Triệu chứng viêm phế quản điển hình và cách chữa ngăn tái phát

Các triệu chứng viêm phế quản dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác, khiến người bệnh điều trị sai cách làm tình trạng trầm trọng hơn. Bởi đây là căn bệnh viêm lớp biểu mô của phế quản – những đường dẫn khí chính của phổi. Nếu được nhận biết, điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp giảm thiểu đáng kể biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng viêm phế quản thường gặp

Viêm phế quản thường dễ xảy ra nhất ở trẻ em, tuy nhiên người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Đặc biệt những người có hệ miễn dịch suy yếu, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, sống gần người mắc bệnh hoặc hút thuốc lá có nguy cơ cao bị mắc bệnh cao hơn.

Viêm phế quản là tình trạng bệnh đường hô hấp thường gặp
Viêm phế quản là tình trạng bệnh đường hô hấp thường gặp

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm phế quản, bao gồm vi khuẩn, nấm và virus, trong đó virus là tác nhân phổ biến nhất. 85-95% bệnh nhân bị viêm phế quản là do virus. Các virus gây bệnh phổ biến là virus cúm nhóm A và B, virus cúm, virus hợp bào RSV và thường gặp nhất là virus influenza. Những trường hợp bệnh nhân mắc viêm phế quản do vi khuẩn thường chỉ được phát hiện ở trạng thái bệnh mãn tính.

Tùy vào từng tình trạng sức khỏe, mức độ viêm nhiễm và nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng viêm phế quản có thể sẽ khác nhau. Các biểu hiện của bệnh viêm phế quản cũng thường bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh đường hô hấp khác, dẫn đến sai lầm trong điều trị.

Một số triệu chứng viêm phế quản thường gặp có thể kể đến như: 

Ho, sốt là triệu chứng viêm phế quản điển hình nhất
Ho, sốt là triệu chứng viêm phế quản điển hình nhất
  • Sốt nhẹ
  • Ho nhiều, ho dai dẳng và có đờm
  • Tức ngực khó thở, thở khò khè như bị bóp nghẹt
  • Người hay mệt mỏi, nhất là khi vừa vận động
  • Sưng các hạch bạch huyết lân cận

Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản cũng tương tự như ở người lớn, tuy nhiên sẽ nặng nề hơn, kèm theo quấy khóc, khó chịu và biếng ăn.

Các dấu hiệu này thường xảy ra dồn dập vào giai đoạn mắc bệnh và sẽ biến mất ngay khi bệnh kết thúc. Tuy nhiên với trường hợp viêm mãn tính các dấu hiệu thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.

Triệu chứng viêm phế quản ho, đờm sinh ra do vùng niêm mạc bị viêm, sưng
Triệu chứng viêm phế quản ho, đờm sinh ra do vùng niêm mạc bị viêm, sưng

Một số triệu chứng lâm sàng của viêm phế quản mãn tính:

  • Cơ thể mệt mỏi, dễ bị hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt là khi vận động
  • Sốt cao, sốt liên tục
  • Người có cảm giác ớn lạnh
  • Tức ngực, đau buốt ở ngực
  • Đờm và dịch nhầy tích tụ nhiều, có màu vàng hoặc xanh, có mùi tanh
  • Nghẹt mũi khó thở
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu

Khi phát hiện các triệu chứng trên, đặc biệt là các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, đối tượng dễ bị tổn thương, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Phân biệt với các bệnh hô hấp khác

Có nhiều thuật ngữ khác nhau tồn tại như viêm phế quản, hen phế quản, khí phế thũng, COPD dễ gây nhầm lẫn. Thực tế đây là các bệnh viêm đường hô hấp cấp và mãn tính, gây hẹp đường hô hấp và cản trở việc dẫn khí tới phổi. Các triệu chứng thường khá giống nhau như ho, nhiều đờm, tức ngực,… hoặc một số bệnh có triệu chứng không rõ ràng khiến viêm phế quản và các bệnh khác rất dễ bị nhầm lẫn.

Phân biệt một số bệnh viêm đường hô hấp dưới

  • Hen phế quản: Là bệnh khởi phát sớm từ nhỏ, có thể di truyền, với những cơn co thắt bất chợt của phế quản gây cản trở không khí đi vào phổi. Hen phế quản thường xảy ra nhất vào đêm muộn hoặc sáng sớm, thường đi kèm với các bệnh như dị ứng, eczema. Hen phế quản có thể được xử lý bằng thuốc giãn phế quản.
  • Khí phế thũng: Tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính, gây giãn vĩnh viễn các vách ngăn của phế nang bị tổn thương, mất khả năng co giãn đẩy không khí tự nhiên, khiến không khí bị “mắc kẹt” trong phổi và không được đẩy ra hết, làm người bệnh khó thở. Tình trạng này gây phá hủy vách của các phế nang và các mao mạch bao quanh không thể hồi phục.
  • COPD: Là bệnh hay bị nhầm lẫn với hen phế quản mãn tính. Bệnh có biểu hiện khó thở khi nghỉ ngơi hoặc sau khi vận động và tiết chất nhầy không dứt. COPD được cho là do khói thuốc lá gây ra, thường xảy ra nhất ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên một số yếu tố di truyền có thể tác động và làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản

Để biết chắc chắn tình trạng bệnh của mình, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng bệnh. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm phế quản thường được sử dụng:

Chụp X-quang là cách xác định chính xác tình trạng bệnh
Chụp X-quang là cách xác định chính xác tình trạng bệnh
  • Chụp X-quang phổi
  • Phân tích dịch nhầy
  • Xác định chức năng phổi

Bệnh viêm phế quản không nghiêm trọng, tuy nhiên trong điều kiện thuận lợi bệnh có thể chuyển biến nhanh chóng, gây ra các biến chứng nguy hiểm với cơ thể.

Hiện nay có nhiều cách để điều trị bệnh viêm phế quản. Có nhiều loại vacxin phòng cúm có thể kháng lại các vi khuẩn phổ biến gây viêm đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản. Với người bị bệnh viêm phế quản, một số phương pháp điều trị mới hiện nay có hiệu quả điều trị rất tốt:

Chữa bằng mẹo dân gian

Ứng dụng các vị thuốc dân dã và gần gũi để trị bệnh như: Trầu không, diếp cá, mật ong, hành tây… Các vị thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng, kể cả trẻ em. Tuy nhiên chữa viêm phế quản bằng biện pháp dân gian chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh giai đoạn đầu, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh ở các giai đoạn sau của bệnh.

Viêm phế quản uống thuốc gì?

Kháng sinh thường được cân nhắc sử dụng trong trường hợp bệnh nhân viêm phế quản do vi khuẩn. Ngoài ra, các loại thuốc chống viêm, thuốc ho… thường xuyên được sử dụng. Mục tiêu chính của điều trị bằng thuốc tây là giảm triệu chứng bệnh, chứ không điều trị vào tận gốc căn nguyên do đó bệnh rất dễ tái phát. 

Đặc biệt, việc sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm trong điều trị viêm phế quản trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể như: Các bệnh về tiêu hóa, suy gan, suy thận,… Việc lạm dụng dễ dẫn đến nhờn thuốc và gây khó khăn trong điều trị sau này.

Xem thêm: Những sai lầm phổ biến khi điều trị viêm phế quản cho trẻ em được chuyên gia chỉ rõ

Điều trị viêm phế quản bằng đông y

Theo Đông y, viêm phế quản là tình trạng thuộc chứng “khái thấu” và “đàm ẩn”. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do cảm thụ phải tà khí của lục dâm như ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt. Những tác nhân này khiến cho phế khí bị ngưng trệ, mất tuyên thông chức năng thăng giáng khí của phế bị rối loạn, gây ra các triệu chứng ho, ho có đờm nhiều.

Nguyên tắc điều trị trong đông y là tác động trực tiếp vào căn nguyên bệnh
Nguyên tắc điều trị trong đông y là tác động trực tiếp vào căn nguyên bệnh

Đặc biệt, viêm phế quản thường tái phát và nghiêm trọng hơn vào mùa thu, mùa đông khi thời tiết chuyển giao. Nguyên nhân là do táo tà từ bên ngoài xâm phạm vào phế, làm tổn thương tân dịch của phế, dẫn đến ngứa họng, ho khan. Ngoài ra, viêm phế quản cũng có thể do một số nguyên nhân từ phế, tỳ, thận bị suy giảm, hàn thấp khiến tỳ bị tổn thương và gây ho, đờm. 

Để điều trị tận gốc viêm phế quản, Đông y chú trọng vào nguyên tắc sơ tán phong hàn, tuyên phế, hóa đàm, nhuận táo dưỡng phế, kiện vận tỳ vị, táo thấp hóa đàm. Một trong những bài thuốc đảm bảo được nguyên tắc điều trị của Đông y là THANH HẦU BỔ PHẾ THANG. 

Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được nghiên cứu từ hàng trăm bài thuốc cổ phương dân gian. Thành phần được nghiên cứu kỹ càng bao gồm các loại nam dược như: Kha tử, quất hồng bì, cát cánh, liên kiều, bạch nghệ, phật thủ, cương tàm, tang diệp… 

Cơ chế điều trị của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang
Cơ chế điều trị của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Các loại thảo dược được lựa chọn đều có đặc tính chung là dễ quy vào các tạng bên trong cơ thể, đặc biệt là Phế, Thận, tỳ. Từ đó thảo dược giúp điều chỉnh công năng nội tạng, tăng cường chính khí, nâng cao sức đề kháng. Nhờ vậy bài thuốc giúp cơ thể kháng lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh. Đồng thời thuốc cũng ngăn ngừa các tác nhân này tái phát, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Không chỉ điều trị bệnh từ căn nguyên, Thanh hầu bổ phế thang còn mang lại hiệu quả cao nhờ có những ưu điểm sau:

  • Được nghiên cứu kỹ lưỡng: Thành phần được thảo dược được kiểm nghiệm, thẩm định, nghiên cứu độc tính cấp dẫn & bán trừ diễn.
  • Dược liệu có nguồn gốc rõ ràng từ các vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO.
  • Thảo dược được phơi sấy, bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn của Viện dược liệu.
  • Thành phần gia giảm, điều phối theo từng cơ địa và mức độ bệnh lý của mỗi bệnh nhân.
  • Thuốc phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt những bệnh nhân có sức đề kháng kém như: Trẻ em, phụ nữ có thai, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch…
  • Bài thuốc được kiểm nghiệm thực tế mang lại hiệu quả cho hơn 80% người bệnh sau 2 – 4 tháng.

Cùng với việc chữa viêm phế quản, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, chăm sóc cơ thể, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Đặc biệt với trẻ nhỏ, cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc tốt nhất cho trẻ trong những dịp chuyển mùa.

Viêm phế quản hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và chữa đúng cách. Do đó, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng viêm phế quản bất thường hay đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Bài nên được quan tâm nhất:

Những bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản hiệu quả cao

Viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *