộn nước cốt tỏi với mật ong theo tỷ lệ 1:2 (1 thìa nước cốt tỏi ứng với 2 thìa mật ong);
  • Dùng bông gòn hoặc tăm bông thấm hỗn hợp này rồi nhét vào từng bên lỗ mũi;
  • Để nguyên đó trong khoảng 5 phút thì lấy ra;
  • Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.
Kết hợp tỏi và mật ong vừa giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng vừa bảo vệ tế bào niêm mạc mũi.
Kết hợp tỏi và mật ong vừa giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng vừa bảo vệ tế bào niêm mạc mũi.

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu vừng

Nếu như tỏi nổi bật với khả năng tác động như một loại thuốc kháng sinh thì dầu vừng được biết đến nhiều với công dụng chống oxy hóa. Như đã trình bày, tác động chống oxy hóa sẽ giúp các tế bào niêm mạc mũi được bảo vệ tốt hơn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng với người bị viêm mũi dị ứng. Bởi khi bị tình trạng này, các tế bào niêm mạc mũi đang bị sưng phồng và rất dễ bị tổn thương.

Các bước dùng dầu vừng và tỏi chữa viêm mũi dị ứng:

  • Tỏi tươi sau khi lột vỏ và rửa sạch thì giã nát để vắt lấy nước cốt;
  • Trộn nước cốt tỏi với dầu vừng theo tỷ lệ ngang nhau;
  • Dùng tăm bông thấm nước hỗn hợp này rồi lần lượt nhét vào từng bên mũi. Mỗi bên để trong khoảng 5 phút mới lấy ra;
  • Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.
Dầu vừng giàu chất chống oxy hóa kết hợp cùng tỏi sẽ cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng tốt hơn và phòng được tình trạng tổn thương lớp niêm mạc.
Dầu vừng giàu chất chống oxy hóa kết hợp cùng tỏi sẽ cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng tốt hơn và phòng được tình trạng tổn thương lớp niêm mạc.

Tỏi ngâm rượu chữa viêm mũi dị ứng

Cách làm này cần nhiều thời gian. Tuy nhiên, nó luôn được đánh giá cao về hiệu quả. Tỏi khi ngâm rượu sẽ giải phóng tốt hơn các hoạt chất có lợi ra ngoài. Đồng thời, rượu sẽ đóng vai trò là chất xúc tác giúp các dược tính trong tỏi được hấp thụ hơn. Ngoài ra, cách sử dụng này còn có thể sử dụng trong nhiều ngày.

Khi làm tỏi ngâm rượu, bạn cần chú ý chọn rượu gạo nấu từ men tự nhiên. Độ rượu vừa uống. Nếu ngâm 1 ký tỏi thì bạn cần khoảng 2 lít rượu. Cách tiến hành như sau:

  • Tỏi tươi lột vỏ, rửa sạch rồi đập nát hoặc cắt miếng;
  • Cho tỏi vào bình thủy tinh trước;
  • Đổ rượu ngập tỏi. Có thể dùng vỉ gỗ để cố định tỏi ngập hoàn toàn trong rượu;
  • Đậy kín nắp và để ở nơi khô ráo, thoáng mát trong khoảng 10 ngày hoặc cho đến khi nước rượu chuyển từ màu trắng đục sang màu vàng như nghệ;
  • Rượu tỏi dùng để uống. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml. Trường hợp không uống được rượu, bạn có thể dùng nó để nhỏ mũi (mỗi bên 2 giọt, ngày thực hiện 2 lần).
Nhờ chất xúc tác là rượu, dược tính trong tỏi sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn cho người bị viêm mũi dị ứng.
Nhờ chất xúc tác là rượu, dược tính trong tỏi sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn cho người bị viêm mũi dị ứng.

Lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi được đánh giá cao. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì bạn không nên dùng:

  • Đang bị bệnh về mắt hoặc thị lực suy giảm;
  • Mắc bệnh tả;
  • Nóng trong người. Thường xuyên bị ợ nóng và khó tiêu;
  • Đang đói bụng;
  • Chức năng gan bị suy giảm;
  • Chuẩn bị làm phẫu thuật;
  • Đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc kiểm soát bệnh HIV.

Nếu chữa viêm mũi dị ứng bằng cách dùng tỏi dạng ăn sống hoặc uống rượu tỏi, bạn không nên dùng quá nhiều trong một ngày. Cụ thể, lượng tỏi sống ăn sống tối đa một ngày không quá 10g, rượu tỏi không nên dùng quá 50ml. Song song đó, nếu dùng tỏi chế biến món ăn thì bạn không nên dùng chung với thịt gà, trứng gà hoặc thịt chó. Ngoài ra, bạn không nên nhỏ nước cốt tỏi đậm đặc trực tiếp vào mũi. Bởi nó có thể gây bỏng và khiến tình trạng sưng viêm thêm trầm trọng.

Nên băm tỏi khi dùng để hoạt chất allicin được giải phóng.
Nên băm tỏi khi dùng để hoạt chất allicin được giải phóng.

Với đối tượng là phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ nhỏ, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chính thức về tác động của tỏi chữa viêm mũi dị ứng cho hai nhóm đối tượng này. Do đó, để đảm bảo an toàn thì không nên dùng.

Ngoài ra, khi trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi, bạn cần chú ý đến chất lượng tỏi. Chỉ nên dùng những loại có nguồn gốc rõ ràng để chắc chắn không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất bảo quản.

Cách để nâng cao hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi tương tự nhiều phương pháp dân gian khác ở chỗ đạt hiệu quả cao cho các trường hợp nhẹ. Nếu điều trị càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả chữa trị, bạn cần lưu ý thêm một vài điều như sau;

  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày và trước khi dùng tỏi điều trị;
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày trong một khoảng thời gian nhất định;
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ;
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là mũi khi trời lạnh;
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng (bụi, phấn hoa, khói thuốc lá, lông thú cưng…);
  • Tái khám đúng lịch hẹn và chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân;
  • Áp dụng cách điều trị khác nếu các triệu chứng viêm mũi dị ứng không cải thiện sau một thời gian nhất định. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Tiêu xoang linh dược thang được cho là giúp hơn 30.000 người thoát khỏi nỗi ám ảnh viêm mũi xoang dai dẳng trong hơn 1 thập kỷ. Thực hư hiệu quả của bài thuốc ra sao? TÌM HIỂU NGAY!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *