Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền và y học hiện đại, bài thuốc nam gia truyền điều trị nổi mề đay của dòng họ 5 đời Đỗ Minh Đường là một trong số ít bài thuốc nhận được đánh giá cao từ người bệnh và giới chuyên môn.

Triệu Chứng Dị Ứng Thời Tiết: Nhận Biết Sớm Để Chủ Động Phòng Bệnh

Dị ứng thời tiết là căn bệnh phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường như Việt Nam. Không chỉ gây mất thẩm mĩ, dị ứng thời tiết còn ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy triệu chứng dị ứng thời tiết biểu hiện như thế nào, hãy tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ bên dưới.

Triệu chứng dị ứng thời tiết: Nhận biết sớm để chủ động phòng và chữa bệnh hiệu quả
Triệu chứng dị ứng thời tiết: Nhận biết sớm để chủ động phòng và chữa bệnh hiệu quả

Dị ứng thời tiết là gì? Có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết là phản ứng quá mẫn của cơ thể đối với các yếu tố của thời tiết. Cơ thể con người thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ nhờ có trung tâm điều nhiệt ở não. Khi thời tiết chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng, nhiệt độ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp sẽ khiến trung tâm điều khiển hoạt động không kịp dẫn đến cơ thể bị rối loạn, mất nước.

Cơ thể mất nước khiến các protein trong cơ thể bị hệ miễn dịch nhận diện là “chất lạ”. Phản ứng tự vệ của hệ miễn dịch với các chất lạ này dẫn đến hiện tượng mẩn ngứa, phù nề, nổi mề đay, xung huyết…

Khoảng nhiệt từ 20 độ C đến 30 độ C là thích hợp nhất cho con người.

  • Khi nhiệt độ cao trên 30 độ C có thể gây dị ứng thời tiết nóng.
  • Khi nhiệt độ thấp dưới 20 độ C kèm theo không khí hanh khô có thể gây dị ứng thời tiết lạnh.

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường – Nguyên PGĐ chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, dị ứng thời tiết có thể xảy ra với bất cứ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính, đặc biệt ở đối tượng là phụ nữ đang mang thai, người già, trẻ em, người có cơ địa mẫn cảm, người mắc những bệnh lý như hen suyễn, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng,… khi bị dị ứng thường nghiêm trọng hơn người bình thường.

Qua hơn một thế kỷ tồn tại, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh đã chứng minh được chất lượng vượt trội, giúp hàng ngàn bệnh nhân bị nổi mề đay thoát khỏi cảnh mẩn ngứa khó chịu, da dẻ hồng hào và tự tin hơn trong cuộc sống.

Dị ứng thời tiết có thể tự khỏi sau vài giờ. Tuy nhiên, nếu bệnh dai dẳng và có chiều hướng tái phát nhiều lần, người bệnh cần đặc biệt lưu ý.

Khi dị ứng thời tiết ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến phù nề hầu họng, hô hấp khó khăn, viêm nhiễm. Trong giai đoạn này nếu không điều dưỡng sức khỏe tốt, không kiêng gió lạnh, bảo vệ ấm cơ thể sẽ dễ ảnh hưởng đến tim mạch, hệ thần kinh, co giật, sốc phản vệ. Những trường hợp không xử lý kịp có thể gây tử vong.

Nổi mề đay cấp tính là triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết nguy hiểm
Nổi mề đay cấp tính là triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết nguy hiểm

Triệu chứng dị ứng thời tiết thường gặp nhất

Bằng mắt thường, người bệnh hoàn toàn có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết như sau:

Triệu chứng dị ứng thời tiết trên da

  • Trên các vùng da tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài như mặt, cổ, tay, chân là những nơi thường có biểu hiện rõ nhất. Da nổi mẩn đỏ thành từng mảng, xuất hiện các nốt có kích thước khác nhau, cảm giác ngứa xuất hiện trên các vùng da nổi mẩn.
  • Sau một thời gian, da có hiện tượng sưng, phù nề rất khó chịu.
  • Trên các nốt nổi mẩn bắt đầu xuất hiện vảy, bong tróc. Dị ứng do thời tiết nóng sẽ xuất hiện mụn nước nhỏ li ti ( dân gian thường gọi là rôm).
  • Triệu chứng dị ứng thời tiết nguy hiểm nhất là nổi mề đay cấp tính. Các mảng mề đay xuất hiện dày, màu đỏ, có hiện tượng sưng phù, dị ứng lan rộng khắp cơ thể.
Nhận biết dấu hiệu dị ứng thời tiết trên da
Nhận biết dấu hiệu dị ứng thời tiết trên da

Triệu chứng dị ứng thời tiết trên các bộ phận khác

  • Người dị ứng thời tiết cảm thấy khó thở, tức ngực.
  • Người mệt mỏi, đau đầu. chán ăn.
  • Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, nước mũi.
  • Mắt sưng đỏ.
  • Huyết áp giảm, nếu bị nổi mề đay cấp tính, huyết áp sẽ tụt rất nhanh.
Dị ứng thời tiết gây khó chịu cho đường hô hấp
Dị ứng thời tiết gây khó chịu cho đường hô hấp

Cần làm gì khi bị dị ứng thời tiết?

Khi bị dị ứng thời tiết, người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng và điều trị bệnh như sau:

  • Hạn chế ra ngoài, tránh tiếp xúc với nắng, khí lạnh, gió độc.
  • Dị ứng do thời tiết nóng cần giữ cơ thể mát, ăn đồ ăn thanh mát, giải nhiệt.
  • Dị ứng do thời tiết lạnh cần mặc ấm, giữ ấm cơ thể.
  • Nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, sạch sẽ, khô thoáng, kín gió.
  • Mặc các loại quần áo rộng, vải mềm. Không mặc các loại vải bí, cứng, bó chặt dễ cọ sát với da.
  • Tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm để loại bỏ chất bẩn, nấm mốc trên da.
  • Tránh sử dụng mỹ phẩm, tiếp xúc với hóa chất.
  • Không ăn đồ ăn tanh, hải sản, thịt màu đỏ, các loại hạt, các loại đậu, trứng, sữa,…
  • Không uống, ăn, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá,…
  • Uống nhiều nước, ăn hoa quả, rau xanh, đồ ăn thanh đạm.
  • Giảm các triệu chứng dị ứng thời tiết bằng cách dùng thuốc.
  • Đối với người dị ứng nặng, có hiện tượng nổi mề đay mãn tính, co giật, sốc phản vệ thì phải đưa ngay đến bệnh viện.

Khi thấy cơ thể có các triệu chứng dị ứng thời tiết vừa nêu trên, người bệnh hãy để tâm và theo dõi một cách cẩn thận. Người bị dị ứng cần kết hợp kiêng khem, điều dưỡng cơ thể và sử dụng thuốc đúng cách. Trong trường hợp các triệu chứng dị ứng không thuyên giảm cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Tin nên đọc

Ngày Cập nhật 19/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *