Viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hiệu quả an toàn

Viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt,… là các vị trí thường xuất hiện của bệnh. Để điều trị hiệu quả, người bệnh nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân và cơ chế bệnh. Nắm được những thông tin cần thiết, chữa bệnh sẽ hiệu quả hơn, tránh bệnh tái phát nhiều lần. 

Triệu chứng viêm da cơ địa và những vị trí thường gặp

Tỷ lệ người mắc viêm da cơ địa ở Việt Nam chiếm gần 20% dân số. Bệnh gây ra các bất tiện trong sinh hoạt cũng như sức khỏe người bệnh. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở các vùng da quanh mắt, mặt, tay chân kèm cảm giác ngứa ngáy điên đảo. 

Viêm da cơ địa ở tay

Các vết mẩn đỏ, nổi sần, tróc da khi xuất hiện ở da vùng tay như mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay… được gọi là viêm da cơ địa ở tay. Đây là vùng da dễ mắc bệnh nhất do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như các chất tẩy rửa, xà phòng có tính kiềm cao, nhựa cây, lông động vật… 

Viêm da cơ địa ở tay
Viêm da cơ địa ở tay

Triệu chứng của bệnh có thể khác nhau theo từng giai đoạn: 

Giai đoạn cấp: Giai đoạn này các nốt ban đỏ xuất hiện trên da thường có hình tròn, ranh giới giữa các vết không rõ ràng. Triệu chứng đi kèm mụn nước li ti thành từng đám nhỏ, da sần nhưng không có vẩy. Dấu hiệu nếu không được điều trị sẽ kéo dài, tổn thương da gây tiết dịch, ngứa âm ỉ. Nếu gãy mạnh có thể gây trầy da, bội nhiễm vi khuẩn.

Đông đảo người bệnh đã chia sẻ những kinh nghiệm hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa đã áp dụng thành công, đặc biệt là bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang... Tìm hiểu ngay!

Giai đoạn bán cấp: Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ cấp tính của bệnh. Một số trường hợp bệnh có thể chuyển thẳng sang giai đoạn mãn tính và bỏ qua bán cấp. Bệnh ở giai đoạn này vẫn duy trì các dấu hiệu ngứa rát đặc trưng, kèm đau nhức. Da không phù nề, không bị tiết dịch, nhưng dày hơn và xuất hiện vết nứt trên bề mặt.

Mãn tính: Giai đoạn này còn được gọi là tình trạng lichen hóa trên da. Da dày hơn, khô và khó chịu hơn. Xuất hiện các khu vực da sẫm màu cùng các vết nứt kéo dài. Có dấu hiệu bong tróc. Tình trạng bệnh kéo dài xuyên suốt, phát bệnh theo từng đợt, ngứa ngáy âm ỉ.

Viêm da cơ địa ở mặt

Viêm da cơ địa ở mặt không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ khuôn mặt gây tâm lý tự ti ngại giao tiếp. Triệu chứng của bệnh được chia thành 2 giai đoạn: 

Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này các triệu chứng bệnh chưa rõ ràng. Da thường xuất hiện với các mảng khô. Hai bên má, sau tai, cằm, trán, mắt thường ửng hồng, có thể chuyển sang đỏ tấy 

Giai đoạn bùng phát bệnh: Bệnh bùng phát với các cơn ngứa dữ dội. Da mặt sưng phồng có các mụn nước trên bề mặt, chảy dịch mủ.

Viêm da cơ địa ở mặt nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng:

  • Các tổn thương do viêm da ở vùng mắt có thể lan rộng, vi khuẩn xâm nhập gây viêm kết mạc, viêm mí mắt.  
  • Thói quen gãi mạnh khi ngứa của nhiều người có thể khiến bệnh biến chứng thành viêm da thần kinh. các vết trầy sâu hơn, sậm màu hơn. Sẹo có thể để lại vĩnh viễn trên da gây mất thẩm mỹ.
  • Nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn cũng có thể xảy ra khi người bệnh không vệ sinh đúng cách. 
Bệnh viêm da cơ địa ở mặt
Bệnh viêm da cơ địa ở mặt

Viêm da cơ địa ở chân

Một số dấu hiệu giúp người bệnh xác định viêm da cơ địa ở chân: 

  • Lòng bàn chân hoặc ngón chân có mụn nước theo đám. Xung quanh mụn nước ngứa ngáy kèm nóng ran.
  • Da chân khô, bong tróc, đỏ mẩn.
  • Mụn nước sau khi vỡ gây sưng, viêm.

Các dấu hiệu này kéo dài từ  trong vài ngày đến 3 tuần. Sau đó da có thể trở nên khô, căng và nứt ra. Nếu không có biện pháp điều trị thích hợp, da có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng da sẽ gây đau đớn, rò rỉ dịch mủ và khiến vùng da bệnh bị sưng tấy. Lúc này người bệnh cần đến bác sĩ để được thăm khám và có liệu pháp điều trị thích hợp.

 

Viêm da cơ địa ở chân
Viêm da cơ địa ở chân

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm da cơ địa gây ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt  do người bệnh tiếp xúc với các hóa chất gây dị ứng như:

  • Mỹ phẩm
  • Xà phòng có tính kiềm cao
  • Hóa chất tẩy rửa độc hại 
  • Bụi bẩn từ không khí, lông động vật

Bên cạnh đó hệ thống miễn dịch kém cũng là nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn gây ra bệnh. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng yếu tố di truyền góp phần dẫn đến bệnh. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh khi có cha mẹ cũng mắc bệnh lên đến 80%. 

Theo quan niệm Đông y, nguyên nhân bệnh có thể kể đến do chức năng gan thận yếu, độc tố không được đào thải, khí huyết không lưu thông. Để chữa bệnh hiệu quả dứt điểm, nên xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh của từng người từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Cách chữa viêm da cơ địa ở tay, mặt, chân

Bệnh viêm da cơ địa không được xếp vào nhóm bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Tuy vậy bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời tránh các biến chứng không đáng có. Một số phương pháp chữa bệnh phổ biến hiện nay được kể đến như:

Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng dân gian

Một số loại lá cây, thảo dược gần gũi với cuộc sống chúng ta có tác dụng điều trị bệnh. Những loại thảo dược này dễ tìm và có giá thành rẻ nên được người bệnh lựa chọn để tự điều trị bệnh tại nhà. Có thể kể tên tới một số loại như:  

  • Lá trầu không: Rửa sạch vò nát lá. Chà sát lên vùng da đã được vệ sinh sạch.Vệ sinh da thật sạch rồi chà xát nhẹ lá trầu không đã vò nát lên da. Cách này giúp các tinh chất thấm vào da và phát huy công dụng điều trị. Mỗi ngày áp dụng từ 2-3 lần.
  • Lá lốt: Lấy 1 nắm lá lốt tươi rửa thật sạch, giã nát hoặc bỏ vào máy xay nát cùng 1 chút muối. Vệ sinh da thật sạch rồi bôi hỗn hợp đã chuẩn bị lên da khoảng 20 phút. Mỗi ngày áp dụng 1-2 lần.
  • Sài đất:  lấy cây sài đất rửa thật sạch, vò nát rồi bôi lên vùng da bị viêm da cơ địa mỗi ngày. 
  • Cây vòi voi: Có thể dùng phần thân và lá rửa sạch, bỏ các phần dập, héo, bỏ rễ. Cắt thành từng đoạn nhỏ sau đó bạn giã dập. Đắp lên vùng bị viêm da cơ địa sau đó để khoảng 30 phút. Rửa sạch vùng da đã đắp với nước ấm để làm sạch 
  • Lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi và 1 ít muối, rửa thật sạch rồi vò nát để tinh chất của lá thoát ra ngoài. Bỏ vào nồi nước đun sôi lên cùng 1 chút muối cho tinh chất của lá tan ra trong nước. Đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị viêm da cơ địa. Tận dụng phần lá để chà xát lên vùng da bị tổn thương.

Các loại lá này có thể sử dụng để đun nước ngâm rửa vùng da bị bệnh. Một số loại có thể sắc uống như trà xanh, sài đất… Tuy nhiên, việc điều chế các thảo dược này cần hết sức cẩn thận, đảm bảo vệ sinh. Tốt hơn hết người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi áp dụng phương pháp này.

Thuốc tân dược chữa viêm da cơ địa 

Điều trị viêm da cơ địa tập trung vào cơ chế chống khô da, dịu da, chống nhiễm trùng, chống viêm:

  • Làm ẩm da: Hạn chế các yếu tố làm khô da, các loại thuốc bôi dạng kem, dung dịch, cấp ẩm cho da, đặc biệt lưu ý giữ ẩm vào mùa khô hanh. Tắm hàng ngày bằng nước ấm, sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm có ít chất kiềm. 
  • Chống viêm, nhiễm trùng: Thuốc Corticoid được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa. Điều trị viêm da cơ địa cho trẻ em cần sử dụng loại tính yếu như hydrocortison 1-2,5%, có thể sử dụng kháng sinh dạng thuốc mỡ, chống khuẩn.  Với các vết thương hở, người bệnh cần sát trùng, băng gạc cẩn thận tránh bội nhiễm.

Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc bừa bãi, việc lựa chọn thuốc không phù hợp dẫn đến bệnh liên tục tái phát, nhờn thuốc hoặc gặp tác dụng phụ. Do đó người bệnh nên tìm đến cơ sở khám chữa uy tín và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. 

Điều trị bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây viêm da cơ địa là do phong hàn hoặc phong nhiệt uất tích dưới da khiến bất cứ tác nhân gây bệnh nào khi xâm nhập dễ dàng phát tác. Cụ thể gồm các tác nhân sau:

  • Cơ thể suy nhược
  • Khí huyết không thông
  • Khí hư sinh phong
  • Ngoại tà xâm nhập
  • Gan thận suy yếu

Tất cả những yếu tố này gây ra cơ chế yếu sinh phong sinh táo.

Việc điều trị chú trọng chữa bệnh tận gốc rễ, cải thiện cơ địa dị ứng, tăng chức năng đào thải của gan thận. Đồng thời điều trị vùng da bị viêm bên ngoài bằng cách bôi, vệ sinh sát khuẩn… Từ đó bệnh được chữa dứt điểm, tránh tái phát.

Cơ chế đẩy lùi bệnh da liễu của YHCT
Cơ chế đẩy lùi bệnh da liễu của YHCT

Trong kho tàng các bài thuốc quý của các bậc truyền nhân để lại có bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông trong cuốn Tông y tâm lĩnh. Tuy nhiên, nếu áp dụng nguyên bản bài thuốc này sẽ không mang lại hiệu quả tối đa vì bài thuốc chỉ ở dạng thuốc uống. Dựa trên các văn tự cổ của bài thuốc này, đội ngũ y bác sĩ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã bào chế thành công bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang với 3 chế phẩm gồm “NGÂM RỬA, BÔI và UỐNG” đem lại hiệu quả tối đa.

➡️Bài thuốc ngâm rửa: Được bào chế theo dạng các dược liệu phơi khô, đóng túi gồm các thành phần có tính sát khuẩn như Trầu không; Ích nhĩ tử; Mò trắng…

➡️Bài thuốc bôi ngoài: Dạng kem tiện dụng thẩm thấu cao gồm các thành phần sát khuẩn, dưỡng da như Thiên mã hồ; Mật ong; Bí đao, …

➡️Bài thuốc uống: Dạng lỏng đóng túi thẩm thấu tốt, thải độc cao như Bồ công anh; Tang bạch bì; Kim ngân hoa; Ké đầu ngựa; Đơn đỏ…

Bài thuốc mang lại hiệu quả rõ rệt sau liệu trình đầu tiên qua 3 giai đoạn như sau:

Kết quả điều trị viêm da cơ địa thực tế tại Trung tâm Thuốc dân tộc ghi nhận trên 500 bệnh nhân trước khi đưa vào ứng dụng điều trị cho thấy: 83% hồi phục sau 2 tháng, 12% hồi phục sau 3 tháng. Chỉ có 5% bệnh nhân thuyên giảm chậm do tính chất công việc và sinh hoạt không kiêng kỵ việc tiếp xúc hóa chất. Hạn chế tái phát từ 1 – 5 năm nếu tuân thủ phác đồ dự phòng và 100% bệnh nhân không gặp bất cứ một tác dụng phụ nào.

Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2giới thiệu là giải pháp Đông y điều trị vảy nến, viêm da cơ địa hiệu quả nhất hiện nay. Chi tiết bài thuốc CLICK XEM NGAY.

?Xem thêm chi tiết Bệnh nhân Nguyễn Thế Tình (Quảng Ninh) chia sẻ kinh nghiệm chữa á sừng – viêm da cơ địa bằng Thanh bì dưỡng can thang TẠI ĐÂY

?Xem thêm video Hành trình 7 năm chống chọi lại VIÊM DA CƠ ĐỊA của chị Nguyễn Thị Thỏa (Hà Nội)

Viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt kiêng gì?

Chế độ sinh hoạt, ăn uống ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả điều trị bệnh. Hệ miễn dịch khi mắc bệnh đặc biệt nhảy cảm hơn. Người bệnh nên cân bằng chế độ ăn uống, tránh một số thực phẩm có hại như: 

  • Hải sản: Tôm, cua, ốc, ngao, mực
  • Thực phẩm nhiều đạm, các loại thịt đỏ: thịt bò, cừu
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Rượu bia, chất kích thích.

Bổ sung thêm vitamin A, B, E, omega3, chất xơ cũng là cách giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tiêu hóa, giảm các triệu chứng viêm ngứa do bệnh gây ra.

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý cũng rất quan trọng với người bệnh. Các tác nhân gây bệnh trong môi trường có thể dễ xâm nhập nếu người bệnh phạm một số sai lầm sau:

  • Vệ sinh cơ thể sai cách: để da nhiễm bẩn hoặc dùng các loại xà phòng có tính kiềm mạnh
  • Gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị viêm ngứa. 
  • Lạm dụng mỹ phẩm, đồ trang điểm 
  • Để da tiếp xúc trực tiếp với ảnh nắng mặt trời, các tia có hại như UVA, UVB
  • Mặc quần áo quá chật gây bí bách da

Trên đây là những lưu ý về bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt. Điều quan trọng nhất người bệnh nên nắm rõ thể trạng bệnh của bản thân từ đó có lựa chọn cách chữa và chăm sóc cơ thể tốt nhất. 

Xem thêm

Ngày Cập nhật 05/01/2023

Bình luận (33)

  1. thuong says: Trả lời

    E bị vdcđ trên tay. Mùa hanh tay càng khô và chảy máu. Cầm nắm và lv vô cùng khó. Nhờ bs tư vấn
    Thanks

  2. thuong says: Trả lời

    E bị vdcđ trên tay. Mùa hanh tay càng khô và chảy máu. Cầm nắm và lv vô cùng khó. Nhờ bs tư vấn

  3. khanhlam says: Trả lời

    Thấy nhiều nơi bảo thuốc dân tộc này tốt lắm, không biết thực tế thì ra sao nhỉ , có ai dùng r ko cho mọi người biết ít thông tin với

  4. uyenphan says: Trả lời

    Thuốc nam thì phải sắc ra r mới uống đưuọc đúng ko mn ? e muốn mua cho con trai uống, vị thuốc có đắng lắm ko ạ ?

  5. haikoi says: Trả lời

    bác sỹ cho e hỏi chữa có đắt không ạ ? và chữa trị trong bao lâu sẽ hết bệnh ??

    1. Ánh Phương JOie says: Trả lời

      Thuốc đắt mà sắt ra miếng cũng vẫn ok bạn ạ. Chứ loanh quanh chữa thuốc vớ vẩn linh tinh thì bao nhiêu tiền cũng không khỏi bệnh được. Mà tính ra liệu trình thuốc ở đây mỗi ngày chỉ mất tiền băng cốc trà sữa. Thì mình nghĩ vẫn rất hợp lý

  6. Trần Thái Anh says: Trả lời

    thấy bệnh này chỉ cần lấy cây vòi voi đắp lên vết thương, sau 30p rửa sạch bằng nước ấm là tự hết thôi mà, cần gì đi khám tốn tiền ra

    1. tranthaiminh says: Trả lời

      Không chủ quan được đây bạn ơi, cái đó là lúc bệnh mới phát ở giai đoạn nhẹ thôi, không chữa bằng thuốc thì đến lúc nặng có dùng bao nhiêu cây vòi voi cũng ko khỏi đâu, ngoài ra cây vòi voi còn có độc tính cao, dùng nguy hiểm.Nhiều người không biết con sắc thuốc uống nhưng mà đâu hay là nó gây ngộ độc còn làm tăng nguy cơ ung thư. ng có bầu còn có nguy cơ sảy thai nữa kìa

  7. Phúc Quyên says: Trả lời

    Bác sỹ ơi cho em hỏi với, bị bệnh này thì có cho con bú được không hả bsy, con e còn đang trong thời kì sữa mẹ , mà e bị bệnh sợ lây cho con quá huhu

    1. thulexinh says: Trả lời

      nghe đâu bệnh này ko lây truyền b à, nên chắc không sao đâu , nhưng cũng nên hỏi lại cho chính xác b nhé, chứ em bé còn nhỏ hệ miễn dịch cũng còn yếu ấy

    2. Khánh Giang says: Trả lời

      Cũng đang có cùng câu hỏi với chị Quyên ở trên đây, mong bác sỹ giải đáp giúp e với ạ 🙁

  8. Bùi Ngọc Bích says: Trả lời

    Địa chỉ cho b nào cần
    Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội

    Điện thoại: (024)7109 6699

    HỒ CHÍ MINH
    Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
    Điện thoại: (028)7109 6699

    1. luongminh says: Trả lời

      Thanks b !

    2. Đào alex says: Trả lời

      b ơi trung tâm có làm việc vào cuối tuân ko b ??

      1. Bùi Ngọc Bích says:

        b llac theo số đth thử xem, mình cũng ko rõ lắm nữa b nhé

  9. maithanhhang says: Trả lời

    Giữa thuốc tây và thuốc dân tộc thì nên chọn thuốc nào ? ai cho mình ý kiến với

    1. Trần Quang Trường says: Trả lời

      Thuốc nam tốt hơn b ơi, t đang dùng thuốc Nam đây, thuốc tốt lắm, b cứ yên tâm dùng nhé, thuốc Nam thời gian đầu sử dụng sẽ làm các triệu chứng bệnh nặng hơn ,nhưng ko cần lo đâu, đây là do cơ thể đang đào thải độc tố ra ngoài, sau đó thì sẽ hết b nhé. Trc t dùng thuốc tây bao lâu mãi không khỏi, giờ dùng thuốc Nam thấy bệnh đỡ hơn nh

      1. maithanhhang says:

        Thế b cho minh hỏi tình trạng bệnh của b lúc trc thế nào, có nặng không ? b dùng bao lâu là khỏi v ạ ? mình cám ơn

      2. Trần Quang Trường says:

        Trước bệnh của t cũng thuộc diện nặng r b à, da dẻ nổi sần hết cả, ngoài ra còn đau nhức nữa, da dày hơn ở chỗ phát bệnh. Mình có dùng thuốc tây, nhưng vẫn không khỏi, sau đó qua dùng thuốc nam, giờ dùng thuốc nam đc 3 tháng r, thấy khá hiệu quả b ah

  10. Nguyên Nhật says: Trả lời

    Dùng thuốc nam thì có cần kiêng cử gì không nhỉ ? với dùng khoảng bao lâu là hết bệnh ạ ?

  11. Anh Tú says: Trả lời

    Bệnh của tôi mới ở giai đoạn nhẹ thì có cần đi khám bác sỹ không ? Hay là chỉ cần pha thảo dược với nước tắm là được rồi ?? Da tôi còn mẩnđỏ và cảm giác như mỏng hơn nhìn được cả mạch máu dưới da. TÔi khoonng dám gãi và che chắm bảo vệ da khá cẩn thận. Tuy nhiên cứ thời tiết khô một chút là bệnh tình có vẻ nghiêm trọng hơn. Cơ địa của tôi khá nhạy cảm,sợ dùng thuốc nhiều loại không hợp.Ai có thể chia sẻ cho tôi thêm kinh nghiệm chữa bệnh này hiệu quả k? tôi rất cảm ơn

    1. maithanhson says: Trả lời

      Theo mình nên đi khám b nhé, chứ dùng thảo dược nếu lỡ uống phải dễ gây ngộ độc lắm, với thảo dược không trị dứt điểm được bệnh đâu. Để lâu không chữa bệnh lại nặng hơn thì khổ

  12. Ngọc Bách says: Trả lời

    Tôi cũng từng bị bệnh này, và tốn khá nhiều tiền để chữa trị mà vẫn không lành còn làm tình trạng của bệnh nặng hơn. Bây giờ đã tự tin hơn nhiều vì đã có thể kiểm soát được tình trạng của bệnh, cũng tình cờ đọc báo biết đến bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang xong cứ lần tìm ra địa chỉ bán thuốc rồi đến tận nơi khám và bốc thuốc về điều trị, kiên trì điều trị 3,5 tháng bệnh đỡ hẳn, da đầu ko còn bong tróc trở về trạng thái như chưa từng bị bệnh luôn.

    1. trandangloc says: Trả lời

      Tìm tới tt và chữa được bệnh mình mừng lắm luôn. Bao năm sống cùng bệnh khiến mình như muốn trầm cảm. Cảm giác ngứa ngáy khiến mình gãi như muốn lột da luôn ra vậy. Ban đầu còn chưa tin vào hiệu quả của thuốc.vì dùng cả tháng bệnh vẫn xuất hiện. Nhưng sau đấy dùng hết liệu chình nhìn lại giật mình bệnh biến mất lúc nào k hay vậy ấy

      1. Giấu tên says:

        Ôi thế thuốc Nam này có kiêng cho trẻ e nhỏ ko thế bác, uống thuốc thì nên kiêng gì ạ?

  13. Việt Anh says: Trả lời

    Có người mắc viêm da cơ địa từ bé tới tận lúc 40-50 tuổi vẫn chưa chữa khỏi được. Mới đầu bệnh nhẹ chỉ như mề đảy nổi ngứa lên hay dị ứng nước. Nhưng ai biết đâu nó mãn tính tái lại,mỗi lần bệnh phát ra là nặng hơn trước nhiều. Sống khổ sống sở với bệnh, tưởng đi bệnh viện thì chữa dược nhưng thuốc tayay còn kèm một đống tác dụng phụ, chưa chữa được viêm da cơ địa lại mắc thêm bệnh khác. Nên là các bạn nên trạng bị kiến thức về bệnh, chữa càng sớm càng nhanh khỏi và không nên chủ quan nhé

    1. Quốc Hòa says: Trả lời

      Chính trường hợp của tôi bị viêm da cơ địa đến nay đã hơn chục năm.Tôi năm nay 39 tuổi. Ngày trước không có nhiều kiến thức nên chỉ biết đun nước lá khế tắm khi quá ngứa, cùng lắm là bôi thuốc mỡ mua hiệu thuốc. Vài năm trước, tình trạng của tôi chuyển nặng, tôi thâm chí ngứa và khó chịu đến phát sốt trong người mà đi khám da liễu thuốc họ cho chỉ có td được vài tuần đầu. Sau đấy đâu lại vào đấy. Sau đó rảnh rỗi tôi có lên mạng đọc và tìm cách chữa bệnh thì thấy nhiều báo đưa tin về Tiêu ban giải độc thang nên đến tdt mua dùng. Đến nay toi đã điều trị xong gần 10 tháng và bệnh không có dấu hiệu quay lại nữa. Hôm trước mới thấy VTV đưa tin và phân tích bài thuốc này https://vtv.vn/doi-song/benh-viem-da-co-dia-dau-hieu-va-cach-chua-tu-tinh-hoa-y-hoc-co-truyen-20190123145331495.htm

      1. nguyentuananh says:

        Mình còn nghe nhiều người bảo bệnh về cơ địa chỉ có thay máu mới hết bệnh. Nhưng đọc thấy nhiều bạn đẩy lùi được bệnh nhờ dùng đúng thuốc và có chế độ ăn uống sih hoạt khoa học nữa.

  14. ngọc huyền says: Trả lời

    Bệnh này có lây nhiễm k hả bs>?

    1. Đặng Mỹ Linh says: Trả lời

      Bạn ơi bệnh này không lây nhiễm bạn nhé, có bài viết cụ thể ở đây nè https://drbacsi.com/benh-viem-da-co-dia-co-lay-khong-co-chua-khoi-duoc-khong/

      1. phanlehieu says:

        Bệnh không lây nhiễm khi tiếp xúc hay dùng chung đồ,ăn chung mâmđâu. Có điều nó di truyền. Nếu bố mẹ,ông bà bị bệnh hay có cơ địa dị ứng là đẻ con ra cũng khả năng cao bị viêm da cơ địa. TRẻ con bị bệnh này rất nhiều nhưng nhiều bố mẹ k có kiến thức, cứ chữa linh tinh làm con mãi không khỏi bệnh. lại còn để con gãi sồn sột nên sẹo nọ chồng sẹo kia, sau này nó lớn nó tự ti với bạn bè. Nhiều khi còn bị bệnh tới tận lúc lấy vợ lấy chồng k hết.

  15. Bùi Hương says: Trả lời

    em bị vdcđ ở mặt h nó lan sang cả gáy với da đầu khổ sở quá ạ.chữa được bằng thuốc của bs k ạ?
    đi khám có cần nhịn ăn trc ko ạ?

    1. Tâm Thanh says: Trả lời

      đi khám bệnh chứ đâu phải đi xét nghiệm đâu mà cần nhịn ăn hả b, b cứ ăn uống bình thường, các bác sỹ rất thân thiện và có chuyên môn cao b nhé, mình khám ở trung tâm rồi. Trước mình cũng hoang mang khi chữa bao nhiêu chỗ không khỏi. Đọc trên mạng thì dùng đủ loại lá đắp lên da nhưng chỉ được tgian đầu thôi. Sau vẫn ngứa điên. Gãi nhiều tay mình còn đau đến k cầm nắm được đồ vật. Sau được người yêu dẫn đến TDT chữa mà khỏi. Uống thuốc bạn cũng nên kiêng khem thêm vào thực đơn cho nhanh khỏi bệnh nhé. Bạn đọc thêm thông tin ở đây này https://camnangbenhdalieu.com/viem-da-co-dia-kieng-an-gi-n4098.html

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *