Triệu chứng bệnh vảy nến là gì? Điều trị sao cho hiệu quả?

Triệu chứng bệnh vảy nến có thể nhận biết qua các tổn thương trên da, móng hay thậm chí là xương khớp. Bệnh cần được phát hiện và có phương pháp điều trị sớm tránh chuyển biến sang dạng mãn tính cùng biến chứng nguy hiểm. Thông tin trong bài giúp người bệnh có cách nhận biết dấu hiệu của bệnh để nhanh chóng có các chữa trị kịp thời.

Vảy nến là hiện tượng tăng sinh tế bào do quá trình trao chuyển tái tạo tế bào da mới bị gián đoạn. Với người bình thường chu kỳ thay da ở người khỏe mạnh trong diễn ra trong khoảng 1 tháng, tuy vậy với người bệnh vảy nến chu kỳ này bị rối loạn và diễn ra chỉ trong vài ngày. Khi này các lớp da cũ chưa kịp mất đi, lớp biểu bì mới đã hình thành tạp nên các vảy dày trên da. 

Bệnh có xu hướng mãn tính và xuất hiện cả ở trẻ nhỏ. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp việc điều trị được hiệu quả và tránh bệnh tái phát. 

Triệu chứng dựa trên các thể của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến gây ra hiện tượng đỏ rát ngoài da cùng các mảng da dày đóng vảy khô màu vàng đục. Các tổn thương ngoài da xuất hiện với hình dáng khác nhau. Dựa trên đặc trưng của các tổn thương do vảy nến gây ra có thể chia bệnh theo các dạng:

  • Vảy nến thể giọt

Dấu hiệu là các tổn thương hình giọt nước với kích thước nhỏ từ 1-10mm. Vị trí thường gặp của thể này thường trải rộng khắp cơ thể. Dạng bệnh này xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ thường sau đợt viêm họng Streptococcus. 

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.
  • Vảy nến thể mảng

Là dạng phổ biến của vảy nến với các đặc trưng là hiện tượng da khô, đỏ. Vùng tổn thương của da dễ bị bong tróc vảy. Vị trí xuất hiện là đầu gối, khuỷu tay, da đầu thậm chí là ở bộ phận sinh dục hoặc trong khoang miệng. 

  • Vảy nến thể mủ

Là dạng nặng của vảy nến gây ra mảng đỏ và mụn mủ màu trắng đục trên da. Vùng da bị bệnh thường đóng vảy dày đôi khi gây ra ngứa ngáy. Bệnh xuất hiện nhiều ở vùng tay chân.

Hình ảnh vảy nến thể mủ
Hình ảnh vảy nến thể mủ
  • Vảy nến thể tròn

Dạng vảy nến này ít gặp hơn các thể khác. Triệu chứng gây ra các tổn thương hình mảng tròn với kích thước khác nhau. 

  • Vảy nến thể nghịch

Xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp hay nếp nhăn trên cơ thể. Các tổn thương thường có dấu hiệu ẩm ướt gây khó chịu nhưng không có hiện tượng bong tróc da. 

Triệu chứng bệnh vảy nến trên từng vị trí da

Vảy nến có thể xuất hiện trên nhiều khu vực da khác nhau trên cơ thể. Khi này biểu hiện bệnh có thể thay đổi khác nhau trên từng vị trí cơ thể.

  • Vảy nến da đầu

Vùng da đầu, chân tóc, sau gáy xuất hiện các mảng vảy hoặc da thừa màu trắng bạc. Tổn thương xuất hiện theo các mảng lớn khác với các vảy gàu li ti thông thường. 

  • Vảy nến ở chân

Vảy nến ở vùng da chân xuất hiện với các mảng bám dày ở gót chân, mu bàn chân và khe ngón… Da chân nứt nẻ, chảy máu và có hiện tượng ngứa ngáy. Vảy nến thể mủ thường xuất hiện ở chân.

  • Vảy nến móng tay 

Phổ biến ở nhiều người bệnh với triệu chứng là các đốm vàng rải rác trên móng tay, móng chân. Bệnh chuyển biến dẫn đến hiện tượng tác biệt lớp sừng móng ra khỏi đầu ngón tay. Móng tay khi này giòn và dễ gãy vỡ. 

Triệu chứng bệnh vảy nến móng tay
Triệu chứng bệnh vảy nến móng tay
  • Vảy nến ở mặt 

Xuất hiện ở vùng lông mi, quanh mắt, quanh miệng và cánh mũi.. Da mặt có cảm giác nóng rát đỏ ửng. Sau hiện tượng đỏ tấy, da bị vảy trắng hoặc sừng dày bao phủ. Các tổn thương da giống như vảy cá có kích cỡ từ 2-3cm..

  • Vảy nến ở môi

Tổn thương xuất hiện ở vùng da môi và xung quanh môi. Môi trở nên khô, nứt nẻ và dễ chảy máu. Các mảng da thừa quanh môi có màu trắng hoặc xám.

  • Vảy nến ở tai 

Tổn thương có thẻ xuất hiện trong ống tai hoặc sau và quanh tai… Vùng da này có cảm giác ngứa ngáy, đau rát. Da bong tróc, các mảng vảy trắng có thể ở trong tai gây tắc nghẽn tai và mất thính giác.

  • Vảy nến viêm khớp

 Các vi khuẩn trên tổn thương ngoài da do vảy nến thông thường gây  ăn sâu vào da và gây ảnh hưởng đến viêm khớp. Viêm khớp vảy nến đi kèm hiện tượng sưng khớp ngón tay, chân hoặc xương sống, đầu gối… 

  • Vảy nến ở háng

Háng nằm ở khu vực vùng sinh dục. Ở vị trí này thường xuất hiện vảy nến thể ngược. Da thường đỏ, đau rát nhưng không có vảy. Tình trạng đặc biệt nặng khi da bị đổ mồ hôi. 

  • Vảy nến ở mông

 Da vùng này khô, bong tróc.vảy đóng từng mảng, da phía dưới vảy mỏng hồng dễ tổn thương. Dễ lan rộng ra bụng và háng…

  • Vảy nến toàn thân

Nếu điều trị và chăm sóc không đúng cách, vảy nến có thể lan rộng ra toàn thân. Khi này bệnh nhân có thể gặp tình trạng viêm, ngứa, phát ban đỏ bao trùm cơ thể. Khi bị vảy nến toàn thân người bệnh cần đi khám và điều trị ngay bởi bệnh có thể gây ra sốt cao hay sốc phản vệ.

Bệnh vảy nến lan rộng toàn thân
Bệnh vảy nến lan rộng toàn thân

Biểu hiện của bệnh vảy nến trên từng đối tượng trẻ em, trẻ sơ sinh 

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc vảy nến nhất do làn da trẻ còn non nớt và hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện.Các dấu hiệu vảy nến có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bé.

Triệu chứng của bệnh vảy nến ở trẻ em trên 1 tuổi  

Với trẻ em trên 1 tuổi các triệu chứng vảy nến có thể dễ dàng nhận biết. Bệnh chuyển biến theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn khởi phát: Da trẻ trở nên khô ráp kèm hiện tượng đỏ ửng.
  • Giai đoạn thứ phát: Các vảy khô trên rõ hơn, dày sừng và có vảy trắng tuy nhiên hiện tượng bong tróc ít thấy hơn so với người lớn.
  • Ở tuổi tập đi,triệu chứng vảy nến thường thấy được ở các vùng da có nếp gấp và thường xuyên chà xát như nếp gấp cổ chân, đầu gối, bàn chân…
  • Trẻ mắc vảy nến thường gầy gò dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.

Vảy nến ở trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, vảy nến thường xuất hiện ở mặt,da đầu và các vùng da cổ tay, cổ chân. Bệnh bùng phát nhiều khi thời tiết quá nóng hay hanh khô… Ở trẻ sơ sinh bệnh còn kéo theo các triệu chứng như bỏ ăn, quấy khóc nhiều. Trẻ chậm phát triển hơn những em bé khỏe mạnh khác

Điều trị vảy nến ở trẻ em cần hết sức thận trọng, tốt hơn cả cha mẹ nên cho con tới gặp bác sĩ chuyên môn tránh việc tự ý điều trị ở nhà gây ra sai sót làm bệnh nặng hơn.

Hình ảnh bệnh vảy nến ở trẻ em
Hình ảnh bệnh vảy nến ở trẻ em

Vảy nến có nguy hiểm không? 

Vảy nến ban đầu gây cho người bệnh những bất tiện trong sinh hoạt. Bệnh có khuynh hướng mãn tính do đó việc điều trị dứt điểm khó khăn. Nhiều trường hợp bệnh tái phát nhanh sau khi ngừng dùng thuốc và lần phát bệnh sau nặng hơn trước. 

Tổn thương do vảy nến khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp, tâm lý bị ảnh hưởng. Chăm sóc da không đúng cách có thể để lại sẹo mất thẩm mỹ. Bệnh còn có thể khiến người bệnh mệt mỏi, sốt … Khi vảy nến lan tỏa toàn thân nhiều trường hợp bị sốc phản vệ rất nguy hiểm. Chưa hết khi bị vảy nến nguy cơ mắc các bệnh về khớp cũng tăng cao hơn.

Do vậy khi thấy các triệu chứng xuất hiện người bệnh cần được điều trị ngay.Chữa bệnh càng sớm tỷ lệ khỏi càng cao. 

Cách điều trị bệnh vảy nến

Có nhiều phương pháp điều trị vảy nến được áp dụng. Với trường hợp bệnh nhẹ, có thể dùng mẹo dân gian hoặc các loại thuốc bôi điều trị tại chỗ. Cách này giúp làm dịu da,giảm ngứa, đau rát do vảy nến. 

Trường hợp bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân cần đến bệnh viện và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn. Chữa vảy nến thường được chỉ định các loại thuốc như:

  • Thuốc uống: Người bệnh có thể dùng đến thuốc ức chế sự hình thành quá trình miễn dịch dùng cho trường hợp vảy nến kháng trị hoặc vảy nến mủ, có tác dụng giảm viêm, khống chế tốc độ sừng hóa của da.
  • Thuốc bôi: Một số thuốc có tác dụng lột sừng, tiêu sừng như axit salicylic, AHA,…có chứa các chất corticoid giúp thuyên giảm nhanh triệu chứng ngứa, đỏ,…
  • Quang trị liệu: Sử dụng các tia UV trong ánh sáng mặt trời tác dụng trực tiếp lên da giúp diệt khuẩn. Cách này có chi phí cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. 
  • Điều trị bằng Đông y: Sử dụng các thảo dược dạng bào chế bôi, uống trong thời gian dài để loại bỏ độc tố bên trong và triệu chứng bên ngoài.
Điều trị vảy nến bằng các loại thuốc bôi ngoài da
Điều trị vảy nến bằng các loại thuốc bôi ngoài da

Bị vảy nến nên kiêng gì? 

Khi các dấu hiệu của vảy nến xuất hiện, trước hết người bệnh nên cách ly làn da với các tác nhân gây bệnh như khói bụi, hóa chất hay mỹ phẩm gây kích ứng. Tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị bệnh. Một số biện pháp  giúp hạn chế bệnh bùng phát người bệnh có thể ghi nhớ:

  • Giữ vệ sinh cho làn da đúng cách. Tắm bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ
  • Dưỡng ẩm cho da bằng kem bôi lành tính và uống nhiều nước.
  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
  • Hạn chế cho da tiếp xúc với hóa chất độc hại. Trường hợp do tính chất công việc cần làm việc với các tác nhân này, người bệnh nên che chắn và sử dụng các đồ bảo hộ cho da.
  • Giữ tâm lý thoải mái tránh căng thẳng, mệt mỏi.

Vảy nến có thể khó điều trị gây tâm lý mệt mỏi căng thẳng và tự ti cho người bệnh. Nắm được các triệu chứng của bệnh vảy nến người đọc có thể phát hiện bệnh kịp thời để tăng khả năng chữa bệnh dứt điểm. 

Thuốc dân tộc

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *