Viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai được xác định là một thể lâm sàng của chứng viêm quanh khớp vai. Bệnh xuất hiện cùng với hai triệu chứng điển hình là sự co thắt ở khớp vai và viêm bao hoạt dịch khớp vai. Nếu bệnh nhân không sớm chẩn đoán, điều trị và luyện tập đúng cách, khả năng vận động của người bệnh sẽ bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn.

Viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai là gì? Có nguy hiểm không?
Tìm hiểu viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai là gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai là gì?

Trước khi xác định bệnh viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai là gì, người bệnh cần phải hiểu và nắm được bệnh viêm quanh khớp vai.

Bệnh viêm quanh khớp vai có tên khoa học là Periarthritis humeroscapularis. Bệnh thể hiện cho tình trạng viêm xảy ra ở các cơ quan phần mềm được xác định nằm cạnh khớp vai. Bao gồm túi thanh dịch, gân, bao khớp. Tuy nhiên bệnh lại không bao gồm những tổn thương ở sụn, xương hay thậm chí là màng dịch khớp.

Bệnh viêm quanh khớp vai sau khi hình thành được chia thành 4 thể lâm sàng. Đó là:

  • Lắng động tinh thể dẫn đến đau vai cấp tính
  • Đau vai thông thường xuất hiện do những bệnh lý về gân
  • Giả liệt khớp vai do nứt những gân mũi cơ quay và nứt gân nhị đầu
  • Viêm dính bao khớp dày, bao hoạt dịch, co thắt bao khớp dẫn đến tình trạng cứng khớp vai.

Trong số những thể lâm sàng nêu trên, viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai chính là hiện tượng viêm tác động và làm ảnh hưởng đến bao chứa đầy hoạt dịch tồn tại ngay tại khớp vai hay còn gọi là túi hoạt dịch.

Túi hoạt dịch này mang tác dụng tương tự nhứ một chiếc nệm nằm giữa dây chằng, xương và cơ gần khớp. Một khi túi hoạt dịch ở vai gặp vấn đề hoặc bị viêm sẽ hình thành nên chứng viêm bao hoạt dịch. Điều này có khả năng gây ra nhiều tác động xấu đến khả năng vận động của những tổ chức ở đây. Đồng thời dẫn đến tình trạng đau co thắt khớp vai.

Triệu chứng của bệnh viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai

Không giống như các bệnh lý khác, bệnh viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai rất dễ nhận biết với những triệu chứng sau:

Triệu chứng lâm sàng

  • Khớp vai có dấu hiệu sưng và tấy đỏ
  • Có cảm giác cứng khớp, đau co thắt tại khớp vai. Khi người bệnh ấn vào hoặc vận động tại vùng vai, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn
  • Ở một số trường hợp, người bệnh có thể bị xuất tiết dịch nhiều dẫn đến tràn dịch khớp hoặc ứ dịch trong bao hoạt dịch
  • Người bệnh cảm thấy khó khăn khi dang tay, vận động vai, vận động xương cánh tay và ổ khớp
  • Cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm. Đặc biệt là khi ngủ nghiêng đè lên tay.
Triệu chứng của bệnh viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai
Triệu chứng lầm sàng của bệnh gồm cứng khớp, đau co thắt tại khớp vai, khớp vai sưng và tấy đỏ, xuất tiết dịch nhiều, khó khăn khi vận động…

Triệu chứng cận lâm sàng

Kết quả chụp X-quang sẽ cho thấy khoang khớp có dấu hiệu bị thu hẹp. So với mức bình thường là 30 – 35ml, khoang khớp chỉ còn lại khoảng 5 – 10ml. Bên cạnh đó, màng bao hoạt dịch, các túi hoạt dịch bị biến mất. Đồng thời làm giảm cản quang khớp.

Viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai có nguy hiểm không?

Viêm bao hoạt dịch co thắt không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan, không sớm thăm khám và điều trị, bệnh sẽ phát triển mạnh, chuyển sang mức độ nghiêm trọng hơn. Đồng thời hình thành nên những biểu hiện như:

  • Sốt cao
  • Đột nhiên đau nhói. Đặc biệt là khi đang vận động hoặc luyện tập thể dục
  • Bầm tím, sưng to, tấy đỏ hoặc phát ban ngay tại khu vực bị viêm
  • Cơn đau xuất hiện thường xuyên, kéo dài, nặng nề và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh. Bao gồm:

Chấn thương

Bệnh viêm bao hoạt dịch co thắt khớp sẽ hình thành và phát triển khi khi người bệnh bị chấn thương khi tham gia giao thông, té ngã, tai nạn thể thao… Ngoài ra những người thường xuyên vận động khớp vai quá mức sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường.

Chấn thương
Bệnh viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai sẽ hình thành và phát triển khi khi người bệnh bị chấn thương khi tham gia giao thông, té ngã, tai nạn thể thao…

Nghề nghiệp

Những người có công việc nặng nhọc, thường xuyên mang vác vật nặng, vận động khớp vai quá mức hay vận động viên thể thao sẽ khiến cho khớp vai chịu nhiều áp ực, thường xuyên hoạt động dẫn đến căng thẳng. Khi đó bao hoạt dịch cũng bị tác động và bị tổn thương dẫn đến bệnh hình thành và phát triển.

Tuổi tác

Ở độ tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh của bạn càng lớn. Bởi theo thời gian, xương khớp của bạn sẽ bị lão hóa. Đồng thời dễ bị tổn thương và mất đi độ chắc khỏe.

Bệnh lý

Những người đã và đang mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout… sẽ có nguy cơ cao bị viêm, tổn thương bao hoạt dịch co thắt khớp vai.

Bệnh lý
Những người đã và đang mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, thấp khớp… sẽ có nguy cơ cao bị viêm, tổn thương bao hoạt dịch co thắt khớp

Phương pháp chữa trị viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai

Viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai là bệnh lý gây ra nhiều khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Chính vì thế, ngay sau khi nhận thấy vùng vai xuất hiện những triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh lý. Đồng thời đề ra phác đồ điều trị bệnh cũng như đưa ra phương án chữa trị thích hợp.

Khi mắc bệnh, người bệnh cần phải dừng ngay các hoạt động và phải nghỉ ngơi trong vòng ít nhất 2 tuần. Khớp bị viêm sẽ được cố định bằng băng bột hoặc bằng một thanh nẹp trong vòng 10 ngày. Ngoài ra để kiểm soát triệu triệu chứng sưng và đau trong một thời gian ngắn, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh. Đồng thời sử dụng những loại thuốc kháng viêm như naproxen, ibuprofen, aspirin theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Đối với những trường hợp viêm bao hoạt dịch co thắt khớp xuất hiện do nhiễm trùng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng những loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ giúp bạn giảm đau tạm thời bằng cách chọc và hút bớt dịch trong bao hoạt dịch. Tuy nhiên việc thường xuyên chọc hút cũng như chọc hút quá nhiều có thể khiến bệnh nhân đối mặt với tình trạng nhiễm trùng tái phát, đứt gân.

Chính vì thế, nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã áp dụng những biện pháp điều trị trong vòng 12 tuần, người bệnh cần tiến hành nội soi khớp. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể xem xét và yêu cầu bạn phẫu thuật mở để làm giảm những áp lực xảy ra trên túi hoạt dịch. Đồng thời làm giảm những tổn thương xuất hiện tại vị trí này.

Phương pháp chữa trị viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai
Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm trong vòng 12 tuần điều trị, bác sĩ có thể xem xét, tiến hành phẫu thuật mở để làm giảm những áp lực và giúp giảm những tổn thương ở bao hoạt dịch

Ngoài những phương pháp chữa bệnh nêu trên, người bệnh có thể giảm đau hiệu quả và kiểm soát tốt bệnh viêm bao hoạt dịch co thắt khớp bằng một số biện pháp dưới đây:

  • Chườm đá để kiểm soát cơn đau và cải thiện tình trạng sưng tấy.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động hoặc thực hiện những động tác có liên quan đến khớp vai để tăng độ phục hồi.
  • Người bệnh cần tránh nằm nghiêng, nằm đè lên tay và vai. Bởi điều này có thể khiến tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên vận động quá sức, không lặp đi lặp lại các hoạt động
  • Nếu muốn chơi những môn thể thao mang tính chất đối kháng, người bệnh cần phải mặc đồ bảo hộ khi chơi
  • Khám bệnh định kỳ để bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét những tổn thương tại khớp, dây chằng và xương (nếu có).
Khám bệnh định kỳ
Khám bệnh định kỳ để bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét những tổn thương tại khớp, dây chằng và xương

Dùng bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh: Chống viêm tự nhiên, bảo vệ sụn khớp

Bệnh nhân cũng có thể tham khảo sử dụng bài thuốc thảo dược tự nhiên Xương khớp Đỗ Minh. Bài thuốc nổi tiếng với khả năng dứt điểm các bệnh xương khớp như: viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống… 

Từ khoảng cuối thế kỷ XIX, các lương y dòng họ Đỗ Minh đã bắt đầu nghiên cứu y lý, y trị của YHCT, vận dụng kinh nghiệm khám chữa phong phú, xây dựng thành công bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh với sự kết hợp của hơn 50 vị thuốc Nam. 

Các lương y đã khéo léo gia giảm các dược liệu, phân bổ vào 5 bài thuốc nhỏ, mỗi bài thuốc là một mũi tấn công, tác động vào căn nguyên gây viêm khớp. Tổng hòa hiệu quả từ công thức 5 trong 1 tạo nên cơ chế TOÀN DIỆN, loại bỏ viêm khớp từ trong ra ngoài:

Không chỉ giúp kháng viêm tự nhiên, đẩy lùi triệu chứng viêm khớp, bài thuốc còn giúp phục hồi tổn thương sụn khớp, tăng cường chức năng tạng phủ trong cơ thể, cải thiện sức khỏe nền tảng.

Từng vị dược liệu dùng trong bài thuốc đều được các lương y tuyển chọn kỹ lưỡng từ các vườn chuyên canh thảo dược sạch theo hướng hữu cơ hoặc từ người đi rừng lâu năm. Dược liệu phát triển thuần tự nhiên, có hàm lượng dược tính cao, gia giảm theo TỶ LỆ VÀNG phù hợp với cơ địa từng người.

Từ đó, đảm bảo bài thuốc tương thích với cơ địa người bệnh, không gây kích ứng, an toàn, lành tính, phù hợp với mọi đối tượng. 

XEM THÊM: Chuyên gia & Người bệnh đánh giá như thế nào về bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

Nhà thuốc còn hỗ trợ bệnh nhân đun sắc, tinh chế bài thuốc từ dạng thang thô thành dạng cao. Cao thuốc chỉ cần pha với nước là dùng được ngay, không cần đun sắc phức tạp, thuận tiện trong bảo quản và sử dụng. 

Hơn 1 thế kỷ qua đi, bài thuốc đã giúp hàng trăm ngàn bệnh nhân thoát khỏi đau nhức xương khớp, khôi phục khả năng vận động. Trong đó có cả những người nổi tiếng như nghệ sĩ hài Xuân Hinh, NSƯT Văn Báu. Phác đồ điều trị xương khớp của Đỗ Minh Đường cũng luôn nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn và truyền thông. 

XEM VIDEO: Góc Chia Sẻ: Khỏi Viêm Đa Khớp Dạng Thấp Sau 15 Chịu Đựng Nhờ Đỗ Minh Đường

Bạn mong muốn dứt điểm viêm khớp an toàn bằng thảo dược thiên nhiên? Hãy liên hệ ngay Nhà thuốc Đỗ Minh Đường để nhận tư vấn chi tiết, MIỄN PHÍ:

Viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai là bệnh lý thường gặp. Bệnh xuất hiện dẫn đến đau đớn, giới hạn khả năng vận động và những hoạt động thường ngày. Từ đó khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Chính vì thế, trong các hoạt động thường ngày, người bệnh cần lưu ý không vận động mạnh, không gây áp lực nhiều lên vùng khớp. Bên cạnh đó, bạn nên đến bệnh viện, thăm khám bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác mức độ viêm. Đồng thời có biện pháp can thiệp hiệu quả.

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 11/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *