Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là tình trạng tổn thương nghiêm trọng trên bề mặt da. Tình trạng này cần được điều trị kịp lúc nếu không có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến lớp biểu bì, gây khó khăn cho việc điều trị và dễ tái phát.

Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm
Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm cần được điều trị kịp lúc để tránh gây ảnh hưởng đến cấu trúc da

Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là gì?

Viêm da tiếp xúc dị ứng là bệnh lý khi da phản ứng với một số tác nhân vô hại trong môi trường. Thông thường, bệnh gây kích ứng, ngứa và nổi mẩn ngoài da.

Tuy nhiên trong trường hợp da bị nhiễm virus, vi khuẩn,… có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Mặc dù tỷ lệ viêm da tiếp xúc dị ứng dẫn đến bội nhiễm thường không phổ biến những bệnh có thể gây viêm nhiễm, lở loét và tổn thương sâu trong biểu bì da.

Tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cũng như gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra tình trạng này cũng dễ tái phát nếu không có biện pháp điều trị hợp lý. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm

Các triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Dấu hiệu bệnh có thể xuất hiện tại vị trí nhiễm hoặc lan ra toàn thân, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bội nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm bao gồm:

  • Phát ban đỏ ở vùng da bệnh hoặc các khu vực lân cận.
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng tại khu vực nổi ban. Các dấu hiệu có thể kèm theo mụn nước, lở loét da, hình thành mủ, rò rỉ dịch,…
  • Gây sưng, viêm, ngứa ngáy đau rát, khó chịu ở khu vực bệnh và vùng da xung quanh.
  • Đôi khi người bệnh có thể bị kết vảy trên da khiến da rất khô và dày.
dấu hiệu nhận biết Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm
Khi bị bội nhiễm da có hướng sưng, viêm, lở loét, rò rỉ dịch

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu toàn thân như:

  • Mệt mỏi, chán ăn, ăn mất ngon.
  • Sốt nhẹ và có dấu hiệu ngộ độc toàn thân. Một số trường hợp người bệnh có thể bị sốt cao đến 39 độ C và giảm thân nhiệt dưới 36.5 độ C.
  • Có dấu hiệu sốc phản vệ, suy hô hấp, trụy tim mạch, ngất xỉu, mất ý thức,…

Các dấu hiệu viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Các dấu hiệu tổn thương bội nhiễm cũng có thể xuất hiện sau đó một thời gian ngắn.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng và bội nhiễm. Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm:

1. Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng thường có liên quan đến một số vấn đề như:

  • Thuốc kháng sinh:

Các loại kháng sinh tại chỗ có thể không phù hợp với một số loại da và dẫn đến các phản ứng viêm da. Các loại thuốc dễ gây dị ứng tiếp xúc bao gồm Neomycin, Bacitracin, Polysporin,…

Ngoài ra một số loại Steroid mạnh và thuốc gây tê (đặc biệt là Diphenhydramine hoặc Pramoxine) cũng có thể dẫn đến các phản ứng tại vị trí viêm.

nguyên nhân gây Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm
Một số loại thuốc có thể gây kích ứng da và gây viêm da
  • Dung môi, hóa chất mạnh:

Một số sản phẩm dung môi có thể gây kích ứng da như Chromium (được sử dụng trong ngành công nghiệp đồ da, xi măng,…), Formaldehyd, Isothiazolinones (sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm, chất tẩy rửa, sơn, sản phẩm sáp,…), Thiomersal (có trong các loại thuốc sát khuẩn, kháng viêm).

Ngoài ra, các loại nước hoa, chất tạo mùi, dung dịch vệ sinh cũng có thể chứa dung môi gây kích ứng, dị ứng da khá cao.

  • Kim loại, hợp kim:

Một số đồ dùng, trang sức, hợp kim có thể gây viêm, sưng trên bề mặt da gây kích ứng. Niken và Cobalt là hai loại kim loại có tỷ lệ dị ứng cao và được sử dụng rộng rãi trong đồ gia dụng, thiết bị điện tử, sản phẩm y tế,…

Ngoài ra, một số đơn chất kim loại, muối kim loại và một số loại hợp kim cũng có thể gây kích ứng và dị ứng ngoài da.

  • Các yếu tố khác:

Ngoài các nguyên nhân phổ biến như trên thì một số yếu tố như nhựa cây, chất độc từ thực vật, vết cắn của côn trùng hoặc lông động vật,… cũng có thể gây phản ứng dị ứng tiếp xúc.

2. Nguyên nhân gây bội nhiễm

Trong một số trường hợp người bệnh có thể bị tổn thương bề mặt da và gây bội nhiễm. Các yếu tố nguy cơ gây bội nhiễm bao gồm:

  • Chăm sóc da, đặc biệt là vùng da dị ứng tiếp xúc không đúng phương pháp. Điều này khiến vi khuẩn phát triển gây tổn thương nghiêm trọng và bội nhiễm.
  • Không có biện pháp bảo vệ, phòng ngừa các tác nhân gây dị ứng, bội nhiễm. Điều này có thể khiến vùng da bệnh lây lan trên diện rộng, gây tổn thương nghiêm trọng và nhiễm khuẩn.
  • Lạm dùng các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da, đặc biệt là sản phẩm có tính kiềm cao. Việc này vô tình làm suy yếu hệ thống bảo vệ củ da dẫn đến bộ nhiễm nghiêm trọng.
  • Trẻ em, người cao tuổi và người có sức đề kháng yếu là những đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn và gây bội nhiễm.

Cách điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm

Việc điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Khi điều trị cần kết hợp điều trị các triệu chứng viêm da và bội nhiễm. Các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Nhóm thuốc Corticosteroid:

Corticosteroid là hoạt chất được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh lý viêm da và cải thiện các tổn thương trên bề mặt da. Sản phẩm có sẵn ở các quầy thuốc từ nhẹ đến trung bình. Người bệnh có thể sử dụng thuốc mà không cần có sự kê toa của bác sĩ.

Corticosteroid thường được sử dụng điều trị theo đợt, mỗi đợt khoảng 12 – 20 ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh.

Các sản phẩm Corticosteroid có thể gây một số tác dụng phụ và rủi ro nhất định nếu sử dụng trong thời gian dài. Do đó, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc trao đổi với dược sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

  • Nhóm thuốc Diphenhydramine, Hydroxyzine:

Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê Hydroxyzine hoặc Diphenhydramine để điều trị.

Việc sử dụng thuốc cần được chỉ định phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân. Do đó, không tự ý sử dụng thuốc để tránh rủi ro nhất định.

  • Nhóm thuốc Pimecrolimus, Tacrolimus:

Nhóm thuốc Tacrolimus, Pimecrolimus thường được chỉ định trong việc điều trị các loại viêm da, bệnh chàm dưới dạng kem bôi, thuốc mỡ. Thuốc có thể cải thiện tình trạng ngứa da, viêm, sưng và hạn chế các biến chứng.

Các loại thuốc Tacrolimus, Pimecrolimus thường được chỉ định sử dụng kết hợp với Corticosteroid để tăng hiệu quả điều trị.

điều trị bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm
Việc điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • Nhóm thuốc kháng Histamine:

Các loại thuốc kháng Histamine là nhóm thuốc phổ biến được sử dụng để cải thiện các triệu chứng kích ứng, dị ứng ngoài da. Bên cạnh đó, thuốc cũng được sử dụng để làm giảm ngứa ngáy, khó chịu do các bệnh viêm da gây ra.

Một số loại thuốc kháng Histamine có sẵn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

  • Nhóm thuốc kháng sinh:

Kháng sinh là nhóm thuốc chính được chỉ định trong việc điều trị các vấn đề bội nhiễm bao gồm viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm. Tùy vào mực độ nghiêm trọng của nhiễm trùng mà bác sĩ có thể định các loại kháng sinh khác nhau và có hướng dẫn liều lượng sử dụng thích hợp.

Thuốc kháng sinh là thuốc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng kháng sinh để tránh trường hợp kháng kháng sinh và ảnh hưởng đến công tác điều trị.

Việc điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm cần được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

Ngày Cập nhật 24/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *