Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và người lớn

Nhận biết được các triệu chứng viêm tai giữa sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và nhanh chóng tìm kiếm giải pháp điều trị bệnh kịp thời. Chữa trị bệnh ở giai đoạn cấp tính cũng giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng và giảm nguy cơ tái phát bệnh về sau.

Những triệu chứng viêm tai giữa thường gặp

Viêm tai giữa là căn bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 3 tuổi. Viêm tai giữa là tình trạng xảy ra nhiễm trùng tại khu vực nằm phía sau màng nhĩ, khiến ống tai bị sưng viêm, tích tụ nhiều dịch gây suy giảm thính lực. Viêm tai giữa bao gồm hai giai đoạn là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mãn tính. Mỗi một giai đoạn sẽ có dấu hiệu viêm tai giữa điển hình khác nhau.

Viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng tai phổ biến nhất hiện nay
Viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng tai phổ biến nhất hiện nay

Dấu hiệu của viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính chia thành 3 cấp độ là xung huyết, xuất tiết và vỡ mủ. Càng ở cấp độ về sau thì bệnh càng khó điều trị và dễ chuyển thành viêm tai giữa mãn tính. Do đó, người bệnh cần nhận biết các biểu hiện của viêm tai giữa từ sớm để tiến hành điều trị ngay lập tức.

  • Giai đoạn xung huyết: Thường gặp ở những người bị viêm mũi họng, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ C, đau sâu ở trong tai. Khi nội soi thấy màng nhĩ đỏ, xung huyết dọc cán búa, khung nhĩ.
  • Giai đoạn xuất tiết: Bệnh nhân cũng có những biểu hiện tương tự như giai đoạn xung huyết nhưng lúc này khi nội soi tai sẽ thấy màng nhĩ đỏ rực, căng phồng.
  • Giai đoạn vỡ mủ: Bệnh nhân cảm thấy tai đau nhói nhiều hơn, khả năng nghe ngày càng kém, ù đặc tai, khi ấn thấy đau nhức và có thể kèm theo chứng rối loạn tiêu hóa. Khi bọc mủ bị vỡ, tai sẽ chảy đầy mủ, các triệu chứng đau nhức, sốt cao giảm dần và nội soi tai thì thấy màng nhĩ bị thủng.
Dấu hiệu viêm tai giữa điển hình
Dấu hiệu viêm tai giữa điển hình

Triệu chứng viêm tai giữa mãn tính

Nếu viêm tai giữa cấp tính thường gây đau tai thì ở giai đoạn mãn tính, triệu chứng này thường ít gặp hơn. Triệu chứng điển hình nhất của viêm tai giữa mãn tính là ù tai, nghe kém, tai chảy nhiều dịch (lúc có lúc không). Dịch tai có kết cấu nhầy, loãng hoặc đục mủ Ngoài những triệu chứng chung này, mỗi dạng viêm tai giữa mãn tính sẽ có biểu hiện điển hình khác như:

  • Dấu hiệu bệnh viêm tai giữa thanh dịch: Ở dạng này, triệu chứng chảy mủ rất ít gặp, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ từ 1-3 tuổi. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm VA và để chẩn đoán chính xác thì chỉ có cách nội soi tai và đo thính lực. Khi soi sẽ thấy màng nhĩ dày, đục hơn bình thường, có thể thấy ít dịch trong hòm nhĩ. Đo nhĩ lượng có thể thấy biểu đồ hình dẹt với biên độ thấp.
  • Triệu chứng của viêm tai giữa mủ (dịch) nhầy: Bệnh nhân thường tăng chảy mủ ở tai khi có những đợt cấp của viêm mũi, họng. Mủ đặc trong hoặc vàng kéo thành sợi, không tan trong nước và không có mùi hôi thối. Khi nội soi có thể thấy hòm nhĩ màu hồng, đôi khi thấy polyp chui qua lỗ thủng.
  • Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa mủ mạn tính: Dạng viêm tai này thường đi kèm với việc hình thành cholesteatoma – khối tế bào có thể ăn mòn và phá hủy xương con gây suy giảm thính lực. Khi tai bị chảy mủ sẽ có mùi hôi thối, mủ lổn nhổn trắng như bã đậu. Nội soi tai có thể thấy màng nhĩ thủng, có bờ nham nhở.

Trẻ em và người lớn bị viêm tai giữa đều có những biểu hiện như nhau, hầu như không có sự khác biệt. Tuy nhiên, trẻ nhỏ bị viêm tai giữa thường khó để nhận biết ở giai đoạn cấp tính do dịch tai thường chảy ít, triệu chứng bệnh không quá rõ ràng. Cha mẹ cần phải thường xuyên theo dõi biểu cảm, thái độ và hành động của trẻ để đoán bệnh.

Trẻ thường khó miêu tả về triệu chứng của bệnh nên cha mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ
Trẻ thường khó miêu tả về triệu chứng của bệnh nên cha mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ
  • Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh chưa nói được sẽ thường khóc quấy, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, lấy tay co kéo tai, dụi tai…
  • Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ đã biết nói: Trẻ có thể kêu đau tai, nằm ngủ nghiêng về một phía, lười ăn, tiêu hóa kém, sốt trên 39 độ C, dùng tay kéo hoặc dụi tai, phản ứng không nhạy với âm thanh…

Viêm tai giữa cấp hầu như không gây biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ chuyển biến thành mãn tính nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm. Việc điều trị ở giai đoạn mãn tính sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và người bệnh cũng tăng nguy cơ gặp các biến chứng tương đối nghiêm trọng:

  • Biến chứng ngoài sọ: Viêm mê nhĩ, liệt dây thần kinh mặt, viêm xương chũm và áp xe dưới màng xương (áp xe thể Bezold), viêm xương đá (hội chứng Gradengo).
  • Biến chứng nội sọ: Viêm màng não, áp xe não, não úng thủy, viêm tắc xoang tĩnh mạch sigma

Biện pháp điều trị viêm tai giữa

Viêm tai giữa không nên điều trị bằng thuốc dân gian do bệnh có khả năng tái phát cao. Người bệnh nên điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu như tây y hoặc đông y để tránh chuyển biến từ giai đoạn cấp tính thành giai đoạn mãn tính. 

Điều trị viêm tai giữa theo đông y

Thông thường, người bệnh điều trị viêm tai giữa theo tây y sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc điều trị triệu chứng:

  • Thuốc kháng khuẩn: Amoxicillin, Azithromycin, Cefdinir,  Cefuroxim, Clarithromycin, Clindamycin…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Acetaminophen, Ibuprofen
  • Thuốc nhỏ tai: Ciprofloxacin, Hydrocortison, Ofloxacin
Điều trị viêm tai giữa theo tây y
Điều trị viêm tai giữa theo tây y

Một liệu trình kháng sinh sẽ sử dụng trong khoảng 5-10 ngày tùy vào mức độ xuất hiện triệu chứng. Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có liều lượng sử dụng nhất định nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Có những loại thuốc được chống chỉ định cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi và cũng có những bệnh nhân bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc. 

Vì vậy, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc tây y khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà. Người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ do thuốc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…

Điều trị viêm tai giữa theo đông y

Trẻ sơ sinh hay người có thể trạng không đáp ứng với thuốc tân dược nên chuyển sang điều trị bằng đông y. Với các thảo dược tự nhiên, có tính đặc trị cao, thuốc đông y là giải pháp chữa viêm tai giữa hiệu quả mà an toàn cho mọi đối tượng.

Theo đông y, viêm tai giữa hình thành là do phong nhiệt và nhiệt độc xâm phạm vào can đởm nên sinh ra các chứng đau đầu, ù tai, chảy dịch mủ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Để trị viêm tai giữa thì đông y sẽ dùng phép sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm.

Điều trị viêm tai giữa theo đông y
Điều trị viêm tai giữa theo đông y

Với nguyên tắc chủ trị từ gốc đến ngọn, đông y có thể giải quyết viêm tai giữa triệt để và ngăn ngừa khả năng tái phát bệnh cao hơn so với các biện pháp khác. Hơn nữa, việc sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên sẽ không gây tác dụng phụ nguy hiểm cho những người có sức đề kháng yếu như thuốc tân dược. Bác sĩ sẽ kết hợp tỷ lệ thuốc theo từng trường hợp cụ thể, giúp người bệnh hấp thụ thuốc một cách hiệu quả nhất. 

Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc như: Sài hồ thanh can thang gia giảm, Long đởm tả can thang gia giảm, Tri bá địa hoàng thang, Sâm linh bạch truật tán gia giảm…và tìm mua thuốc tại các cơ sở đông y uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Triệu chứng viêm tai giữa ở mỗi người sẽ khác nhau, không phải ai cũng có tất cả những biểu hiện trên. Người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng điển hình như đau tai, ù tai, chảy dịch tai để phát hiện bệnh sớm và điều trị nhanh chóng. Viêm tai giữa cũng cần điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu để bệnh dứt điểm ngay từ đầu, tránh tái phát nhiều lần chuyển thành mãn tính.

 

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *