Viêm da cơ địa xung quanh miệng và các biện pháp điều trị

Viêm da cơ địa xung quanh miệng làm bong vảy, gây khô da hoặc phát ban có mụn nước. Bệnh không chỉ làm mất tính thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh thường xuyên đau rát, ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, bệnh dễ gây biến chứng bội nhiễm và mưng mủ. Để khắc phục bệnh lý, người bệnh có thể áp dụng một số cách chăm sóc da tại nhà, kết hợp chế độ dinh dưỡng hoặc sử dụng những loại thuốc an toàn từ thảo dược thiên nhiên.

Viêm da cơ địa xung quanh miệng và các biện pháp điều trị
Tìm hiểu bệnh viêm da cơ địa xung quanh miệng và các biện pháp điều trị

Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa xung quanh miệng

Viêm da cơ địa xung quanh miệng thường hình thành và phát triển ở dạng phát ban, nổi mụn đỏ li ti hoặc có vảy xung quanh miệng, thậm chí lên đến mũi và mí mắt. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác khô rát vùng da quanh miệng. Đồng thời vùng da tại vị trí này còn có biểu hiện đỏ ửng, đỏ thâm hoặc bong tróc.

Bệnh xuất hiện phổ biến, không giới hạn độ tuổi và không giới hạn giới tính. Tuy nhiên phụ nữ có độ tuổi từ 16 đến 45 là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Theo các chuyên gia, bệnh có thể hình thành do sự tác động của nhiều yếu tố. Cụ thể như:

Thanh bì dưỡng can thang là bài thuốc quý chữa viêm da cơ địa giúp cho hơn 3695 bệnh nhân viêm da cơ địa thoát các triệu chứng ngứa rát, lành tổn thương trên da... Tìm hiểu ngay!
  • Da khô
  • Mỹ phẩm sử dụng xung quanh miệng hoặc trên môi chứa nhiều thành phần không tốt cho da
  • Sử dụng chất tẩy rửa, nguồn nước ô nhiễm, xà phồng chứa nhiều hóa chất
  • Khí hậu khô, lạnh
  • Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá
  • Dị ứng thực phẩm
  • Phấn hoa
  • Thay đổi nồng độ hormone, nhất là ở phụ nữ
  • Nhiễm trùng đường hô hấp…

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm bệnh viêm da cơ địa. Những phương pháp chữa bệnh được áp dụng chỉ mang tác dụng kiểm soát bệnh lý và các triệu chứng, ức chế bệnh phát triển mạnh và phòng ngừa bệnh tái phát sau khi các triệu chứng đã thuyên giảm.

Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa xung quanh miệng
Bệnh viêm da cơ địa xung quanh miệng xuất hiện phổ biến, không giới hạn độ tuổi và không giới hạn giới tính, tuy nhiên phụ nữ có độ tuổi từ 16 đến 45 là đối tượng dễ mắc bệnh nhất

Phương pháp chẩn đoán viêm da cơ địa xung quanh miệng

Bệnh viêm da cơ địa khi hình thành xung quanh miệng sẽ được chẩn đoán bằng những phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ chuyên khoa đặt câu hỏi về tiền sử mắc bệnh và những vấn đề, bệnh lý liên quan đến vùng da quanh miệng.
  • Xét nghiệm nuôi cấy da: Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm nuôi cấy da. Xét nghiệm này có khả năng loại trừ nguy cơ bội nhiễm và nhiễm trùng. Để thực hiện xét nghiệm nuôi cấy da, bác sĩ sẽ lấy một mảng da nhỏ tồn tại xung quanh miệng (khu vực có da khô) để tiến hành thí nghiệm. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định được người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm hay không. Đồng thời đưa ra phác đồ điều trị.
  • Sinh thiết da: Sinh thiết da là biện pháp chẩn đoán được áp dụng ở những trường hợp bệnh viêm da cơ địa không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường.

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa xung quanh miệng

Để đề ra phương pháp chữa viêm da cơ địa xung quanh miệng phù hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà không cần phải sử dụng thuốc.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Viêm da cơ địa thường khiến vùng da bệnh bị khô và nứt nẻ. Chính vì thế việc dưỡng ẩm cho da là điều vô cùng quan trọng. Người bệnh có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm không cần kê đơn như Eucerin, Aquaphor… để làm giảm tình trạng khô da và bong tróc da tại khu vực quanh miệng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần sử dụng kem dưỡng ẩm theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tránh sử dụng kem quá liều dẫn đến phản tác dụng.

Ngoài ra, để cải thiện bệnh lý, người bệnh nên thay đổi sản phẩm tẩy trang và các loại sữa rửa mặt. Bởi một số loại sản phẩm có chứa thành phần mang khả năng gây kích ứng da, làm khô, tăng viêm và khiến bệnh viêm da cơ địa của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là các sản phẩm mang tính tẩy rửa quá mạnh.

Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu để lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp. Để kiểm soát tình trạng ngứa, bạn có thể rửa mặt cùng với bột yến mạch. Bên trong bột yến mạch chứa những dưỡng chất có khả năng làm dịu tình trạng ngứa da, làm ẩm da, kích thích quá trình tái tạo da và giúp da sáng.

Để rửa mặt, bạn mang bột yến mạch nguyên chất hòa cùng với sữa tươi không đường hoặc nước. Sau khi áp hỗn hợp yến mạch và sữa tươi lên mặt, bạn dùng tay nhẹ nhàng xoa mặt theo cấu trúc của da trong 15 phút. Điều này sẽ giúp những dưỡng chất có trong bột yến mạch nhanh chóng thấm sâu vào trong da, mang đến hiệu quả chữa bệnh tốt hơn. Sau cùng, bạn rửa mặt thật sạch cùng với nước.

Biện pháp chăm sóc tại nhà
Người bị viêm da cơ địa xung quanh miệng có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm không cần kê đơn để làm giảm tình trạng khô da và bong tróc da tại khu vực quanh miệng

Sử dụng thuốc kê đơn

Đối với những bệnh nhân bị viêm da cơ địa xung quanh miệng ở thể nặng, biện pháp chăm sóc da tại nhà không mang lại hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc nhằm kiểm soát những triệu chứng và khắc phục tình trạng viêm da. Một số loại thuốc dưới đây có thể được sử dụng, gồm:

  • Thuốc bôi viêm da cơ địa hoặc kem Steroid: Kem Steroid và những loại thuốc bôi dùng trong điều trị viêm da cơ địa có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng ngứa ngáy và bong tróc da. Để khắc phục bệnh lý, người bệnh cần sử dụng những loại thuốc này mỗi ngày. Bôi thuốc trước khi sử dụng những sản phẩm dưỡng da khác hoặc sau khi tắm.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi: Thuốc kháng sinh tại chỗ dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi là những loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm da cơ địa kèm theo nhiễm khuẩn hoặc bị viêm. Thuốc sẽ giúp người bệnh kiểm soát tình trạng vỡ mụn nước và có biểu hiện nhiễm trùng nghiêm trọng như sốt nhẹ, mụn mủ…
  • Thuốc kháng histamine đường uống: Khi viêm da cơ địa kèm theo triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc kháng histamine. Không chỉ mang tác dụng giảm ngứa, loại thuốc này còn có khả năng chống viêm và cải thiện giấc ngủ cho người bệnh. Đặc biệt là khi bệnh xuất hiện ở trẻ em.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Những loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng sinh đường uống như Isotretinoin, Doxycycline, Tetracycline, Minocycline… có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại, làm giảm nhanh triệu chứng đau, ngứa và viêm. Thuốc khánh sinh thường được sử dụng cho những trường hợp viêm da cơ địa đang trong giai đoạn nặng.

Những loại thuốc nêu trên đều có khả năng kiểm soát tốt bệnh viêm da cơ địa xung quanh miệng và các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc, dùng thuốc đúng liều theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi việc sử dụng thuốc bừa bãi có khả năng khiến bạn gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng như dị ứng nổi mụn, teo da, làm nặng hơn tình trạng viêm da, ảnh hưởng đến sức khỏe…

Sử dụng thuốc kê đơn
Đối với bệnh nhân bị viêm da cơ địa xung quanh miệng ở thể nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc nhằm kiểm soát những triệu chứng và khắc phục tình trạng viêm da

Chế độ sinh hoạt cho người bị viêm da cơ địa xung quanh miệng

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân bị viêm da cơ địa xung quanh miệng cần thay đổi chế độ ăn uống và áp dụng thói quen sinh hoạt phù hợp. Cụ thể như:

  • Không sử dụng các loại mỹ phẩm, kem chứa Steroid và những loại kem kích trắng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
  • Loại bỏ những loại nước tẩy trang, sữa rửa mặt, gel rửa mặt có mùi thơm. Thay vào đó, người bị viêm da cơ địa nên rửa mặt bằng nước ấm. Sau khi bệnh lý và những triệu chứng của bệnh đã được kiểm soát, người bệnh có thể dùng những loại xà phồng, sữa rửa mặt dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên để tránh gây kích ứng da.
  • Ngưng hoặc hạn chế sử dụng kem chống nắng, mỹ phẩm.
  • Thường xuyên vệ sinh chỗ ngủ, giặt giũ chăn, bao gối và khăn. Sau khi giặt sạch, bạn nên tiếp tục ngâm chăn, khăn, bao gối trong nước nóng và phơi ngoài ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn.
  • Tránh ăn những loại thực phẩm quá mặn hoặc quá cay. Bởi những loại thực phẩm này có thể tác động và gây kích ứng da xung quanh miệng. Từ đó khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Che chắn kỹ khi ra ngoài đường. Tránh tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm, hạn chế tiếp xúc với gió, nhiệt độ cao.
Chế độ sinh hoạt cho người bị viêm da cơ địa xung quanh miệng
Người bị viêm da cơ địa xung quanh miệng cần che chắn kỹ khi ra ngoài đường, tránh tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm, hạn chế tiếp xúc với gió, nhiệt độ cao

Viêm da cơ địa xung quanh miệng có thể gây ra biến chứng bội nhiễm, mưng mủ nếu không sớm điều trị và áp dụng biện pháp chăm sóc phù hợp. Do đó, ngay sau khi tình trạng viêm da bùng phát, người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra. Sau đó áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm

Ngày Cập nhật 12/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *