Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ nên áp dụng khi nào?

Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ nếu áp dụng đúng cách và đúng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả chữa trị đáng kể. Đồng thời, nó còn giúp cho người mắc bệnh này không phải thực hiện phẫu thuật mà vẫn kiểm soát tốt tình trạng thoái hóa. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách hoặc sai thời điểm sẽ làm cho bệnh tình thêm trầm trọng, nguy cơ bại liệt suốt đời.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu và phương pháp không còn xa lạ. Tuy nhiên, không nhiều người biết được thời điểm áp dụng cách điều trị này.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu và phương pháp không còn xa lạ. Tuy nhiên, không nhiều người biết được thời điểm áp dụng cách điều trị này.

Hiệu quả của vật lý trị liệu đối với chữa thoái hóa đốt sống cổ

Vật lý trị liệu là một trong những cách chữa thoái hóa đốt sống cổ được đánh giá cao. Đồng thời, nó còn có tác dụng phòng bệnh và hỗ trợ phục hồi chức năng đốt sống cổ sau điều trị bằng phẫu thuật. Phương pháp này ngày càng được áp dụng phổ biến bởi có nhiều ưu điểm nổi bật. Tiêu biểu là:

  • Người bệnh có thể tránh hoặc hạn chế được việc dùng thuốc tân dược trong điều trị. Nhờ đó, nguy cơ mắc các tác dụng phụ của thuốc sẽ giảm;
  • Nhiều phương pháp vật lý trị liệu có thể thực hiện tại nhà. Điều này giúp người bệnh tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức;
  • Hạn chế nguy cơ phải dùng đến phẫu thuật với nhiều rủi ro và chi phí cao;
  • Hiệu quả giảm đau lâu dài;
  • Ngăn ngừa tái phát bệnh;
  • Giúp hoạt động của vai gáy nhanh chóng trở lại như bình thường một cách an toàn. Không những thế, nó còn giúp cho các đốt sống cổ linh hoạt hơn.

Các phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu

Trước khi tìm hiểu vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ nên thực hiện khi nào. Bạn cần biết các phương pháp thường dùng trong cách chữa bệnh này. Bởi đây cũng là một trong những nhân tố quyết định đến thời điểm áp dụng vật lý trị liệu.

Vật lý trị liệu thuộc phương pháp điều trị nội khoa. Nó bao gồm rất nhiều cách chứ không chỉ có các bài tập. Về tổng thể, chúng được chia thành 2 nhóm: chủ động và bị động.

Vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ không chỉ là các bài tập.
Vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ không chỉ là các bài tập.

Vật lý trị liệu chủ động qua các bài tập

Điều trị chủ động bằng các bài tập thường mang lại hiệu quả chữa thoái hóa cột sống cao và lâu dài hơn so với chữa theo phương pháp bị động. Có rất nhiều bài tập chữa và hỗ trợ phục hồi cấu trúc, chức năng của đốt sống cổ. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để hướng dẫn tập luyện thích hợp. Những bài tập này có thể là kéo giãn, giảm căng cứng cơ và dây chằng ở cổ; tăng cường sự dẻo dai của đốt sống cổ cũng như bả vai.

Ngoài các bài tập cơ bản, đến một thời điểm nhất định, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện những bài tập tăng cường. Mục đích là giúp cơ thể hình thành tư thế tốt trong sinh hoạt và nghỉ ngơi. Nhờ đó, hiệu quả giảm đau và ngăn bệnh tái phát sẽ bền vững hơn.

Phương pháp vật lý trị liệu bị động

Đối với phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ bị động, bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà hoặc đến cơ sở y tế dưới sự trợ giúp của các thiết bị chuyên dụng.

Vật lý trị liệu bị động áp dụng tại nhà

Tiêu biểu là chườm nóng hoặc lạnh. Việc lựa chọn mức nhiệt khi chườm phụ thuộc vào nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Đối với phương pháp chườm lạnh, kích thước của mạch máu sẽ giảm và tình trạng viêm được cải thiện. Còn chườm nóng thì giúp máu lưu thông tốt hơn nhờ tăng kích thước của mạch máu. Bạn đừng nên tự ý chườm nóng hoặc lạnh nếu chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ.

Bên cạnh đó, phương pháp vật lý trị liệu bị động thực hiện tại nhà còn có massage. Khi thực hiện, bạn cần xoa bóp nhẹ nhàng. Trong quá trình này có thể thoa lên da thảo dược chữa thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, hãy tham khảo khảo ý kiến của các kỹ thuật viên và bác sĩ trước khi thực hiện để tăng cường hiệu quả và tránh những tác dụng phụ không đáng có.

Vật lý trị liệu bị động dưới sự hỗ trợ của thiết bị y khoa

Hai phương pháp vật lý trị liệu bị động thực hiện tại nhà sẽ có mức độ hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thực hiện thêm một số phương pháp trị liệu bị động khác. Đây là những cách điều trị có sự hỗ trợ của thiết bị và dụng cụ y khoa. Tiêu biểu như kéo giãn giảm áp; trị liệu vận động bằng máy; dùng tia laser; sóng xung kích… Ngoài ra còn có kỹ thuật châm cứu.

Mục đích của các phương pháp có sử dụng đến thiết bị hỗ trợ là giảm áp lực lên đốt sống cổ và giảm sự chèn ép lên rễ dây thần kinh. Bên cạnh đó, nó còn hạn chế tình trạng dính khớp. Các đốt sống cổ sẽ linh hoạt và đường cong sinh lý cũng dần được cải thiện như bình thường. Ngoài ra, với phương pháp dùng laser hoặc sóng xung kích, các tế bào bị thương tổn sẽ được kích thích khôi phục lại chức năng. Tổng hợp các tác động này, tình trạng đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ sẽ được cải thiện.

Kéo giãn cột sống cổ là một trong những phương pháp vật lý trị liệu cuối cùng trước khi chuyển sang điều trị ngoại khoa.
Kéo giãn cột sống cổ là một trong những phương pháp vật lý trị liệu cuối cùng trước khi chuyển sang điều trị ngoại khoa.

Thời điểm áp dụng vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Để hiểu rõ hơn thời điểm cần áp dụng vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên biết 3 nguyên tắc chung khi chữa bệnh lý này.

  • Thứ nhất, điều trị bảo tồn là giải pháp ưu tiên. Nói cách khác, điều trị ngoại khoa chỉ áp dụng khi các phương pháp nội khoa thất bại;
  • Thứ hai, trong điều trị nội khoa, dùng thuốc phải kết hợp cùng vật lý trị liệu và chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý;
  • Thứ ba, các phương pháp giảm đau phải đi từ nhẹ, vừa đến nặng. 

Thời điểm áp dụng vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào 2 yếu tố. Đó là tình trạng bệnh và phương pháp vật lý trị liệu cụ thể. Bên cạnh đó, thời điểm này còn phải tuân theo các nguyên tắc chung khi điều trị.

Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ

Bạn sẽ không thể tự mình biết chính xác tình trạng thoái hóa đốt sống cổ như thế nào trừ khi thực hiện chẩn đoán tại cơ sở y tế. Các kỹ thuật này được chia thành 2 nhóm. Thường thì người bệnh phải thực hiện cả hai. Dựa vào kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ quyết định bạn cần điều trị nội khoa hay nhanh chóng phẫu thuật.

Chẩn đoán bằng hình ảnh phục vụ chi tiết cho chữa bệnh

Các phương pháp này gồm chụp X- quang, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Hình ảnh trên X – quang cho thấy có hay không tình trạng gai xương và cầu xương. Đây là những dấu hiệu trực tiếp của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, hình ảnh từ phương pháp này còn giúp bác sĩ biết được nguyên nhân gây bệnh có phải do khối u, nhiễm trùng hoặc gãy xương không.

Đối với phương pháp chụp CT, người bệnh sẽ được yêu cầu nếu bác sĩ nghi ngờ còn có những tổn thương nhỏ mà hình ảnh X – quang không thể hiện rõ. Còn đối với chụp MRI, các bác sĩ sẽ xác định được chính xác vị trí rễ dây thần kinh bị chèn ép. Đồng thời, các tổn thương phần mềm (nếu có) cũng thể hiện trên hình ảnh qua cách chẩn đoán này.

Thời điểm áp dụng vật lý trị liệu chữa thoái hóa cột sống cổ phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Để biết được điều này, người ta thường chụp X - quang.
Thời điểm áp dụng vật lý trị liệu chữa thoái hóa cột sống cổ phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Để biết được điều này, người ta thường chụp X – quang.

Chẩn đoán chức năng thần kinh

Chủ yếu gồm hai phương pháp: ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh. Mục đích của chúng là đánh giá tình trạng phân bố thần kinh của cơ. Đồng thời, hai kỹ thuật chẩn đoán này còn đánh giá được chức năng của dây thần kinh ngoại vi (bao gồm cả phần rễ của nó) và các cơ. Đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ, kỹ thuật này rất quan trọng để phân biệt bản chất tổn thương. Nhờ đó, tiên lượng bệnh và hướng điều trị sẽ chính xác hơn.

Từng phương pháp vật lý trị liệu sẽ có thời điểm áp dụng khác nhau

Kết quả chẩn đoán bệnh không chỉ quyết định đến phương pháp điều trị là nội khoa hay ngoại khoa mà còn quyết định đến việc người bệnh nên sử dụng phương pháp vật lý trị liệu nào.

Nếu tình trạng tổn thương không quá nhiều thì các cách điều trị tại nhà sẽ được ưu tiên. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện thêm kỹ thuật châm cứu. Còn đối với phương pháp vật lý trị liệu cần đến sự can thiệp phức tạp của các thiết bị y khoa thì thường áp dụng khi cơn đau ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Nếu bị thoái hóa đốt sống cổ nhưng chưa đến mức làm biến dạng đường cong sinh lý của cột sống thì không nhất thiết phải dùng biện pháp kéo giãn cột sống. Ngoài ra, ngay cả trong trường hợp cột sống cổ đã bị biến dạng thì vẫn sẽ không được thực hiện cách này nếu người đó bị loãng xương.

Bạn sẽ không tìm thấy thông tin cụ thể cho biết trường hợp nào thì dùng chườm nóng, massage, kéo giãn cột sống hay dùng tia laser… Bởi việc sử dụng chúng phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng trường hợp cụ thể. Có bệnh nhân sẽ áp dụng tất cả các phương pháp vật lý trị liệu chủ động lẫn bị động. Nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân chỉ thực hiện được một số cách nhất định.

Trường hợp thoái hóa đốt sống cổ dùng vật lý trị liệu không hiệu quả 

Vật lý trị liệu nhìn chung là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nó không phải là mệnh đề đúng cho tất cả các trường hợp. Nếu bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang trong những tình trạng dưới đây, vật lý trị liệu sẽ không còn hiệu quả nữa:

  • Điều trị nội khoa không hiệu quả sau 3 tháng;
  • Rễ dây thần kinh bị chèn ép quá mức. Nó gây ra các cơn đau nhức dữ dội và ngày càng tăng về mức độ cũng như cường độ.
  • Đốt sống cổ bị trượt độ 3 – 4;
  • Động mạch bị chèn ép gây tình trạng đau đầu, chóng mặt;
  • Chèn ép tủy khiến tay chân yếu ớt, đi lại khó khăn hoặc bị liệt.
Nếu thoái hóa đốt sống cổ đã chuyển nặng và gây tổn thương nghiêm trọng đến dây thần kinh hoặc tủy sống thì vật lý trị liệu không còn hiệu quả nữa.
Nếu thoái hóa đốt sống cổ đã chuyển nặng và gây tổn thương nghiêm trọng đến dây thần kinh hoặc tủy sống thì vật lý trị liệu không còn hiệu quả nữa.

Những lưu ý khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu

Ngoài việc quan tâm đến thời điểm áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ, người bị bệnh này cần phải lưu ý thêm những điều dưới đây:

  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ;
  • Thực hiện các bài tập vừa sức và điều độ;
  • Không dùng thuốc điều trị kèm các bài tập nếu không có sự cho phép của bác sĩ;
  • Không tự ý dùng các thiết bị y khoa chữa thoái hóa cột sống tại nhà (ví dụ như chiếu tia laser hoặc dùng đèn hồng ngoại);
  • Sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê và thuốc lá.
  • Trong quá trình thực hiện các phương pháp điều trị nội khoa, nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ;
  • Cuối cùng, hãy tái khám đúng lịch hẹn.

Ngày Cập nhật 24/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *