Viêm da tiếp xúc bội nhiễm nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là tình trạng viêm da tiếp xúc bị nhiễm khuẩn, nếu bệnh không được điều trị sớm và đúng phác đồ sẽ chuyển biến nặng, gây tổn thương nặng nề trên da và rất khó để điều trị dứt điểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả.

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm và nguyên nhân gây bệnh

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là trường hợp nặng của bệnh viêm da tiếp xúc, thường xảy ra khi người bệnh không tiến hành điều trị viêm da tiếp xúc đúng cách dẫn đến tình trạng vi khuẩn, virus xâm nhập vào gây nhiễm khuẩn. Khi bệnh viêm da chuyển biến sang giai đoạn bội nhiễm, nếu bạn chủ quan trong điều trị sẽ khiến bệnh kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần và quá trình điều trị cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Chuyên gia cho biết, viêm da tiếp xúc là bệnh lý có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như tiếp xúc với hóa chất độc hại, dị ứng với các loại thuốc và kháng sinh điều trị bệnh, dị ứng với kim loại nặng, tổn thương do côn trùng cắn,… Bệnh có thể chuyển sang giai đoạn bội nhiễm khi gặp phải các yếu tố sau đây:

  • Có các biện pháp và chăm sóc da không đúng cách khiến vi khuẩn và các tác nhân gây hại xâm nhập vào trong da, gây nhiễm trùng dẫn đến bội nhiễm.
  • Vùng da bị tổn thương tiếp xúc quá nhiều với các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh khiến da bị yếu đi, các tác nhân gây hại bên ngoài dễ xâm nhập vào bên trong và gây nhiễm trùng.
  • Sức đề kháng suy yếu do mắc một số bệnh lý mãn tính khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào cơ thể và gây bệnh.
  • Không có các phương pháp điều trị bệnh đúng cách khiến cho vùng da bị tổn thương lan rộng và nhiễm khuẩn.

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Thông thường, viêm da tiếp xúc bội nhiễm sẽ được chia thành 3 giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ở mỗi giai đoạn khác nhau trên da của người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau, bạn có thể phân biệt thông qua các dấu hiệu sau đây:

– Giai đoạn cấp tính: Lúc này trên da người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện mụn nước, chúng có thể mọc riêng lẻ hoặc tập trung thành từng đám. Da bị nổi mẩn đỏ, phù nề và bị chảy nước kèm theo ngứa ngáy khó chịu kéo dài.

– Giai đoạn bán cấp: Khi viêm da tiếp xúc bội nhiễm chuyển sang giai đoạn bán cấp thì hiện tượng nổi mụn nước sẽ giảm dần, da trở nên khô và gây ngứa ngáy rất khó chịu.

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm gây bong tróc ngứa rát khi chuyến sang giai đoạn mạn tính
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm gây bong tróc ngứa rát da khi chuyến sang giai đoạn mạn tính

– Giai đoạn mạn tính: Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Lúc này, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các mảng vảy bị bong tróc gây đau rát khó chịu. Nếu không có các biện pháp chăm sóc da đúng cách sẽ gây viêm nhiễm, hình thành nên các vết lở loét gây chảy nước.

Các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm thường xảy ra phổ biến ở vùng da mặt và tay chân. Ở những trường hợp bệnh nặng có thể gây viêm nhiễm lan rộng sang toàn thân đi kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, nhiễm độc toàn thân gây trụy tim, suy hô hấp,…

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như:

  • Bệnh gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và không thể tập trung gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh còn khiến bạn cảm thấy lo lắng, mất ngủ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm hình thành trên da các mảng bong tróc gây mất thẩm mỹ da gây ảnh hưởng đến tâm lý, khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác,….
  • Đây là bệnh lý mạn tính rất dễ tái phát nên người bệnh phải hết sức cẩn thận và có các biện pháp phòng tránh hợp lý để tránh ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày.
  • Ở những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc liên cầu gây ra nếu không được phác đồ điều trị phù hợp sẽ rất khó điều trị dứt điểm, vì chúng có khả năng kháng lại rất nhiều loại kháng sinh hiện nay.
  • Những trường hợp bội nhiễm nặng có thể gây nhiễm trùng toàn thân như nhiễm trùng máu gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Vì vậy, ngay khi phát hiện bản thân bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp. Tránh để lâu gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và gây nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.

Cách điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Khi bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm thì người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp. Lúc này, người bệnh tuyệt đối không được áp dụng các mẹo dân gian để điều trị bệnh sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa

Sau khi thăm khám, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và tình trạng sức khỏe của người bệnh bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Các loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm là:

  • Corticosteroid: thường được kê đơn điều trị từ 12 – 20 ngày để giảm viêm sưng và cải thiện các tổn thương trên da.
  • Tacrolimus, Pimecrolimus: thường được sử dụng dưới dạng kem bôi để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát trên da.
  • Diphenhydramine, Hydroxyzine: thường được bác sĩ kê đơn điều trị cho các trường hợp viêm da tiếp xúc bội nhiễm ở mức độ nặng.
  • Các loại kháng sinh ngoài da: tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bội nhiễm bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
  • Thuốc kháng histamine: thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng kích ứng và dị ứng bên ngoài da, đẩy lùi cơn ngứa ngáy giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị hoặc thay đổi liều lượng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hiệu quả điều trị.

Một số lưu ý khi điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Để quá trình điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm mang lại hiệu quả nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng và gây ra các biến chứng không mong muốn thì bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Không nên sử dụng tay cào gãi lên vùng da bị ngứa, điều này sẽ khiến da dễ bị tổn thương và hình thành nên các vết thương hở, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong da gây nhiễm trùng và khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm để duy trì độ ẩm cho da, tránh tình trạng da bị khô ráp sẽ khiến cơn ngứa bùng phát dữ dội hơn, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày.
  • Vệ sinh da sạch sẽ và thường xuyên để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Tốt nhất, bạn hãy vệ sinh da bằng nước nước ấm hoặc nước muối sinh lý để tăng khả năng sát khuẩn và loại bỏ các tác nhân gây hại tồn tại trên da. Không nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh và chăm sóc da có tính tẩy rửa mạnh sẽ khiến da bị tổn thương.
  • Nên có các biện pháp bảo vệ da khỏi sự tấn công của côn trùng gây hại như mắc màn khi ngủ, mặc quần áo dài tay,… Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với các loại hóa chất gây hại thì bạn nên sử dụng găng tay để bảo vệ da và rửa sạch bằng xà phòng dịu nhẹ ngay sau đó.
Đeo bao tay khi sử dụng các chất tẩy rửa mạnh
Đeo bao tay khi sử dụng các chất tẩy rửa mạnh
  • Ưu tiên lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát và có độ thấm hút cao vào những ngày thời tiết nắng nóng. Không nên mặc quần áp quá chật, vải thô cứng hoặc là làm từ sợi tổng hợp dễ gây kích ứng và tổn thương da.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, khô thoáng. Hãy thường xuyên dọn nhà và giặt giũ chăn, màn, chiếu, gối. Nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại dễ gây kích ứng đến da như lông chó mèo, bụi bẩn, phấn hoa,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, nên tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày các loại rau xanh và trái cây tươi giúp cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng đến da gây ngứa ngáy khó chịu như hải sản, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn,… 
  • Uống nhiều nước giúp quá trình đào thải độc tố bên trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ uống có gas,…đây là nhóm thực phẩm có tác động xấu đến sức khỏe và làm suy giảm sức đề kháng.
  • Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tránh căng thẳng kéo dài do công việc, ngủ đúng giờ và đủ giấc,…

Viêm da tiếp xúc nếu đã chuyển biến sang giai đoạn bội nhiễm thì người bệnh tuyệt đối không được chủ quan trong điều trị. Phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị phù hợp. Hy vọng với những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh và có các biện pháp can thiệp kịp thời, đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *