Vảy nến toàn thân và các biến chứng nguy hiểm

Vảy nến toàn thân tuy hiếm gặp nhưng đây lại là bệnh lý nguy hiểm. Bệnh nếu không chữa trị đúng có thể gây biến chứng nguy hiểm lên thận, tim, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Vảy nến toàn thân

Vảy nến toàn thân hình thành do đâu?

Vảy nến toàn thân hay còn gọi là bệnh vảy nến đỏ da toàn thân, là hiện tượng viêm da do cơ chế tự miễn của cơ thể gây nên. Bệnh thường xuất hiện ở những đối tượng mắc bệnh vảy nến thể mảng.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến toàn thân cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, thông qua một vài nghiên cứu có thể thấy, bệnh hình thành chủ yếu là do hệ miễn dịch suy yếu và mất dần chức năng bảo vệ. 

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.

Theo các chuyên gia da liễu cho hay, ở những đối tượng khỏe mạnh, tế bào T được sản xuất với mục đích chống lại tác nhân gây bệnh (vi khuẩn và vi rút), bảo vệ cơ thể. Ở người bệnh vảy nến, sự suy yếu của hệ miễn dịch dẫn đến tình trạng sản sinh quá nhiều tế bào T. Tuy nhiên, những tế bào này khi hình thành nhận nhầm tế bào da là yếu tố ngoại lai. Do đó, chúng tấn công ngược lại tế bào da của cơ thể và gây vảy nến.

Ngoài nguyên nhân nêu trên, bệnh vảy nến phát triển toàn thân cũng có thể là do các yếu tố nguy cơ kích hoạt bùng phát sau đây:

  • Nhiễm trùng
  • Cháy nắng
  • Stress hoặc căng thẳng kéo dài
  • Ngưng sử dụng thuốc chữa bệnh vảy nến đột ngột
  • Tác dụng phụ của thuốc chống viêm, thuốc miễn dịch
  • Thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiêu thụ quá nhiều rượu, bia

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến toàn thân

Triệu chứng vảy nến toàn thân có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc bùng phát sau khi bệnh nhân bị vảy nến thể mảng. Biểu hiện bệnh bao gồm:

  • Xuất hiện mụn nước hoặc mụn nhọt trên da
  • Da viêm đỏ nghiêm trọng ở diện rộng trên toàn cơ thể
  • Hình thành các lớp sừng, vảy da ngay tại vị trí da tổn thương
  • Có tình trạng phồng rộp da như bỏng
  • Ngứa rát và đau nhức ở vùng da bị ảnh hưởng
  • Cảm giác ớn lạnh, sốt, nhiệt độ cơ thể thay đổi thất thường
  • Nhịp tim nhanh
  • Sưng hoặc đau nhức tại các khớp quanh đầu gối, mắt cá chân
Triệu chứng vảy nến
Bệnh vảy nến toàn thân gây đau và ngứa rát ở vị trí da bị tổn thương

Biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến toàn thân

Bệnh vảy nến toàn thân nếu không điều trị đúng có thể làm tăng sinh quá mức tế bào da dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Gây ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch: Theo một vài nghiên cứu cho biết, bệnh vảy nến toàn thân có thể gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và tăng huyết áp. Bên cạnh đó, đây cũng chính là nguyên nhân làm tăng hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, gây nên các bệnh lý nguy hiểm như suy tim xung huyết, đột quỵ hoặc xơ vữa động mạch,…
  • Tăng rối loạn chuyển hóa: Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh chuyển nặng có thể gây biến chứng rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và huyết áp cao,…
  • Tác động xấu đến thận: Bệnh vảy nến đỏ da toàn thân có thể gây ảnh hưởng xấu đến thận. Đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến thận như hư thận, viêm cầu thận hoặc suy thận.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa bệnh tiểu đường và vảy nến đỏ da toàn thân. Bệnh vảy nến nếu không được chữa trị hiệu quả, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở bệnh khá cao.
  • Ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý: Bệnh vảy nến toàn thân thường xuất hiện với biểu hiện ngứa rát, da bị bong tróc, xấu xí và sần sùi. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm và tự ti khi giao tiếp hoặc tham gia các hoạt động tập thể. Về lâu dài, bệnh gây chướng ngại tâm lý đối với những tổn thương trên người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các bệnh lý thần kinh khác.
  • Nhiễm trùng máu: Vảy nến toàn thân khi không được chữa trị triệt để, vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng máu
  • Viêm phổi: Vi khuẩn gây bệnh vảy nến toàn thân có thể tấn công vào phổi gây viêm phổi 

Ngoài các biến chứng này, việc sử dụng thuốc chữa vảy nến toàn thân trong thời gian dài cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

  • Gây biến chứng lên da: Lạm dùng thuốc hoặc sử dụng thuốc với liều cao có thể gây biến chứng ở da như da phồng rộp hoặc teo da
  • Tác động đến gan: Thuốc chữa bệnh vảy nến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan hoặc suy gan
  • Biến chứng ở phụ nữ mang thai: Sử dụng thuốc điều trị bệnh ở phụ nữ mang thai có thể gây dị tật ở thai nhi và tác động xấu đến sức khỏe của thai phụ
Biến chứng vảy nến toàn thân
Vảy nến toàn thân nếu kéo dài không chữa trị có thể gây biến chứng sung huyết suy tim, nguy hiểm đến tính mạng

Điều trị bệnh vảy nến toàn thân như thế nào?

Theo đánh giá, vảy nến toàn thân là bệnh lý khó điều trị. Do đó, người bệnh không thể chữa trị bệnh dứt điểm trong ngày một, ngày hai mà cần có thời gian trị liệu lâu dài. Vì vậy, để quản lý bệnh hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng xuất hiện, bệnh nhân cần thăm khám để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và kê đơn thuốc chữa trị thích hợp.

Bệnh nhân nên dùng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống hoặc thuốc tiêm theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lựa chọn biện pháp điều trị an toàn tại nhà, ít gây phản ứng phụ để kiểm soát triệu chứng bệnh.

Dưới đây là các cách khắc phục triệu chứng vảy nến tại nhà giúp giảm ngứa rát, khô da và đau.

  • Đắp băng gạc ướt: Băng gạc ướt có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da, giúp giảm tình trạng khô và bong tróc ở da. Bên cạnh đó, hơi ẩm còn giúp làm dịu và giảm kích ứng da, giúp cải thiện ngứa. Bệnh nhân dùng băng gạc ướt sạch đắp lên vùng da bệnh tầm 10 – 15 phút. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Tắm với bột yến mạch: Theo nghiên cứu, trong bột yến mạch có chứa nhiều vitamin E, B và acid acmin. Do đó, chúng có tác dụng làm bong tế bào chết, đồng thời cung cấp độ ẩm cho da. Vì vậy, thường xuyên sử dụng giúp giảm ngứa và làm mềm da. Cách chữa vảy nến toàn thân bằng tắm bột yến mạch rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần lấy một chén bột yến mạch hòa tan trong nước ấm. Sau đó ngâm mình khoảng 15 phút rồi tắm lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần.
vảy nến đỏ da toàn thân
Điều trị bệnh vảy nến đỏ da toàn thân tại nhà bằng cách tắm với bột yến mạch

Ngoài các cách nêu trên, để kiểm soát bệnh hiệu quả, bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Kiểm soát stress, căng thẳng: Như đã đề cập, stress hay căng thẳng là yếu tố nguy cơ kích thích vảy nến phát triển trên diện rộng. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Cách để giảm stress là bệnh nhân nên dành thời gian thư giãn đầu óc bằng cách vẽ tranh, nghe nhạc, thiền định hoặc đọc sách,… Ngoài các cách này ra, người bệnh cũng nên học cách sống chung với bệnh.
  • Cung cấp độ ẩm cho da: Để giữ ẩm cho da, người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm chăm sóc, làm mềm da. Tuy nhiên, bệnh nhân nên lựa chọn các chất làm mềm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn cho da, giảm khả năng kích ứng.
  • Tăng cường tập luyện: Tích cực tập thể dục thể thao sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể. Từ đó giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, chống lại tác nhân gây bệnh. Thời gian tập thể dục khuyến cáo ở mỗi người là từ 30 – 60 phút mỗi ngày. Bệnh nhân có thể tham gia các môn thể thao như chạy bộ, đạp xe, yoga hoặc bơi lội,…

Vảy nến toàn thân có thể gây tổn thương da trên diện rộng. Bên cạnh đó, khả năng tái phát bệnh rất cao, nếu không chữa trị triệt để có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, chúng tôi khuyên người bệnh nên thăm khám và điều trị ngay khi bệnh khởi phát.

→ Có thể bạn quan tâm:

Thuốc dân tộc

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *