Vẩy nến nhẹ – Cách khắc chế bệnh ngay tại nhà

Vẩy nến nhẹ là bệnh vảy nến có triệu chứng ảnh hưởng ít hơn 3% cơ thể. Tuy nhiên, khi gặp triệu chứng bệnh, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị ngay lập tức. Bởi bệnh rất dễ tái phát, nếu không điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy gây biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vẩy nến nhẹ
Vẩy nến nhẹ là hiện tượng tổn thương trên da với diện tích khoảng 3% cơ thể

Vẩy nến thể nhẹ là gì?

Vảy nến là một trong những bệnh tự miễn mạn tính, rất dễ tái phát. Bệnh chủ yếu gây xuất hiện triệu chứng trên da nhưng ở một số trường hợp, bệnh gây tác động xấu đến móng và xương khớp.

Vảy nến nhẹ là một trong những thể của bệnh vảy nến được chẩn đoán dựa trên mức độ ảnh hưởng của bệnh trên cơ thể. Theo các chuyên gia, mức độ bệnh được kết luận là nhẹ khi triệu chứng bệnh ảnh hưởng trên cơ thể ít hơn 3%.

Bệnh vảy nến nhẹ là bệnh ngoài da, không do vi khuẩn hoặc vi rút gây nên. Vì vậy, bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc. Tuy nhiên, bệnh cần điều trị sớm tránh trường hợp chuyển nặng, gây khó khăn trong việc chữa trị về sau.

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.

Triệu chứng vẩy nến nhẹ

Tùy thuộc vào mức độ vảy nến mà người bệnh mắc phải sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị bệnh đều gặp phải các biểu hiện sau:

  • Xuất hiện các mảng da dày hoặc vảy bạc trên da
  • Ngứa da
  • Đau hoặc có các vết bỏng trên da
  • Đốm vảy nhỏ
  • Sưng hoặc cứng khớp

Triệu chứng bệnh vẩy nến có xu hướng theo chu kỳ. Vì vậy, biểu hiện bệnh thường trở nên dữ dội hơn vào mùa nắng nóng và có dấu hiệu thuyên giảm vào thời điểm khác trong năm.

Điều trị vẩy nến nhẹ bằng cách nào?

Mục đích của điều trị vảy nến thường là làm sạch da và giảm viêm. Thông thường để kiểm soát triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng phương pháp chữa trị tại chỗ, thuốc toàn thân hoặc áp dụng liệu pháp ánh sáng. Tùy vào mức độ ảnh hưởng của bệnh trên cơ thể, nhân viên y tế sẽ yêu cầu biện pháp chữa trị phù hợp ở mỗi người. Tuy nhiên, trong trường hợp vảy nến nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các cách điều trị sau đây để giảm ngứa và đau trên da.

Chữa vẩy nến nhẹ bằng thuốc

  • Thuốc Corticosteroid tại chỗ: Là một trong những nhóm thuốc được kê toa sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến từ mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc có tác dụng làm giảm ngứa và viêm, ngăn chặn bệnh lan rộng. Thuốc Corticosteroid nồng độ nhẹ thường được khuyên dùng ở những khu vực, bộ phận nhạy cảm hoặc ở mảng da bị tổn thương nghiêm trọng. Còn đối với thuốc Corticosteroid mạnh thường áp dụng ở khu vực nhỏ, khó điều trị hoặc ít nhạy cảm hơn. Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng trong thời gian ngắn với liều lượng thấp. Tránh việc lạm dùng Corticosteroid gây ảnh hưởng xấu đến da như gây mỏng da, đổi màu da hoặc teo da,…
Vảy nến nhẹ
Điều trị vảy nến nhẹ bằng thuốc chữa trị tại chỗ
  • Thuốc Anthralin (Dritho-Scalp): Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của tế bào da. Vì vậy, chúng giúp loại bỏ lớp da dày hoặc vảy trên da. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc này theo chỉ định từ bác sĩ. Tốt nhất, nên dùng thuốc trong thời gian ngắn. Bởi việc sử dụng Anthralin (Dritho-Scalp) trong thời gian dài có thể gây kích ứng hoặc làm ố hầu hết quần áo hoặc đồ dùng khi chúng chạm vào.
  • Tổng hợp vitamin D: Là một trong những chất tương tự vitamin D, có cống dụng làm chậm sự phát triển của tế bào, giúp chữa bệnh vảy nến từ mức độ nhẹ đến trung bình. Hai loại chất tương tự vitamin D thường được sử dụng phổ biến như Calcipotriene (Dovonex), Calcitriol (Vectical). Thuốc có thể gây kích ứng da nên khi sử dụng, người bệnh nên thận trọng.
  • Thuốc Retinoids tại chỗ: Thuốc là dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng giảm viêm, giúp điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên, thuốc gây tác dụng phụ là kích ứng da, đồng thời làm tăng độ nhạy cảm ánh sáng mặt trời. Do đó, khi sử dụng Retinoids tại chỗ, bệnh nhân nên thoa kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, một số loại thuốc thuộc nhóm này như Tazarotene (Tazorac hoặc Avage) có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ em. Do đó, mẹ bầu hoặc phụ nữ đang co con bú không nên sử dụng.
  • Thuốc ức chế Calcineurin. Bao gồm thuốc Pimecrolimus (Elidel), Tacrolimus (Prograf) và một số loại thuốc khác. Các loại thuốc này có tác dụng giảm viêm và làm sạch tế bào tích tụ trên da. Từ đó giúp cải thiện tình trạng ngứa và vảy trên da do vảy nến nhẹ gây nên.Tuy nhiên, thuốc không được khuyến khích sử dụng lâu dài nhằm tránh làm tăng nguy cơ ung thư hạch hoặc ung thư da.
  • Thuốc Acid Salicylic: Thuốc có tác dụng kích thích, làm bong tế bào da chết, giúp điều trị bệnh vảy nến. Acid Salicylic có sẵn hoặc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Để tăng tác dụng chữa trị, bệnh nhân có thể kết hợp chung với các loại thuốc khác.

Kiểm soát vẩy nến nhẹ bằng biện pháp chăm sóc tại nhà

Người bệnh có thể áp dụng các cách chăm sóc tại nhà sau đây để giảm thiểu tình trạng ngứa rát và khó chịu trên da do bệnh vảy nến nhẹ gây nên:

  • Bổ sung chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng sẽ góp phần giảm bớt triệu chứng bệnh từ bên trong. Người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho bệnh vảy nến nhẹ như cá hồi, rau xanh,… Hạn chế dùng những đồ ăn, thức uống như mù tạt, ớt,… tránh bệnh thêm nghiêm trọng. Đặc biệt, không nên uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá,…
  • Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm mặc dù không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh vảy nến nhưng chúng có tác dụng giảm ngứa và cải thiện tình trạng khô, bong tróc trên da. Khi sử dụng kem dưỡng ẩm, nên dùng loại không chứa chất bảo quản, hương liệu,… Để kem phát huy tác dụng làm ẩm và giảm khô da hiệu quả, bệnh nhân nên dùng kem sau khi tắm xong.
Điều trị vẩy nến nhẹ
Chăm sóc vẩy nến nhẹ tại nhà
  • Sử dụng máy tạo ẩm: Bệnh nhân có thể sử dụng máy tạo ẩm trong nhà hoặc trong văn phòng để giữ ẩm da, ngăn ngừa da bị khô, làm giảm nguy cơ bùng phát vảy nến.
  • Tránh sử dụng sản phẩm chăm sóc chứa chất kích thích: Một số loại nước hoa hoặc xà phòng có thể gây kích ứng da, làm tăng khả năng khởi phát bệnh vảy nên. Do đó, để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân nên tránh xa những sản phẩm này.
  • Ngâm nước ấm: Người bệnh có thể giảm ngứa và khó chịu trên da do vảy nến nhẹ gây nên bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm. Để tăng tác dụng giữ ẩm, bệnh nhân có thể ngâm nước ấm với bột yến mạch, dầu dừa hoặc dầu ô liu,…
  • Giảm căng thẳng, stress: Thường xuyên căng thẳng sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh vảy nến. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Bệnh nhân có thể tham gian các lớp thiền định hoặc yoga để điều hòa và thả lỏng cảm xúc cơ thể nhằm giúp giảm căng thẳng.
  • Dùng thảo dược tự nhiên: Có thể sử dụng một số loại thảo mộc thiên nhiên như nghệ, mật ong hoặc nha đam,… để giảm cảm giác đau rát và ngứa trên da. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý, thảo dược giúp mang lại hiệu quả điều trị khi bệnh nhân kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

Vẩy nến nhẹ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bệnh nhân có thể chăm sóc bệnh tại nhà. Tuy nhiên, để nhanh chóng giải quyết triệu chứng và ngăn chặn bệnh tái phát, người bệnh cần khám và điều trị thuốc theo toa của bác sĩ chuyên khoa.

→ Có thể bạn quan tâm:

Thuốc dân tộc

Ngày Cập nhật 12/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *