Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em không phải là bệnh hiếm gặp. Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng đỏ, ngứa hoặc nổi phát ban ở da. Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc ở trẻ em có thể tự khỏi tại nhà nếu cha mẹ biết cách chăm sóc hiệu quả. Tuy nhiên, ở một số đối tượng nếu không sớm điều trị, bệnh có thể gây bội nhiễm.

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là bệnh lý không lây lan nhưng cần điều trị càng sớm càng tốt

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là gì?

Tương tự như viêm da tiếp xúc ở người lớn, bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em là tình trạng da trẻ phản ứng khi tiếp xúc với một số chất. Các chất đó có thể là:

  • Chất gây dị ứng: Khi cơ thể trẻ tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng, chúng sẽ giải phóng các kháng thể bảo vệ, gây hình thành phản ứng dị ứng, xuất hiện với các triệu chứng nổi bật trên da.
  • Chất kích thích: Là một trong những nguyên nhân gây kích ứng da trực tiếp dẫn đến viêm

Trong hai chất gây này, chất kích thích chính là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc phổ biến ở trẻ. Theo một số thống kê, có đến 80% nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở trẻ là do chất kích thích gây nên, trong khi đó chất dị ứng chiếm 20%. 

Phân loại bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, có thể chia viêm da tiếp xúc ở trẻ em thành 2 loại khác nhau, đó là viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Bệnh chiếm 80%, có thể gây tổn thương ở bất kỳ đối tượng nào khi tiếp xúc với các nhân gây kích ứng. Theo một số thống kê, có đến 2.800 chất có thể gây kích ứng ở trẻ. Bệnh được chia làm hai thể là thể cấp tính và mạn tính. Đối với thể cấp tính, bệnh thường xảy ra sau đó vài phút hoặc vài giờ sau khi trẻ tiếp xúc với chất gây kích ứng như kiểm hoặc acid. Còn đối với thể mạn tính hay còn gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng tích lũy, triệu chứng bệnh diễn ra sau khi trẻ tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng trong một khoảng thời gian dài.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ: Bệnh chiếm 20%, thường xảy ra sau khi trẻ tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng trong thời gian vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng, vài năm. Thông thường, khi mới tiếp xúc bệnh không gây bất kỳ phản ứng nào nhưng khi tiếp xúc nhiều lần sẽ gây các kích ứng, tổn thương trên da. Viêm da tiếp xúc dị ứng có hai loại cấp và mạn tính. Ở mỗi thể khác nhau sẽ tạo nên các triệu chứng phản ứng không giống nhau. 
Viêm da tiếp xúc kích ứng ở trẻ em
Viêm da tiếp xúc kích ứng ở trẻ em thường gặp với triệu chứng nổi mề đay, bỏng rát tại vị trí da bị tổn thương

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Viêm da tiếp xúc ở trẻ hình thành do nhiều nguyên nhân khác khác. Cụ thể:

  • Chất kích thích: Bao gồm xà phòng, chất tẩy rửa, acid, kiềm và phấn côn trùng. Ngoài các nguyên nhân này ra, bệnh xuất hiện cũng có thể là do dầu gội, nước xả vải, mang dép…
  • Chất gây dị ứng: Thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc gây tê cục bộ, thuốc kháng viêm steroid,…), mỹ phẩm hoặc sản phẩm làm đẹp (thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, phấn mắt, nước hoa hoặc son môi,…) hoặc phấn hoa. Ngoài các tác nhân này ra, viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em cũng có thể là do tiếp xúc với mủ cao su dùng sản xuất đồ chơi, găng tay cao su hoặc núm vú giả,… 

Yếu tố nguy cơ trẻ mắc bệnh viêm da tiếp xúc cao

Các yếu tố sau đây thường làm tăng khả năng mắc bệnh ở trẻ như:

  • Bệnh lý: Trẻ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… thường có nguy cơ mắc bệnh cao
  • Di truyền: Trẻ có bố mẹ mắc bệnh viêm mũi hoặc hen suyễn có khả năng mắc bệnh viêm da tiếp xúc cao, chiếm 80%
  • Giới tính: Bệnh có thể xảy ra ở cả hai giới tính nhưng bé gái thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các bé trai
  • Độ tuổi của mẹ khi sinh con: Theo một số nghiên cứu, độ tuổi khi sinh con của mẹ cũng chính là yếu tố thúc đẩy bệnh bùng phát. Việc sinh nở ở độ tuổi 35 trở lên, con sinh ra thường có khả năng mắc bệnh cao hơn những đứa trẻ khác

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ 

Hầu hết trường hợp trẻ mắc bệnh viêm da tiếp xúc đều gặp phải các triệu chứng đặc trưng ở da sau đây:

  • Ngứa
  • Đau nhức
  • Sưng đỏ
  • Khô nứt hoặc bị bong tróc, chảy máu
  • Phồng rộp

Ngoài các triệu chứng phổ biến này, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện bệnh ở mỗi trẻ thường khác nhau. Cụ thể:

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Khi bệnh mới khởi phát thường xuất hiện với các biểu hiện nhẹ như da khô, nổi mề đay, rát bỏng hoặc có cảm giác châm chích trên da. Sau một thời gian, bệnh chuyển nặng và gây đau nhức, đỏ da kèm theo triệu chứng phù nề, mọc mụn nước, mụn mủ hoặc hoại tử.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Bệnh thường xuất hiện muộn với các biểu hiện nhẹ như đỏ, ngứa, nổi mụn nước hoặc phù da. Trong trường hợp nặng, ngoài triệu chứng ngứa và đỏ, trẻ còn gặp phải tình trạng bong vảy hoặc trợt da giống như viêm da tiếp xúc kích ứng ở thể mạn tính.

Khi gặp các triệu chứng nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra cách điều trị hiệu quả.

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em thường xuất hiện với triệu chứng đỏ hoặc ngứa ở da

Điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em như thế nào?

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em nếu không được điều trị có thể chuyển sang mạn tính, gây nhiễm trùng da với các biểu hiện như sưng hoặc đỏ ở da. Do đó, để kiểm soát triệu chứng bệnh ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thông thường, dựa vào vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ đề nghị biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

  • Dùng kem corticosteroid hoặc thuốc mỡ: Cha mẹ có thể dùng thuốc mỡ hoặc kem corticosteid kê đơn hoặc không kê toa điều trị bệnh cho trẻ. Các loại thuốc này có tác dụng giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ hoặc phát ban trên da.
  • Cho trẻ uống thuốc kháng histamine: Bố mẹ có thể cho con sử dụng thuốc kháng histamine như hydroxyzine hoặc chlorpheniramine để kiểm soát triệu chứng ngứa. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ dùng thuốc, cha mẹ cần trao đổi trước với bác sĩ.
  • Thuốc kháng viêm steroid: Có thể dùng thuốc kháng viêm steroid dưới dạng đắp hay uống để điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em. Trong quá trình cho trẻ sử dụng, cha mẹ cần chú ý liều lượng và thời gian dùng. Tuyệt đối không quá lạm dụng tránh thuốc gây tác dụng phụ không mong muốn ở con
  • Sử dụng lotion và kem bôi chuyên dụng: Ở một số trường hợp trẻ bị ngứa rát, cha mẹ có thể dùng một vài lotion hoặc kem bôi chuyên dụng để cấp ẩm và giảm ngứa cho trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn sản phẩm chăm sóc da ở trẻ, bố mẹ nên chọn những loại kem có thành phần thiên nhiên lành tính, không chứa chất gây dị ứng.
  • Dùng khăn ướt đắp lên da: Cha mẹ có thể dùng khăn ướt đắp lên vị trí ngứa và khó chịu cho trẻ để giảm ngứa và viêm. Thực hiện lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày.
Điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em bằng thuốc bôi ngoài da

Cách chăm sóc và phòng tránh bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Để phòng tránh bệnh và ngăn ngừa viêm da tiếp xúc ở trẻ tái phát, cha mẹ có thể tuân thủ theo các gợi ý chăm sóc sau đây:

  • Nên cắt móng tay hoặc đeo bao tay cho trẻ để hạn chế trẻ gãi ngứa gây tổn thương da và ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ mỗi ngày bằng xà phòng có tính chất diệt khuẩn nhẹ. Không sử dụng dầu gội, sữa tắm hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa chất gây dị ứng
  • Khi tắm cho trẻ, không nên chà xát mạnh, đặt biệt là tại vị trí da bị tổn thương. Sau khi tắm xong nên dùng kem điều trị đặc hiệu để làm ẩm da, giảm bong tróc
  • Cho con trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát với chất liệu vải mềm mại, dễ thấm hút
  • Thường xuyên giặt ga trải giường, chăn gối hoặc rửa đồ chơi của trẻ bằng nước nóng
  • Cho trẻ uống nhiều nước và tránh ăn các loại thực phẩm gây dị ứng 
  • Không cho trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng hay kích ứng như phấn hoa, thú cưng,…

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn ngủ của trẻ. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng bệnh ở con, cha mẹ cần biết cách điều trị và chăm sóc đúng. 

→ Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *