Triệu chứng nào cho biết trẻ đã mắc viêm phế quản? Cần làm gì khi phát hiện bệnh?

Hàng loạt phụ huynh có câu hỏi: “Con tôi bị ho, khó thở, liệu con tôi đã mắc viêm phế quản?” Để nhận biết được các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em cũng như các lưu ý khi phát hiện bệnh, cùng lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam trong bài viết dưới đây.

Viêm phế quản ở trẻ là tình trạng đường thở dưới hay cuống phổi bị viêm nhiễm, sưng đau, thường là những đường dẫn khí lớn đến phổi. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều nên nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì tình trạng viêm nhiễm sẽ lan xuống nhu mô phổi gây viêm phổi.

Bệnh diễn ra trong giai đoạn ngắn ở trẻ em, với giai đoạn mãn tính có thể kéo dài đến hàng năm. Nếu không cẩn thận, bệnh có thể nhanh chóng biến chứng thành viêm tai giữa, viêm phổi rất nguy hiểm, khó điều trị.

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu ho, thở khò khè có phải là triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ em không. Giải đáp mối băn khoăn này, bác sĩ Lê Phương chia sẻ cụ thể về các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em như sau:

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em điển hình

Bác sĩ Lê Phương cho biết đa phần trẻ em khi bị viêm phế quản sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Ho dai dẳng, ho mạnh
  • Khó thở, thở khò khè
  • Khó phát âm, khản đặc cổ họng
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38°C.
  • Ra nhiều nước mũi
  • Phát ban khắp cơ thể
  • Mắt khô, đỏ
  • Sưng các hạch bạch huyết lân cận
  • Quấy khóc nhiều, ít ngủ
Viêm phế quản ở trẻ em gây ho, khó thở
Viêm phế quản ở trẻ em gây ho, khó thở

Bác sĩ Phương cho biết viêm phế quản có 2 dạng: Viêm phế quản cấp tính và viêm mãn tính. Ngoài các triệu chứng chung, mỗi tình trạng sẽ có những dấu hiệu cụ thể.

Triệu chứng viêm phế quản cấp 

Trẻ bị viêm phế quản cấp sẽ có những triệu chứng theo từng giai đoạn của bệnh, cụ thể là:

  • Giai đoạn khởi phát: Trẻ bị ho khan, sốt nhẹ, sô mũi, có thể ngạt mũi, hắt hơi…
  • Giai đoạn phát bệnh: Sốt cao hơn, trẻ khó thở, thở khò khè, thở miệng, da xanh xao, tím tái, có biểu hiện rối loạn tiêu hóa nhẹ.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Bé sốt trên 38 độ C, chảy mồ hôi, mệt mỏi, da khô, bỏ ăn, khó thở, thở miệng, ho kéo dài, có thể có đờm, lồng ngực hoạt động mạnh, da xanh, đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Trẻ thường xuyên tiêu chảy, nôn mửa, có thể bị hôn mê, co giật, nhịp tim nhanh.

Bác sĩ Lê Phương nhấn mạnh rằng các dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh cũng tương tự như trẻ lớn, nhưng thường làm trẻ khó chịu hơn do hệ hô hấp còn yếu ớt. Ở giai đoạn đầu, một số triệu chứng của bệnh viêm phế quản có thể chưa xuất hiện hoặc không rõ ràng, khiến phụ huynh dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác. Các triệu chứng thường nặng hơn vào ban đêm và kéo dài trên 2 ngày, đây là lúc cha mẹ nên theo dõi tình trạng của con kỹ nhất để đánh giá tình trạng của con.

Biểu hiện của viêm phế quản mãn tính

Khi viêm phế quản kéo dài trên 3 tuần hoặc thường xuyên lặp lại, bệnh dễ chuyển thành mãn tính. Ở cấp độ này trẻ có thể gặp những triệu chứng sau:

Viêm phế quản mãn tính khiến trẻ bị ho nặng nề, khó thở
Viêm phế quản mãn tính khiến trẻ bị ho nặng nề, khó thở
  • Sốt cao trên 38 độ C, trẻ mệt mỏi.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Hay ho, ho kéo dài, thường kèm theo đờm trắng đục, vàng nâu hoặc xanh.
  • Tắc nghẹt mũi, khó ngủ.

Các mẹ nên hết sức cảnh giác bởi nếu để lâu, viêm phế quản ở trẻ sẽ để lại biến chứng nguy hiểm, làm suy giảm chức năng phổi, ảnh hưởng đến tim, thậm chí gây suy hô hấp, khiến trẻ tử vong.

Khi phát hiện triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em cần làm gì?

Viêm phế quản là bệnh dễ mắc, đặc biệt là trong thời tiết giá lạnh hoặc lúc giao mùa. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh, vì vậy khi phát hiện dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám thay vì tìm cách tự chữa tại nhà. Một số biện pháp bố mẹ có thể cần làm là:

Điều trị bằng thuốc 

Điều trị viêm phế quản bằng thuốc thường áp dụng cho trường hợp viêm cấp tính. Những loại thuốc được chỉ định thường là thuốc kháng sinh, thuốc ho. Những trẻ em bị dị ứng, mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính POD hoặc hen suyễn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc hít hoặc các loại thuốc giúp giảm viêm, giãn phế quản, mở đường hẹp trong phổi.

Việc sử dụng thuốc cho trẻ em cần hết sức cẩn trọng, có sự hỗ trợ và theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ. Bố mẹ không nên tùy tiện mua thuốc về điều trị cho con.

Điều trị phục hồi chức năng

Đây là cách chữa thường áp dụng cho tình trạng viêm phế quản mãn tính ở trẻ em. Bác sĩ sẽ thiết kế một chương trình tập luyện nhằm giúp các bé điều hòa hơi thở, làm giảm các triệu chứng viêm phế quản.

Chăm sóc trẻ có triệu chứng viêm phế quản

Với các trường hợp nhẹ, cha mẹ lưu ý không nên dùng kháng sinh cho trẻ, chỉ nên dùng những loại thuốc có dược tính nhẹ, đồng thời chăm sóc cẩn thận, trẻ có thể khỏi trong 3 ngày.

Bố mẹ có thể chăm sóc trẻ bị viêm phế quản theo những hướng dẫn sau:

  • Khi trẻ bị sốt, không nên giữ ấm quá kỹ, cho trẻ nằm phòng thông thoáng không khí, tránh dùng điều hòa, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chèn khăn ướt vào cổ, nách, bẹn để hạ sốt nếu con sốt cao.
  • Trẻ bị viêm phế quản do virus không nên sử dụng kháng sinh. Cha mẹ không nên tùy ý mua kháng sinh cùng các loại thuốc tân dược khác cho con sử dụng mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
Bố mẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản cho trẻ em
Bố mẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản cho trẻ em
  • Tạo độ ẩm thích hợp trong phòng cho trẻ dễ chịu hơn, không khí khi sẽ khiến trẻ khó thở hơn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước. Với trẻ sơ sinh, mẹ có thể cho bé bú nhiều hơn bình thường. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ lưu ý nấu thực phẩm loãng hơn cho trẻ, bổ sung thêm hoa quả, nước ép,… để tăng sức đề kháng, chống trọi với bệnh.
  • Thường xuyên làm sạch khoang miệng và mũi của trẻ, lau sạch đờm, nước dãi. Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ hàng ngày.

Cần làm gì để phòng bệnh viêm phế quản cho trẻ?

Bệnh viêm phế quản rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng cha mẹ có thể phòng tránh được cho trẻ bằng những biện pháp đơn giản. Lắng nghe những lưu ý sau đây từ bác sĩ Lê Thị Phương để phòng bệnh cho trẻ:

  • Giữ vệ sinh vùng tai mũi họng là việc cần thiết. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối hàng ngày và làm vệ sinh đường thở để tránh vi sinh vật có thể cư ngụ.
  • Tránh xa khói bụi ô nhiễm, không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, hạn chế tiếp xúc những nơi đông người hoặc vùng có nhiều trẻ đang mắc bệnh.
  • Nếu trẻ bị dị ứng bẩm sinh, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn.
  • Tạo cho trẻ thói quen luôn rửa tay, giữ gìn nơi ở gọn gàng, sạch sẽ.

Các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em khá rõ ràng, có thể dễ dàng nhận biết được. Để con được khỏi bệnh nhanh chóng và an toàn, cha mẹ nên sớm đưa trẻ tới các cơ sở y tế để sớm được xác định bệnh và chữa kịp thời, đồng thời áp dụng một số lưu ý khi chăm sóc trẻ để trẻ sớm hồi phục.

Ngày Cập nhật 19/08/2022

Bình luận (3)

  1. Có cũng như không says: Trả lời

    Bạn nhỏ nhà t 48 tháng, 3 hôm nay bị ho, ho đờm nhiều, có sốt khi 38, 5 độ, khi 39 độ, thở kiểu hơi rít rít, t có cho bạn ấy uống kháng sinh với hạ sốt ngoài hiệu thuốc bán cho nhưng chưa thấy tình trạng của bạn ấy đỡ. Như vậy có thể bạn ấy bị viêm phế quản ko? Có cần cho đi bệnh viện ko? Tại vì bây giờ đang dịch bệnh nhiều sợ cho tới viện bị lây chéo

  2. ThuyHoa3357 says: Trả lời

    Tre nho bi viem phe quan, bi ho cu cho ngam toi ngam mat ong cho nuot duoc ca toi cang tot dam bao het benh ma khong can dung thuoc

  3. Mệ Bin says: Trả lời

    Bệnh này có thể phòng bằng biện pháp nào chủ động không, ví dụ như cho con uống mật ong chanh đào, quất đường phèn… gì đấy. Vì em thấy nguyên nhân chủ yếu các con mắc toàn là do đề kháng kém thôi. Nếu mà mình cho con uống là gì hay thuốc đông y gì đấy để sức khỏe tốt lên, khó nhiễm vi rut vi khuẩn thì đỡ bệnh rồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *