Vảy Nến Hồng Là Bệnh Gì? Cách Chữa Hiệu Quả Nhất Hiện Nay [2020]

Vảy nến hồng hay còn gọi là vảy phấn hồng, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu kèm tâm lý tự ti trong sinh hoạt. Nhận biết dấu hiệu bệnh và điều trị càng sớm khả năng phục hồi càng cao. Những thông tin trong bài sẽ giúp người đọc có được cách chữa bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh vảy nến hồng là gì? Vảy nến phấn hồng có lây không? 

Vảy nến hồng là một dạng phát ban thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh gây ra các đốm phát ban có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục kích thước khoảng 2,5 đến 5cm thường phổ biến ở ngực, bụng hoặc lưng.

Vảy nến hồng dễ bùng phát nhiều vào mùa xuân thường tự khỏi sau thời gian ngắn tuy nhiên dễ tái phát. Bệnh gây khó chịu và thường bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác dẫn đến điều trị sai cách khiến tình trạng bệnh trở nặng. 

Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu chứng minh được vảy nến hồng là bệnh truyền nhiễm. Do vậy việc chăm sóc người bệnh có thể thực hiện bình thường mà không cần quá quan ngại bệnh lây từ người này sang người kia qua đường tiếp xúc. Tuy vậy bệnh vẫn gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tâm lý người bệnh đặc biệt ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Triệu chứng của bệnh vảy nến hồng 

Bệnh đi kèm các dấu hiệu như: 

  • Giai đoạn đầu: Các tổn thương ngoài da có hình tròn hoặc bầu dục kích thước trung bình, tróc vảy và nhô cao lên bề mặt da. Vị trí ở ngực, lưng bụng được gọi là những mảng hồng ban khởi đầu. 
  • Sau khoảng vài ngày đến vài tuần các vết ban xuất hiện nhiều với kích thước nhỏ. Các triệu chứng của giai đoạn đầu xuất hiện với tần suất dày và nặng hơn. Tổn thương ngoài da có thể gây thêm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Bên cạnh những dấu hiệu bệnh bên ngoài da, vảy nến hồng còn khiến người bệnh phải đối mặt với những biến chứng khác như nghẹt mũi, viêm họng, ho… nặng nề hơn có thể gây sốt cao khó thở.
Dấu hiệu vảy nến phớt hồng
Dấu hiệu vảy nến phớt hồng

Bệnh vảy nến phấn hồng có nguy hiểm không? Có để lại sẹo không?  

Trong nhiều trường hợp, vảy nến hồng có thể tự khỏi sau từ 3 đến 8 tuần mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy vậy bệnh dễ tái phát lại theo chu kỳ. Bệnh thường phổ biến và dễ quay lại vào mùa xuân và thu. 

Các triệu chứng của bệnh dễ khiến bệnh nhân nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác như chàm, viêm da tiếp xúc… Điều này dẫn đến những sai lầm trong điều trị khiến vảy nến hồng đeo bám lâu dài. Người bệnh sẽ phải đối mặt với những nguy cơ làn da có nhiều sẹo thâm khi tổn thương biến mất. Tâm lý tự ti, ái ngại khi giao tiếp là điều ám ảnh với người mắc vảy nến hồng. 

Một vài trường hợp bệnh kéo theo những biến chứng liên quan đến đường hô hấp như đau họng, nghẹt mũi, khó thở… Do vậy tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh nhân không được chủ quan trong việc điều trị bệnh. 

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến phấn hồng

Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp. Hiện nay y học vẫn chưa nghiên cứu ra căn nguyên chính xác của bệnh. Một vài giả thiết cho rằng bệnh do các loại virus thuộc chủng Herpes như HHV7 hoặc HHV6 gây ra. Nhưng cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng đây không phải do nấm hay vi khuẩn gây nên. Tuy vậy, một vài yếu tố có thể gây vảy nến hồng phổ biến cần kể đến:

  • Người từng bị nấm da, nhiễm trùng da có khả năng dễ mắc bệnh 
  • Hệ miễn dịch yếu, di truyền bệnh từ bố mẹ
  • Người bị căng thẳng, mất ngủ, áp lực trong cuộc sống 
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại gây kích ứng ngoài da

Bệnh vảy nến phấn hồng và cách điều trị

Có nhiều phương pháp chữa bệnh hiện nay được người bệnh sử dụng. Điều trị thường tập trung vào làm giảm các triệu chứng bên ngoài, tuy nhiên vẫn có ít cách chữa đảm bảo cho việc bệnh không tái phát. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị dưới đây:

Cách chữa vảy nến phấn hồng tại nhà bằng dân gian  

Người bệnh có thể sử dụng phương thức xông hơi hay tắm nước lá để làm dịu đi cơn ngứa ngoài da như:

  • Dùng lá khế: Rửa sạch và ngâm lá khế với nước muối loãng trong 15p. Để ráo và  cho vào đun với khoảng 2l nước. Để nguội bớt để xông hoặc tắm. Bã lá có thể dùng đắp lên da.
  • Trầu không: Giã nhuyễn trầu không rồi đem đắp lên vùng da bị vảy nến hồng. Lưu ý rửa sạch da trước và sau khi đắp. 
  • Trà xanh: Rửa sạch lá trà xanh tươi rồi đun với nước trong lửa nhỏ đến lúc sôi. Phần nước lá có thể dùng uống hàng ngày hoặc tắm. Phần bã dùng để đắp lên da tương tự lá trầu không.

✔️Ưu điểm: Làm dịu các triệu chứng, nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền.

Nhược điểm: Các cách này không có khả năng đẩy lùi bệnh hoàn toàn. Khi thực hiện cũng cần hết sức thận trọng đảm bảo vệ sinh tránh nhiễm trùng vùng da tổn thương.

Chữa bằng liệu pháp y học hiện đại 

Với liệu pháp y học hiện đại, việc chữa bệnh sẽ tập trung nhiều vào kiểm soát triệu chứng ngứa. Với Tây y chữa vảy nến có thể thực hiện bằng 2 phương pháp là uống thuốc hoặc quang trị liệu. 

Dùng thuốc bôi trị vảy nến phấn hồng

Trong Tây y, các loại thuốc thường được dùng để chữa bệnh có thể kể đến: 

  • Nhóm thuốc kháng virus, kháng sinh như acyclovir hay  erythromycin. Giúp rút ngắn thời gian phát bệnh
  • Thuốc chứa corticoid làm giảm ngứa, dạng bôi hoặc uống 
  • Các loại thuốc kháng histamin như Cetirizine , Diphenhydramine, Chlorpheniramine, …
  • Thuốc bôi ngoài da như thuốc mỡ, thuốc tím hay nước muối sinh lý. 

✔️Ưu điểm: Hiệu quả nhanh chóng. Triệu chứng có thể giảm đáng kể ngay sau khi dùng thuốc.

Nhược điểm: Dùng thuốc tân dược có nhiều  nguy hại đến sức khỏe. Về lâu dài bệnh nhân dễ bị phụ thuộc vào thuốc hay nhờn thuốc. Một số thành phần trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim… Thuốc bôi ngoài da có thể gây bào mòn da nếu chứa coticoid.  

Quang trị liệu 

Phương pháp này đã được áp dụng khá lâu trong điều trị vảy nến. Việc điều trị sẽ sử dụng ánh nắng mặt trời hay các tia UV chiếu lên da làm cải thiện vùng da vảy nến. Biện pháp này có nhiều nhược điểm như chi phí cao, dễ gây bỏng da, ung thư da…

Quang trị liệu chữa vảy nến hồng - Biện pháp tốn kém và nhiều rủi ro
Quang trị liệu chữa vảy nến hồng – Biện pháp tốn kém và nhiều rủi ro

Chữa vảy phấn hồng bằng Đông y

Đông y quan niệm bệnh không chỉ do các yếu tố bên ngoài tác động lên. Nguyên căn của vảy nến hồng là do yếu tố nội sinh: phong hàn, phong nhiệt rối loạn khiến tà khí xâm nhập bì phù gây nên các tổn thương ngoài da. Để điều trị hiệu quả vảy nến cần tuân thủ 4 NGUYÊN TẮC VÀNG gồm:

  1. Thanh nhiệt, giải độc, loại trừ phong hàn
  2. Dưỡng huyết, dưỡng da, phục hồi làn da
  3. Bổ tạng can, lưu thông khí huyết
  4. Sát khuẩn, tiêu viêm, làm lành tổn thương

Trong kho tàng y học cổ truyền hiện nay, bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đang được xem là kế thừa trọn vẹn tinh hoa của dân tộc và y lý của Đông y. Được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã tạo nên giải pháp điều trị vảy nến toàn diện và phòng ngừa tái phát.

Đây cũng là bài thuốc được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đánh giá rất cao về hiệu quả điều trị bệnh vảy nến và giới thiệu tới đông đảo khán giả xem truyền hình.

>> Xem chi tiết: Phần giới thiệu Thanh bì dưỡng can thang trên sóng VTV2

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang có vị thuốc chủ đạo là thanh bì, với công dụng sát khuẩn, chống viêm và dưỡng da rất mạnh. “Dưỡng can” là nguyên lý điều trị của bài thuốc, tập trung vào giải quyết bệnh từ bên trong cơ thể, chú trọng điều dưỡng, tăng cường công  năng khử động và đào thải độc tố của gan thận, loại bỏ căn nguyên gây bệnh. “Thang” nghĩa là bài thuốc linh hoạt, có thể gia giảm vị thuốc theo từng cơ địa và tình trạng bệnh cụ thể.

Bên cạnh vị thuốc chủ dược, các chuyên gia đã thêm vào 30 vị thuốc quý khác để tạo thành 3 dạng bào chế khác nhau, bao gồm:

  • Thuốc ngâm rửa: Thành phần gồm có Sài đất, Đơn đỏ, Hoàng liên, Khổ sâm, Xuyên tâm liên, Mò trắng, Trầu không… có tác dụng làm sạch, sát khuẩn, khoanh vùng vảy nến, không để tổn thương lan rộng.

  • Thuốc bôi: Thành phần gồm Hồng hoa, Sa đằng tử, Kim ngân hoa, Bí đao, Mật ong, Tang bạch bì, Đương quy… có tác dụng làm lành tổn thương, dưỡng da và tái tạo từ lớp biểu bì sâu, làm giảm các triệu chứng ngứa rát, bong tróc da.

  • Thuốc uống: Thành phần gồm có Thanh bì, Bồ công anh, Tang bạch bì, Sa sâm, Huyết đằng, Bạch linh, Hồ phục linh, Kim ngân hoa, Dạ dao đằng, Đan sâm, Hồng hoa, Đơn đỏ… có tác dụng điều trị bên trong cơ thể, giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, trừ phong, loại bỏ tác nhân gây bệnh. Đồng thời điều dưỡng cơ thể, tăng cường chức năng gan thận, cải thiện hệ miễn dịch cho bệnh nhân.

Bài thuốc có thành phần 100% từ thảo dược sạch tự nhiên, đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh.

Với công thức thành phần vượt trội, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp cho 3597 bệnh nhân điều trị thành công, chiếm tỉ lệ trên 90%. 

  • Người lái xe Chu Trần Nhã (Đống Đa, Hà Nội) sau 10 năm chiến đấu với căn bệnh vảy nến khó chịu đã tìm được giải pháp đẩy lùi bệnh nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. (Xem thêm TẠI ĐÂY).

  • Ông Tiết Quang Tuấn (Long Biên, Hà Nội) từng phải chịu đựng căn bệnh vảy nến lan khắp người trong suốt 4 năm. Dù đã chữa trị nhiều lần nhưng bệnh không thuyên giảm. Được con gái đưa đến Trung tâm Thuốc dân tộc điều trị bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, ông đã thoát bệnh chỉ sau 3 tháng. (Xem thêm TẠI ĐÂY).

  • Bệnh nhân Peuker Steffen người Đức đã có nhiều năm mắc phải căn bệnh vảy nến, điều trị Tây y nhưng không thuyên giảm. Sau khi được người bạn giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã vượt đường xa đến Trung tâm Thuốc dân tộc thăm khám và bốc thuốc. Hiện tại căn bệnh vảy nến của ông đã được kiểm soát ổn định. (Xem thêm TẠI ĐÂY).

Vảy nến hồng kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Những thói quen trong chế độ dinh dưỡng cần được điều chỉnh để làm giảm thời gian mắc bệnh. Đây cũng là một trong những liệu pháp chữa bệnh bị nhiều người bỏ qua. Thay đổi một vài chế độ ăn uống, sinh hoạt sẽ góp một phần trong việc đẩy lùi bệnh.

Những thực phẩm người bệnh nên tránh:

  • Tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn và chất kích thích. Những thứ này gây ảnh hưởng đến chức năng thải độc của gan gây nên bệnh ngoài da. Chất kích thích gây tê liệt hệ thần kinh tăng cảm giác ngứa ngáy do vảy nến hồng gây ra.
  • Hạn chế hải sản, đồ ăn gây dị ứng như đậu này, nhộng…
  • Kiêng ăn thịt gà, rau muống vì dễ khiến để lại sẹo trên da sau các tổn thương 

Nên bổ sung: 

  • Bổ sung vitamin omega 3 bằng thực phẩm ăn hàng ngày hoặc các thực phẩm chức năng. Omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá thu…
  • Bổ sung rau xanh như bông cải xanh, rau bina… giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đào thải được độc tố cơ thể
  • Các loại ngũ cốc, chứa nhiều dầu béo có cấu trúc tương tự omega-3, lại chứa nhiều Vitamin E cần thiết cho lớp collagen dưới da. Giúp da trở nên khỏe mạnh, căng mình hơn.
  • Trái cây tươi có nhiều vitamin A, C, E tăng cường sức đề kháng và tái tạo làn da.

Tự điều chỉnh chế độ sinh hoạt để đẩy lùi bệnh

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng nên thay đổi một vài chế độ sinh hoạt hàng ngày như:

  • Dành khoảng 30p-1h để tập thể dụng tăng cường sức khỏe
  • Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Tắm bằng nước ấm, có thể dùng các sản phẩm sữa tắm từ bột yến mạch để điều trị.
  • Dùng các loại sữa tắm, kem bôi da nồng độ nhẹ, không gây kích ứng

Bệnh vảy nến hồng sẽ không tái phát nếu như hiểu đúng và biết cách phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời. Mong rằng bài viết này đã cung cấp được cho quý độc giả thông tin cần thiết nhất về căn bệnh này.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Bình luận (67)

  1. Trần Lệ says: Trả lời

    Mình xin chia sẻ với mọi người đó là bệnh này chỉ có thuốc đông y mới chữa được thôi, chồng mình dùng rồi, khỏi được tầm 85 – 90%, nhìn kỹ vẫn sẽ thấy chỗ da bị vảy nến vẫn hơi màu hồng nhưng đã không còn đổ hồng và sần sùi lên như trước. Bạn nên uống thuốc đi, phương pháp tây y, sử dụng thuốc bôi coticoit chỉ có tác động ở bên ngoài, không thể tận gốc nên bệnh có thể bị lại bất cứ lúc nào.Chữa bệnh này kết hợp chữa bên trong và bên ngoài thì là tốt nhất

  2. Công Thành Lê says: Trả lời

    Vợ mình bệnh vẩy nến hồng này từ lúc mới sanh, ngứa ngáy khó chịu, tróc vảy và nhô cao lên bề mặt da. Mãi mà không chữa khỏi được. Chỉ uống với bôi thuốc không để bệnh phát ra nặng thôi còn chưa tìm được cách gì để chữa triệt để được. Ai có cách gì hay không?

  3. Đỗ Kim says: Trả lời

    Cháu gái nhà em mới 13 tuổi mà cũng bị vảy nến hồng mọi người ak. Gia đình không có ai bị bệnh này cả. Mà việc học hành của cháu bị ảnh hưởng nhiều do bệnh. Tôi cũng chạy chữa bệnh này rất nhiều nơi nhưng không hiệu quả. Thấy mọi người nói nhiều về thuốc đông y của trug tâm có chũa được vảy nến nhưng không biết với trẻ em thì có chữa được không nhỉ. Nhìn cháu nó mà thương quá, lại còn là con gái nữa chứ lị.

    1. Phạm Thị Toan says: Trả lời

      Nhà tôi thì có gen di truyền bệnh vảy nến. Cả vợ và con của tôi đều mắc bệnh vảy nến hồng này. Nói thật nhà 1 người vảy nến đã khổ rồi chứ chưa nói đến 2 người. vợ tôi bị nặng hơncon tôi. Tôi tìm hiểu thì được biết đến trung tâm, lại thấy có vườn dược liệu ở nhiều địa phương nên tôi quyết định cho cả vợ và con tôi đến chữa. Bác sĩ Tuyết Lan là người khám chữa, bác sĩ này nhiệt tình, thân thiện lắm. Con tôi thì khỏi sau 2 tháng cònvợ tôi và tôi nặng hơn nên phải 3 tháng. Hiện tại thì vẫn phải uống thuốc dự phòng tái phát mỗi năm 1 lần với sinh hoạt, ăn uống điều độ. Ơn giờ là gần năm nay chưa tái phát.

    2. Phương Hi says: Trả lời

      Mình thì biết đến trung tâm qua giới thiệu của 1 bác người quen. Bác ấy chữa vảy nến thể giọt khỏi ở đây bạn có thể xem thêm thêm và có tháy nhiều trẻ con đến chữa ở đây lắm: https://www.chuyenkhoadalieu.net/chua-vay-nen-hieu-qua-an-toan-tai-trung-tam-thuoc-dan-toc.html

    3. Hoa Trần says: Trả lời

      Có cả vườn dược liệu thì yên tâm quá rồi chứ tôi cũng sợ các thuốc nhập từ trung quốc lắm, kém chất lượng uống vào lại thêm bệnh nọ bệnh kia quá tội, lại còn trẻ con thì đến đây quá là yên tâm rồi bạn ah. Tốt nhất là nên cho điều trị bằng đông y cho yên tâm, bởi vì thuốc tây nó tác dụng nhanh đấy nhưng cũng chỉ được 1 thời gian và được vài lần thôi, sau nó nhờn thuốc, bệnh nặng lên thêm đây là kinh nghiệm của tôi và rát nhiều người bệnh đã trải qua xin chia sẻ với mọi người

    4. Trinh Nguyễn says: Trả lời

      Bố m 64t cũng bị bệnh này.chữa tây y k đỡ bây giờ cũng đang dùng 1đợt thuốc nam của trung tâm thuốc dan tộc bệnh đở nhiều nhưng đúng là bác sỹ dặn phải kiêng khem thể thao vận động để phòng bệnh quay lại

    5. tạo194 says: Trả lời

      chi phi bao nhieu vay

  4. Nguyễn Sơn Idol says: Trả lời

    Mình thấy mình đang uống thuốc này mà thấy bác sĩ họ dặn hướng dẫn ăn uống, sinh hoạt. Cũng không có gì rắc rối lắm đâu chỉ cần hạn chế tiếp xúc hóa chất, nước tẩy rửa. Tránh ăn đồ tanh, đồ cay nóng, rượu bia thôi, mà giờ bị bệnh gì uống thuốc cũng phải kiêng hết.

  5. ỐC Tiêu Dương says: Trả lời

    bệnh vảy nến thì cần phải ăn uống như thế nào để bệnh không tái phát vậy

    1. Nguyễn Sơn Idol says: Trả lời

      Mình thấy mình đang uống thuốc này mà thấy bác sĩ họ dặn hướng dẫn ăn uống, sinh hoạt. Cũng không có gì rắc rối lắm đâu chỉ cần hạn chế tiếp xúc hóa chất, nước tẩy rửa. Tránh ăn đồ tanh, đồ cay nóng, rượu bia thôi, mà giờ bị bệnh gì uống thuốc cũng phải kiêng hết.

    2. Chinh Lê Mai says: Trả lời

      Người bị bệnh vảy nến nên ăn : Các loại cá biển: Chứa nhiều axit béo omega-3, canxi, sắt, vitamin A, vitamin D, vitamin B2…
      + Rau củ quả: Giúp tiêu hóa, giải độc gan. Người mắc bệnh vảy nến đặc biệt nên ăn xoài, bơ, cà rốt vì chúng có chứa nhiều chất beta-carotene, bông cải xanh vì chứa nhiều axit folic.
      + Vừng đen: Chứa nhiều vitamin E và axit béo omega – 3.
      + Ngao sò: Chứa nhiều kẽm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
      + Chất chống oxy hóa: Có nhiều trong các loại trái cây như bưởi, nho, các loại đậu, mơ, nho khô, mận, ngũ cốc, cây quế, cây đinh hương,…Không nên ăn nhiều thịt đỏ, sữa và các chế phẩm từ sữa vì sẽ khiến cho bệnh nặng thêm đấy, đồ ăn chiên rán và nhiều dầu mỡ

    3. Nguyễn Định says: Trả lời

      Mình khuyên các bạn vẩy nến hãy thực hiện như sau. Hãy thôi uống cà phê; thôi ăn Hải sản, bỏ luôn rượu bia thuốc lá. Nên sống thật khoa học lành mạnh sẽ bớt. Cứ ăn cho sướng mồm thì không thể nào có thể khỏi được đâu

    4. Hương Lavender says: Trả lời

      Ngoài ra cũng phải tăng cường tập luyện thể dục thể thao, tránh căng thẳng làm việc quá sức, nghỉ ngơi đúng giờ ngủ đủ giấc nữa nhé, sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho bạn hơn.

  6. Hân Na says: Trả lời

    Mình bị vảy nến hồng chữa bằng nhiều cách tây y, đông y kể cả quang trị liệu mà không khỏi. Lo lắm mà chưa biết phải chữa trị thế nào, bệnh thì tái phát mỗi ngày 1 nặng. Xin được mọi người tư vấn giúp tại sao chữa mãi không khỏi, liệu có cách gì hay thuốc gì hiện đại có thể chữa được bệnh này hiệu quả không.

    1. Jin Hee says: Trả lời

      Cùng cảnh ngộ với nhau rồi đó. Tôi cũng bị vảy nến hồng mà chữa mãi cả mấy năm rồi mà chưa khỏi, nhiều lúc nghĩ nhiều nản đến trầm cảm, stress lắm ý. Mà bôi thuốc tây mấy hôm cũng đỡ nhưng lại tái phát nhanh. Giờ hết cách rồi.

    2. Thúy Diễm says: Trả lời

      Bạn ơi quang trị liệu thì cũng không khỏi được đâu. Hiện giờ đã có cách chữa đâu bạn. Trước mình cũng nghĩ là quang trị liệu hiện đại biết đâu hiệu quả nên nhắm mắt bỏ ra hàng chục triệu để chữa trị mà có khỏi đâu. Tiếc tiền.

    3. May Truong says: Trả lời

      Mình đây chữa ngang chữa dọc, đông tây y kết hợp không khỏi, đi bao nhiêu viện tốn bao nhiêu tiền mà không thấy cải thiện j mới cả. May quá mà có người bạn giới thiệu đến trung tâm thuốc dân tộc ở Nguyễn Thị Định – Hà Nội nên đã khỏi bệnh sau 3 đợt dùng thuốc. Dùng thuốc cũng hơi rắc rối vì phải kết hợp cả uống, ngâm rửa, bôi ngoài. Nhưng được cái dùng thuốc đến đâu khỏi đến đấy nên mình kiên trì dùng thuốc. Bài thuốc thật sự hiệu quả đó ạ. Mọi người thử xem sao.

    4. Ngô Trần Yến Nhi says: Trả lời

      Uk, đúng rồi đấy, mình cũng thấy thuốc ở đây tốt đấy bạn ạ vì mình cũng có người nhà dùng rồi, mình cũng thấy nhiều người chữa khỏi lắm. Có hôm tình cờm xem trên vtv2 sống khỏe mỗi ngày có cả cái bác bị khắp người bao nhiêu năm mà còn chữa được đấy. Bạn xem thử xem sao: https://www.nguoiduatin.vn/benh-nhan-vay-nen-chia-se-hanh-trinh-thoat-benh-nho-bai-thuoc-dong-y-tai-song-khoe-moi-ngay-vtv2-a457191.html

    5. Hân Na says: Trả lời

      Vậy ạ, Vậy thì cho mình xin địa chỉ cụ thể để qua khám chữa bệnh với ạ.

    6. Ngô Trần Yến Nhi says: Trả lời

      Ở trung tâm này có 2 cơ sở bạn ak, mình có lưu địa chỉ nên mình gửi cho bạn tham khảo nhé, xem gần đâu thì đến khám trực tiếp nhé. Cơ sở tại Hà Nội: B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định -Hà Nôi sđt: 02471096699
      Cơ sở tại Tp. HCM: 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, HCM sđt: 0287109669
      Có cả sđt nữa nên bạn gọi điện trước để đặt lịch nhé không lại đông phải chờ đợi.

    7. Hân Na says: Trả lời

      Vậy hả, thế cho mình xin hỏi thêm là chi phí có hết nhiều lắm không ak. Nghe nói điều trị 3 tháng thì tốn kém lắm nhỉ?

    8. May Truong says: Trả lời

      Nói chung thì tiền thuốc cũng cao phết đó bạn nhưng mình nghĩ, có bệnh thì khó mà có quyền được lựa chọn. Đợt đấy mình mua cũng trên 2 triệu đó, nhưng mà khỏi được bệnh của mình 4 năm nay rồi mà chưa thấy bị tái phát gì luôn. Thuốc tây thì mỗi lần mua cũng 1-2 triệu cả sữa tắm, dầu gội chuyên dụng (khổ nổi mấy thuốc mà trong viện da liễu kê ra ngoài mua lại không có, bắt buộc mua trong viện thì đăt quá) Tính đi tính lại mỗi lần như thế cũng quá tội 1 đợt điều trị bên trung tâm kia. Thật sự mà mình biết chỗ trung tâm đấy sớm mình chữa ngay từ đầu, tốn kém 1 lần còn hơn nhiều lần

  7. Hùng Đông Tinh says: Trả lời

    Tôi bị xuất hiện các nốt ban hình bầu dục hoặc hình tròn có màu hồng trên có phủ 1 lớp vảy da có phấn trắng ở bụng, lưng ngực. Mọi người cho tôi hỏi đây có phải là dấu hiệu của bệnh vảy nến hồng không ạ. Ai mà bị rồi thì có kinh nghiệm chữa trị thì chia sẻ cho tôi với ạ.

    1. Bảo Thùy says: Trả lời

      Mình thấy các triệu chứng của bạn nói đều là các triệu chứng vảy nến trước mình gặp phải rồi bạn ạ. Bạn nên đi mà khám sớm đi bạn. Như mình chủ quan không khám chữa sớm nên vảy nến lan xuống toàn thân chữa mãi không khỏi được bệnh tái đi tái lại thực sự rất mệt mỏi

    2. Hạnh says: Trả lời

      em thử lấy cây hoàn ngọc giã nhuyễn với muối đấp lên vết vẫy nến, 30 phút sau rửa nước ấm, làm mỗi ngày 1-2 lần là đỡ đó vì chị cũng đang bị này. Chứ dùng thuốc tây cả uống và bôi và tắm nhiều lắm rồi mà không khỏi hẳn được đâu, phải sống chung cả đời với nó thôi.

    3. Suyeong Park says: Trả lời

      Bệnh này là bệnh từ bên trong, phải uống và điều trị cả ở bên trong nữa, nếu mà chỉ dùng và điều trị ở bên ngoài thôi thứ nhất là không thể khỏi được dứt điểm, cái thứ 2 nữa là nếu hợp có thể khỏi được các triệu chứng ở bên ngoài, còn nếu không có thể còn bị nhiễm trùng nữa ấy chứ

    4. Anna Lộc says: Trả lời

      Cách dân gian mà bạn Hạnh nói thì mình thử nhiều lần rồi nhưng vẫn không có tác dụng gì đâu, tốt nhất là bạn mua thuốc mà dùng cho lành, xem ăn uống các thứ để bệnh đỡ nặng thêm, chịu khó tập thể dục để có thể đào thải các độc tố ra bên ngoài, để điều trị dứt điểm bệnh này cần rất là nhiều thứ kết hợp đấy

    5. Hoàng Nhung Btn says: Trả lời

      Bạn bị như thế là bị vẩy nến rồi nhưng của bạn nó khô thì đỡ hơn vảy nến mủ. Trước tớ bị vảy nến mủ đi khám PGS hẳn hoi, kê cho thuốc khỏi rồi 1 thời gian sau nó lại lên, tớ dùng nhiều thuốc lắm, tớ còn theo mẹo mà k ăn thua may mà được người chỉ chỗ chữa bằng đông y nên bây giờ khỏi rồi. Nhưng mà cũng phải mất tận 4 tháng vừa uống thuốc, tắm lá với bôi thuốc đấy do bệnh của tớ là bị lâu và dùng quá nhiều thuốc. Bạn nên khám chữa sớm đi nhé

    6. Nguyễn văn lân says: Trả lời

      b dùng thuốc gì b chỉ giúp m với mình bị 5 năm nay rồi ban đầu bệnh chỉ xuất hiện trên đầu, nhưng về sau nó lan ra cả tay, chân, lưng bụng những chấm tròn khô màu đỏ và rất ngứa. m đã đi khám rất nhiều nơi nhưng đều k khỏi. bệnh càng ngày càng nặng

    7. Lan Ngoc says: Trả lời

      Ck mình cũng bị vảy nến hồng và đang dùng thuốc ở trung tâm thuốc dân tộc tuy mới dùng được 2 tháng thôi nhưng bệnh tình cũng được cải thiện nhiều rồi. Bạn thử xem sao. Thuốc của chỗ này nhiều người khen lắm

    8. Thuy Tran says: Trả lời

      Chế nên đi khám đi, nhưng tôi thấy triệu chứng giống tôi ngày xưa thì đúng là bị vảy nến phấn hồng rồi. Tôi bị cách đây 3 năm rồi sau đến trung tâm này chữa giờ hết rồi không thấy bị lại. Tôi thấy thuốc bên trung tâm này tốt lắm, còn đựoc lên cả kênh vtv2 chương trình sống khỏe mỗi ngày đấy. Chế vào tham khảo xem: https://www.doisongphapluat.com/can-biet/y-te-suc-khoe/song-khoe-moi-ngay-vtv2-gioi-thieu-bai-thuoc-chua-vay-nen-viem-da-co-dia-cua-trung-tam-thuoc-dan-toc-a301558.html

    9. Phương Thảo_Nguyễn says: Trả lời

      Tôi cũng bị vẩy nến hống này từ lâu lắm rồi. Có dùng dầu dừa bôi vào mỗi khi đi ngủ mà nó chỉ làm mềm với cả ko tróc vảy lên nữa thôi chứ ko hết hẳn mà nệnh này không được tắm xà phòng, sữa tắm, nên tôi cũng không dùng chỉ có tắm bằng các loại nước lá mát thôi như sài đất hay lá khế nhưng cũng chỉ cải thiện phần nào thôi chứ không khỏi hẳn được. Thuốc tây thì thôi khỏi bàn, đến bây giờ vẫn còn sợ, đã thế lại còn bị phụ thuộc vào thuốc nữa chứ. Vô tình thì được bạn tôi giới thiệu cho tôi qua trung tâm thuốc dân tộc này khám. Bảo là ở đây có nhiều bác sĩ giỏi, chuyên khám và điều trị bệnh bằng đông y. Tôi cũng đã đến đây khám, được bác sĩ kê thuốc uống, thuốc bôi và thuốc rửa để dùng. Và cũng được bác sĩ tư vấn là bệnh này điều trị ổn định được nên cũng rất yên tâm. Dùng tháng đầu thì cũng không đỡ mấy đến tháng thứ 2 thì mới thấy có tác dụng, hết ngứa và các vết vảy bong màu hồng cũng ít dần và dùng hết tháng thứ 3 thì có làn da bình thường như ngày trước. Để có hiệu quả tốt nhất thì bác sĩ có tư vấn tầm 1 năm thì cần uống nhắc thuốc để củng cố, cho cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh này tốt hơn. Vậy nên bạn nên qua đó mà khám ngay đi chứ đừng để lâu mà ảnh hưởng và lấy lại nhan sắc ban đầu của mình.

  8. Hằng123@gmail.com says: Trả lời

    Em muốn hỏi chi phí cho điều trị bệnh vẩy nến này của trung tâm là bao nhiêu ạ?

    1. THLH-1989 says: Trả lời

      Anh xã nhà tớ cũng đang điều trị vẩy nến ở đây đuọc hơn 2 tháng rồi, thuốc của trung tâm cũng trung bình tầm 2 triệu đến 2,5 triệu bạn à, Tuỳ tình trạng bệnh của bạn như nào mà bác sĩ kê đơn, giá tiền sẽ giao động bạn nhé.

  9. Hồng Nhị says: Trả lời

    Mọi người cho em hỏi cá biển có nên ăn hay là kiêng loại nào mọi ng nhỉ? Tại đọc có chỗ bảo có,có chỗ không nên phân vân quá. Không biết qua trải nghiệm của mọi người ntn??

    1. lalala99 says: Trả lời

      k nên ăn đồ tanh b ơi .ăn nó lên nhiều hơn và ngứa nhiều hơn đấy . có kiêng có lành chịu khó thôi b ak

    2. Lưu thúy hiền says: Trả lời

      Nói chung theo quan điểm của mình cũng tùy từng cơ địa .Nếu ăn vào thấy bị nhiều hơn nặng hơn thì kiêng còn ai mà ăn vào k sao thì cứ ăn

  10. Nấm Hương says: Trả lời

    Em bị bệnh vẩy nến hồng này thì có cần kiêng khem như nào trong ăn uống sinh hoạt không ạ, ai biết mách em với

    1. Vương Thị Liêm says: Trả lời

      Bệnh này cần ăn uống đầy đủ các chất, kiêng đồ kích thích ruọu bia, thuốc lá, cà phê, đồ ăn quá ngọt dầu mỡ, đồ ăn nhiều đạm, hoặc các đồ ăn gây kích ứng,các chất gay kích ứng như xà phòng, chất tảy rửa. Bạn nên uống nhiều nước, ăn hoa quả đồ ăn nhiều vtm A,B,C.

  11. Hạ Vào Thu says: Trả lời

    Trước mình bị vẩy nến này nặng lắm, cứ bị căng thẳng, mất ngủ, áp lực trong cuộc sống là nổi ầm ầm, gãi toạc cả người mà mặc cảm vô cùng ai bị bệnh thì hiểu. Sau đó mình cắt thuốc bên thuốc dân tộc thì đỡ. Bạn nào bị thử cắt thuốc dùng xem có hợp không. Bài thuốc này khá nổi tiếng đó mình nghe mấy bạn trong hội những người bị vẩy nến ở trên FB mách nên mình mới biết mà qua mua thuốc. Mình chữa 4 tháng mới hết, tạm thời thì da mình lành, nhưng không biết bao giờ tái lại nữa vì bác sĩ nói bệnh này không trị khỏi hẳn được hjxx

    1. Loan says: Trả lời

      b khoj dk lau chua zayy

    2. Hạ Vào Thu says: Trả lời

      Mình khỏi hơn 1 năm nay thui. Sau đấy mình có xài dưỡng ẩm thường xuyên, mùa hè thì ngày 1 lần nhưng mùa thu đông thì ngày 2 lần.

    3. Vân Anh XN says: Trả lời

      e mới đi khám ở bv da liễu bảo e bị vẩy nến thể giọt nhưng àm e dùng thuốc thì nó hết bây giờ khỏi chưa đc 3 tháng thì đã bị lại. lúc đầu lên thì các nốt nó nhỏ nhưng càng về sau nó khô, đỏ, dầy cộm lên và rất ngứa e gãi nó trầy da nhìn rất sợ. e bị phải 4 năm nay rồi, cứ mỗi lần bị thì e đi khám lấy thuốc nhưng mà nó cứ thế.gần đây nhất thì khỏi chưa đc 3 tháng đấy ak.cho em hỏi thuốc này có chữa khỏi bệnh của em không ạ?

    4. ngọc thương huyền says: Trả lời

      hic ,giống mình ,chỉ biết dùng thuốc bệnh viên kê thôi .k còn dám áp dụng mẹo luôn vì sợ bị biến chứng .mà thuốc tây thì dùng hoài k có hết đc .càng về sau mình thấy mức độ bệnh phát nặng hơn .kiểu tác dụng phụ ấy .mình cũng sợ mà nếu k dùng thuốc thì nó lên ghê lắm , nó lan ra ấy mà nay tháy bảo thuốc của trung tma thuốc dân tộc trị hết .mình k biêt thực hư sao nữa có ai dùng thuốc chưa?

    5. LInh Ly Ly says: Trả lời

      Trước tớ biết tớ bị bệnh vẩy nến phấn hồng này rồi, từ hồi tớ vào ĐH, nhưng trước tớ chỉ bị một số nốt nhỏ ở tay và chân thôi. Sau một thời gian chữa thuốc của viện không khỏi tức là nó cứ tái đi tái lại ấy tớ cũng nản với thấy nhiều người nói thuốc tây dùng nhiều tác dụng phụ tớ cũng sợ, cứ đi đâu tớ cug hỏi hết người này đến người khác xem có cách gì chữa đc không, mỗi người mách một kiểu cuối cùng tớ vẫn làm bài thuốc lấy lá cây khế đung lên tắm rồi chẫm chỗ da bị viêm đó nhưng không đỡ mà lại còn bị nặng lên tình trạng da của tớ cứ khô nhiều và bong tróc ra, các nốt lên càng ngày càng nhiều. Tớ cũng may sau có bà chị họ qua chơi thấy da tớ thế nên bà mách cho sang trung tâm thuốc dân tộc để khám vì con bé lớn nhà bà ấy bị viêm da cơ địa cũng đi viện khám dùng thuốc bao lần không khỏi mà qua đó chữa lại khỏi. Thấy bà nói chuyện thế tớ cũng hy vọng lắm. Tớ cung tìm hiểu về bài thuốc của trung tâm thuốc dân tộc đấy.Tớ đến khám thì bs ở cơ sở nguyễn thị định,hà nội,bs Lan khám rồi kê cho tớ 1 liệu trình thuốc uống,thuốc ngâm rửa và thuốc bôi và bs căn dặn rất cụ thể nhiều về việc kiêng ăn uống.Tớ dùng kết hợp 3 loại với nhau uống dc 2 tuần thì tớ cũng chăm chỉ dùng thuốc theo đúng bs hướng dẫn nhưng k thấy cải thiện nên cũng lo không bít thuốc thế nào nên tớ đã gọi cho bs Lan hỏi thì bs bảo tớ nên kiên trì dùng thuốc vì thuốc đông y thì có tác dụng chậm hơn tây y, mà tớ là đã bị lâu rồi, cũng đã dùng rất nhiều thuốc tây nên bây giờ dùng đông y sẽ chậm hơn so với nhiều trường hợp khác, đúng thật tớ phải dùng hết 1 tháng thuốc thì thấy bệnh mới đầu đầu đỡ, không thấy xuất hiện nốt vẩy nến mới, mà các nốt vẩy nến thấy nó mềm hơn, đỡ đỏ da và đùn vẩy. Xong tớ dùng hết sang tháng thứ 2 thì đỡ nhiều lắm, các nốt mờ dần, bé lại, không còn hình thành vẩy khô nữa. Tớ theo tư vấn của bác sĩ vẫn dùng thuốc thêm 1 tháng thì da tớ hết hẳn, lành lặn (hơi thâm 1 chút) . Sau tớ cũng sợ bị lại nên lấy thêm 1 tháng nữa dùng thì tổng time tớ trị là 4 tháng nhưng 2 năm nay tớ không có bị tái phát như hồi dùng thuốc tây nữa, cũng mừng mà cũng lo lắm vì bs nói bệnh này kiên cữ tốt sẽ ổn định còn không vẫn có nguy cơ tái phát lại https://drbacsi.com/vtv2-dua-tin-da-co-bai-thuoc-dieu-tri-vay-nen-viem-da-co-dia-hieu-qua/

  12. Nguyên Lý Đức says: Trả lời

    Em bị vẩy nến này từ hồi là sinh viên đến giờ không đỡ, em có đi khám ở các bv ở quê nhưng dùng mãi thuốc tây khỏi lại bị. Em tìm trên mạng thấy có thuốc đông y này chữa được bệnh như của em. Nhưng em ở xa quá không đến trung tâm dược có anh chị nào trên đay chữa bệnh online từ trung tâm mà hiệu quả chia sẻ giúp em để em có niềm tin chữa bệnh ạ?

  13. Han Na Na says: Trả lời

    Mọi người ơi đã ai dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang này khỏi hẳn bệnh vẩy nến hồng này chưa? Tôi dùng thuốc được 1 tuần rồi mà chưa thấy tiến triển gì, lại còn cảm giác ngứa ngáy khó chịu hơn bác sĩ thì nói là cơ chế tác động của thuốc mà chả biết phải không, vẫn cứ bảo tôi kiên trì tiếp mà thấy hoang mang quá

    1. Raghuwanshi says: Trả lời

      Mình cũng đang dùng thuốc được 1 tuần mà cũng chưa thấy đỡ gì cả, đang bảo tối về gọi điện hỏi bác sĩ ơi trung tâm xem thế nào đây.

    2. Bạch Dương says: Trả lời

      Các chị có dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ không vậy? Em là người đã điều trị khỏi bệnh từ bài thuốc này đây dùng thuốc đông y là phải kiên trì các chị ạ, không nóng vội được đâu với lại liệu trình của thuốc là tận 3 tháng cơ mà các chị mới dùng 1 tuần thì thuốc chưa phát huy tác dụng dc đâu.Thuốc đông y nó không như thuốc tây là có corticoit mà hiệu quả ngay đc, thường ai nhanh thì phải 2 tuần, ko cũng phải 1 tháng đổ ra mới cải thiện. Thế nên 1 liệu trình chữa đông y có bao giờ tính bằng ngày đâu ạ. Còn bị ngứa hơn thì e cũng bị đây chị, các nốt nó đỏ bong tróc rất là nhiều nhưng trước khi e dùng thuốc là em cũng đã tìm hiểu rồi cũng có 1 số người bị như vậy sau đó tiếp tục dùng thuốc thì bệnh nó đỡ dần rồi hết. Em trải qua rồi nên em chia sẻ chút thông tin cùng các chị để các chị yên tâm điều tri. Bệnh này cũng là 1 bệnh khó chữa nên fai kiên trì các chị ạ với mình để ý vấn đề ăn uống kiêng khem BS dặn nữa

  14. Trần Trâm Lê says: Trả lời

    Cả nhà ơi cho em hỏi có cách nào chữa được vảy nến hồng này ko ạ e bị 3 năm rồi chữa khắp nơi tốn thơi gian công sức quá mà không khỏi dây này

    1. Ly Em says: Trả lời

      sống chung thôi chứ k có cách chữa khỏi đâu tui đi khám và chữa trị nhiều nơi rùi, có thuốc nó đỡ hết thuốc nó còn nặng hơn à nên tui hông dám chữa nữa, còn mẹo á…chắc chắn k khỏi được !

    2. Thuỷ Ling Lung says: Trả lời

      Ùi bệnh này ko chữa bằng thuốc tây được đâu. Khỏi nhanh mà tái phát cũng nhanh nữa cứ dùng nhiều rồi tới một lúc nhờn thuốc ko còn hiệu quả nữa bệnh thì ngày càng nặng thêm khổ lắm đấy, không đùa dc đâu

    3. Thị Cẩm Ly says: Trả lời

      Tốt nhất bạn nên vệ sinh sạch sẽ, không rượu bia chất kích thích, ko thịt chó ăn nhiều lơ xanh cà rốt. Đặc biệt không để bị căng thẳng stress. Dùng thêm các thuốc trị vảy nến. Chọn loại thuốc cẩn thận ko bị phản ứng phụ mang tật thêm vào người thì khổ

    4. Thảo My 2002 says: Trả lời

      Tôi thì tôi rất sợ dùng thuốc tây vừa không khỏi dc mà lại đau dạ dày sợ kinh, mà dân gian thì tôi nghĩ không hiệu quả mất thời gian nên tôi thôi không nghĩ tới, với nó có được kiểm chứng gì đâu tôi đang tính chữa thử ở bên thuốc dân tộc thấy nhiều người bảo thuốc của họ tốt, không trị khỏi hẳn nhưng chữa ổn định bệnh được. Ai có nhu cầu trị bệnh thì tham khảo cùng ah https://camnangbenhdalieu.com/trieu-chung-dau-hieu-cua-benh-vay-nen-nguoi-benh-can-biet-n4347.html

  15. Nguyễn Văn Nam says: Trả lời

    Vợ em hiện đang có bầu bé thứ 2 được 7 tháng, cách đây hơn một tháng cô ấy bị bệnh vẩy nến phấn hồng tái phát ( trước đây vợ em bị rồi mỗi lần lên là phải dùng thuốc mới đỡ ) biểu hiện bây giờ của vợ em alf bong da ở bụng và lưng, mà da rất khô, rất là ngứa. Hàng ngày cô ấy phải dùng kem Vaselin bôi cho đỡ ngứa và khô da. Em muốn hỏi vợ em mang bầu thì có dùng được thuốc này không? có an toàn không ạ? Chứ còn thuốc tây thì mọi người cũng bảo tuyệt đối không nên dùng vì ảnh hưởng tới con trong bụng

    1. Tuyết NHung says: Trả lời

      Em nghĩ đang bầu bì không nên dùng thuốc linh tinh anh ạ, anh bảo chị đun nước lá khế chua sau đó tắm hàng ngày xem sao em thấy các mẹ bầu hay mách nhau như vậy đấy.

    2. Cao Cao 1990 says: Trả lời

      Bài thuốc thanh bì dưỡng can thang này bầu bì dùng được bạn nhé, mình cũng đang bầu 5 tháng và dùng thanh bì dưỡng can thang được 3 tuần rồi, cũng đang thấy đáp ứng tốt với thuốc, giảm ngứa rồi.

    3. Ngọc quảng Châu says: Trả lời

      Tớ có bầu vẫn điều trị bình thường nhưng chỉ dùng thuốc ngâm với bôi thôi ấy, bạn gọi điện cho bác sĩ hỏi xem sao.

    4. Nguyễn Văn Nam says: Trả lời

      Ngọc quảng Châu ơi bạn dùng thuốc được bao lấu rồi? dùng có đỡ nhiều không? bạn cho mình xin số điện thoại của trung tâm nhé.

    5. Bà Đốp says: Trả lời

      Mình đang bầu được 28 tuần, mình bị bệnh vẩy nến hồng từ thời còn sinh viên. trc khi bầu bí thì k sao mà bị lại đúng lúc bầu bí mệt mỏi thật chẳng muốn phải dùng thuốc khi đang bầu vì sợ ảnh hưởng k tốt mà mình k chịu nổi. Tìm hiểu thấy trug tâm thuốc dân tộc có chữa bệnh này mà thuốc bà bầu dùng được thuốc ngâm rửa và bôi nên mình tới khám rồi mua thuốc dùng rồi. Đỡ đấy bạn. Nhưng bs cho dùng bôi với la tắm thôi, tác dụng hơi chậm nhưng mà lành. Còn đâu đợi đẻ xong thì phải dùng cả thuốc uống thì nó mới ổn định lâu dài được.

    6. Nguyễn thị hồng says: Trả lời

      đúng r mom ak…năm ngoái e đẻ song e cũng đến cắt thuốc 1 liệu trình chữa cho khỏi. bệnh này thì bs bảo e k khỏi hẳn đk nhưng có thể chữa khỏi trong 1 khoảng thời gian nhất định. có ng đc 5-7 năm, có người đc 10 năm đấy mom. e trvia thì từ năm ngoái chữa song thì k thấy bị lên lại

  16. Hoa Bỉ Ngoạn says: Trả lời

    Con em năm nay 16 tuổi mấy tháng nay ở ngực con bảo có đám hồng khô, tróc vảy hình bầu dục , tối nào em cũng pha nước muối cho con sát khuẩn sau đó em cho con đi bv da liễu khám thì được các bs kết luận bị vẩy nến hồng rồi kê thuốc bôi thuốc eumouj về cho con bôi thì mấy lần đầu thấy nó đỡ nhanh nhưng gần đây bôi thuốc đến 25 ngày rồi mà ko thấy thuyên giảm ,có ai biết cách gì chữa đc bệnh này không chỉ em với ạ?

    1. Hồng Cocacola says: Trả lời

      Bạn vệ sinh cho con bằng nước muối gì đấy, nếu là nmsl thì được chứ nước muối tự pha không đúng tỷ lệ sẽ khiến da càng bị khô nhiều hơn. Thay vào đó bạn mua lá chè xanh hoặc lá trầu không về đun nước cho con ngâm tắm cũng đc, 2 loại đấy có tính sát khuẩn nhưng mà cũng chỉ nên dùng loãng thôi, chứ đặc quá khiến da con càng khô hơn đấy bạn, còn cái thuốc eumoj trong thành phần có coticoit đấy nên cẩn trọng khi sử dụng cho con, dùng ko quá 7 ngày chứ cứ dùng tràn lan như thế ko tốt cho da của trẻ đâu

    2. Mẹ Su Mô says: Trả lời

      Con mình bị vẩy nến phấn hồng từ bé, giờ concũng đc 10 tuổi rồi, mình cũng đã cho nó uống và thoa nhiều loại thuốc nhưng không khỏi, không biết bệnh cơ địa từ lúc đẻ ra đã bị rồi thì có chữa khỏi được không, chữa bằng thuốc thanh bì dưỡng can thang này có hiệu quả không nhỉ?

    3. Pin Thối says: Trả lời

      Mình cũng biết chữa thuốc tây thì nhanh khỏi thật nhưng rất dễ tái phát vì nó chỉ chữa tức thời thôi,nên mình mới cho con chữa sang đông y vì cũng thấy nhiều người mách dùng đông y khỏi. Con nhà mình thì bị bệnh vảy nến từ vài năm nay, có lẽ là do di truyền từ bố với ông nội. Ban đầu bệnh chỉ xuất hiện trên đầu vài nốt, nhưng cách đây khoảng 3 tháng bệnh lan rộng, toàn thân nổi những chấm tròn khô màu đỏ cháu cứ kêu ngứa và gãi nhiều; mình cũng đã cho con đi khám ở cả 2 bv da liễu + với khoa da của BV BM nhưng có thuốc thì nó hết, ngưng vài tháng sau là bị lại. Chán lắm ấy. Mà con thì cứ buồn chán, mặc cảm, tự ti với bạn bè. Mình nghĩ xót con lắm. Mà may sao mình tìm được bên nhà thuốc dân tộc, cho con khám chữa bên đấy đúng 1 đợt thuốc 3 tháng con khỏi tới giờ. Đúng kiểu hợp thầy hợp thuốc. Tự dưng thấy tiếc vì không biết chỗ này sớm.

    4. Trần Thị Ngọc Dung says: Trả lời

      Ku lớn nhà mình bị bệnh vẩy nến này mấy năm. Trị các thể loại thuốc với dân gian cũng ko khỏi, sau đấy bạn ck mình đến nhà chơi mới mách cho đến trung tâm thuốc dân tộc mua thuốc thanh bì dưỡng can thang này về điều trị thì bác sĩ cũng nói luôn bệnh này không khỏi dứt điểm 100% được nhưng hoàn toàn có thể điều trị ổn định, ku nhà mình khỏi mấy năm nay rồi đấy. Đợt đó mình đưa con đến trung tâm thì được bác sĩ khám và kê thuốc cho, có cả thuốc uống, thuốc bôi với lá tắm, sau 2 tuần dùng thuốc các triệu chứng giảm rõ rệt, con nhà mình bôi thuốc thấy da nó cũng mềm hơn, diện tích vùng vẩy nến có dấu hiệu thu hẹp dần tuy nhiên con vẫn kêu ngứa nhiều. Mình cũng động viên con chịu khó kiêng cữ, dùng thuốc thì qua hơn 1 tháng bệnh tiến triển ngày 1 nhanh và rõ rệt, con nói đỡ ngứa hơn trước, mình cũng thấy các nốt vẩy nến mềm hơn nữa và mờ dần, ngưng hình thành và tróc vẩy, sau 2 tháng điều trị mình thấy bệnh của con đã thuyên giảm đến 80% rồi, mình gọi điện lại cho bs thì bs bảo con vẫn cần tiếp tục dùng thêm thuốc để cho lần này nó khỏi hẳn đi, sau đấy dùng thêm 1-2 tháng thuốc để củng cố chức năng gan, thận phòng bệnh tái lại. Thành thử liệu trình của con là 4 tháng (3 tháng điều trị chính và thêm 1 tháng phòng ngừa) thật ko nghĩ 1 ngày con có thể chữa hết bệnh này, mình chia sẻ để các mẹ nào cùng cảnh ngộ như con nhà mình có thêm hi vọng để chữa bệnh, chỉ cần kiên trì và chữa đúng thuốc đúng bệnh thì bệnh ắt sẽ khỏi. Bài thuốc của trung tâm dược rất nhiều người phản hồi tốt các mẹ tham khảo thêm
      https://camnangbenhdalieu.com/vay-nen-la-benh-gi-co-chua-khoi-duoc-khong-n4352.html

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *