Bệnh Viêm Gan A: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Bệnh viêm gan A là bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan A gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng đến các chức năng của gan. Do đó, người bệnh cần có biện pháp xử lý kịp thời.

người mắc bệnh viêm gan a cần lưu ý điều gì
Viêm gan A là bệnh nhiễm trùng do virus viêm gan A gây ra

Viêm gan A là gì?

Viêm gan A là một bệnh nhiễm siêu virus gây viêm gan và tổn thương tế bào bào. Đây thường là tình trạng cấp tính và không cần điều trị.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện tại có khoảng 1.4 triệu trường hợp dương tính viêm gan A trên thế giới mỗi năm. Tình trạng này cũng rất dễ lây lan thông qua thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm hoặc khi tiếp xúc gần với người bệnh. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp viêm gan A không nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm gan A có thể gây mất chức năng gan đột ngột, đặc biệt là ở người lớn tuổi hoặc những người có bệnh viêm gan mạn tính khác.

Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng viêm gan A, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn điều trị và hạn chế tình trạng lây lan cho người khác.

Dấu hiệu nhận biết viêm gan A

Các dấu hiệu viêm gan A thường không xuất hiện cho đến khi nhiễm virus được vài tuần. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân, đặc biệt là ở trẻ em thường không có triệu chứng viêm gan A cụ thể.  

tác hại của bệnh viêm gan a
Đau bụng hoặc đau dạ dày có thể là dấu hiệu viêm gan A

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng viêm gan A có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Vàng da hoặc tròng mắt
  • Đau bụng hoặc khó chịu, đặc biệt là ở khu vực gan (phía trên bên phải dưới xương sườn)
  • Nước tiểu đậm màu
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn hoặc nôn đột ngột
  • Ngứa da mà không rõ nguyên nhân
  • Phân có màu nhạt
  • Đau khớp
  • Sốt
  • Bệnh tiêu chảy
  • Mệt mỏi

Các triệu chứng này thường nhẹ và có xu hướng tự cải thiện sai 2 tháng và có xu hướng tái phát sau 6 tháng.

Ngoài ra, người bệnh có thể lây nhiễm viêm gan A ngày cả khi không có bất cứ triệu chứng nào. Virus viêm gan A cũng có thể được truyền nhiễm trong thời gian 2 tuần trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Nguyên nhân gây viêm gan A

Viêm gan A là bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan A gây ra. Sau khi đi vào cơ thể, virus này đi theo máu đến gan. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của gan và dẫn đến một số biến chứng liên quan khác.

Virus viêm gan A lây lan nhanh nhất khi người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì nhiễm phân, thậm chí là một lượng cực kỳ nhỏ. Tuy nhiên, virus viêm gan A không lây lan thông qua việc hắt hơi hoặc ho.

bệnh viêm gan a có nguy hiểm không
Sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân chính gây ra viêm gan A

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc nhiễm virus viêm gan A bao gồm:

  • Sử dụng thức ăn được chuẩn bị bởi bệnh nhân viêm gan A mà không rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn thực phẩm không được xử lý theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Sử dụng nguồn thực phẩm ô nhiễm, đặc biệt là động vật có vỏ sống ở khu vực nước thải.
  • Sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn để nấu ăn và uống.
  • Tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân viêm gan A, ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.
  • Quan hệ tình dục với bệnh nhân viêm gan A mà không sử dụng các biện pháp tình dục an toàn như bao cao su hoặc màng chắn miệng.
  • Tiếp xúc với phân của người bệnh viêm gan A.

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan A:

  • Đi du lịch hoặc sinh sống ở những khu vực viêm gan A phổ biến.
  • Sống với người bị viêm gan A.
  • Nam giới quan hệ tình dục đồng giới.
  • Có quan hệ tình dục với bệnh nhân viêm gan A, kể cả quan hệ bằng tay, miệng hoặc hậu môn.
  • Bệnh nhân dương tính HIV.
  • Rối loạn đông máu hoặc có bệnh máu khó đông.
  • Sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp như ma túy.

Ngoài ra, theo báo cáo của WHO có khoảng 90% trẻ em sống ở các quốc gia có tiêu chuẩn vệ sinh kém bị nhiễm viêm gan A trước khi được 10 tuổi.

Viêm gan A có nguy hiểm không?

Không giống như viêm gan C hoặc B, thông thường viêm gan A là một tình trạng cấp tính và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Viêm gan A cũng không gây tổn thương gan lâu dài và không biến chứng trở thành mãn tính.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm khi xảy ra, bệnh viêm gan A có thể dẫn đến mất chức năng gan hoặc suy gan cấp tính một cách đột ngột.

Biến chứng này thường phổ biến ở người lớn tuổi và những người có bệnh gan mãn tính. Nếu tình trạng này xảy ra, người bệnh nên nhập viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, ngay cả khi viêm gan A có thể gây suy gan thì khả năng hồi phục hoàn toàn tương đối cao. Rất hiếm các trường hợp suy gan do viêm gan A cần phải ghép gan.

tác nhân gây bệnh viêm gan a
Trong một số trường hợp viêm gan A có thể gây mất chức năng gan ở người lớn tuổi

Biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan A

Mặc dù viêm gan A không nghiêm trọng nhưng rất dễ lây lan. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu viêm gan A, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

1. Chẩn đoán viêm gan A

Để chẩn đoán viêm gan A, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng và nồng độ men gan cao trong máu. Sau đó, tùy theo từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như:

  • Kháng thể IgM (Immunoglobulin M): Cơ thể tạo ra kháng thể IgM khi nhiễm virus viêm gan A. Các kháng thể này tồn tại trong máu từ 3 – 6 tháng. Do đó, sự xuất hiện IgM trong máu là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng viêm gan A.
  • Kháng thể IgG (Immunoglobulin G): Các kháng thể này xuất hiện khi virus viêm gan A đã tồn tại trong cơ thể một thời gian và chống lại virus để bảo vệ cơ thể. Do đó, nếu xét nghiệm IgG dương tính và không có kháng thể IgM là dấu hiệu cơ thể bị nhiễm hoặc đã từng bị nhiễm virus viêm gan A.

2. Biện pháp điều trị viêm gan A

Hiện tại không có thuốc hoặc phương pháp điều trị viêm gan A chính thức. Bởi vì viêm gan A là bệnh nhiễm siêu vi ngắn hạn và có thể tự khỏi. Do đó, các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các nguy cơ liên quan khác.

cách phòng bệnh viêm gan a
Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ rượu bia để hỗ trợ điều trị viêm gan A

Người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng viêm gan A theo một số lời khuyên như:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Người bệnh viêm gan A thường cảm thấy mệt mỏi và mất năng lượng. Do đó, dành thời gian nghỉ ngơi để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Hạn chế tình trạng nôn: Người bệnh đôi khi có cảm giác muốn nôn, điều này gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Do đó, hãy chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày để đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra, dùng nhiều thực phẩm dinh dưỡng, nhiều calo và uống nhiều trái cây hoặc sữa để tránh mất năng lượng.
  • Không uống rượu: Nhiễm viêm gan siêu vi A khiến gan không thể xử lý rượu. Ngoài ra, rượu có thể gây tổn thương gan và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như gan nhiễm mỡ hoặc suy gan. Do đó, không uống rượu hoặc trao đổi với bác sĩ về liều lượng an toàn.
  • Sử dụng các loại thuốc đúng liều lượng: Virus viêm gan A có thể khiến gan không thể hấp thụ một số loại thuốc một cách bình thường. Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc sử dụng bao gồm các loại thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn và các loại thực phẩm chức năng.

Hạn chế nguy cơ truyền nhiễm cho người khác:

  • Tránh các hoạt động tình dục: Nhiều hoạt động tình dục có thể khiến bạn tình nhiễm virus viêm gan A. Đôi khi bao cao su không thể bảo vệ an toàn, đầy đủ.
  • Rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã cho em bé: Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trong ít nhất 20 giây và rửa lại với nước sạch. Lau tay khô bằng khăn sạch và giặt khăn ngay sau đó.
  • Không nấu ăn cho người khác: Virus viêm gan C có thể lây truyền dễ dàng qua các loại thức ăn và lây truyền cho người khác khi sử dụng.

Biện pháp phòng ngừa viêm gan A

Tiêm phòng viêm gan A là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan A. Vắc – xin thường được tiêm trong hai mũi, cách nhau từ 6 – 12 tháng.

Nếu đi du lịch đến một quốc gia có nguy cơ truyền nhiễm viêm gan A cao, nên tiêm phòng vắc – xin hai tuần trước khi đi du lịch. Thông thường phải mất đến hai tuần để hệ thống miễn dịch bắt đầu xây dựng khả năng miễn dịch với viêm gan A. Ngoài ra, nếu có dự định đi du lịch trong vòng ít nhất một năm, tốt nhất hãy tiêm phòng cả hai mũi trước khi đi.

Bệnh viêm gan A
Tiêm vắc – xin là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan A

Khuyến cáo tiêm phòng viêm gan A cho một số đối tượng như:

  • Trẻ em trên 1 tuổi, vắc – xin không được chỉ định cho trẻ dưới 12 tháng trừ các trường hợp đặc biệt
  • Sống với người bị viêm gan A hoặc nhận nuôi con từ các quốc gia phổ biến viêm gan A.
  • Người tiếp xúc trực tiếp với viêm gan A.
  • Nam giới quan hệ tình dục đồng giới.
  • Người sử dụng thuốc bất hợp pháp hoặc tiêm chích ma túy.

Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ nhiễm virus viêm gan A, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi ăn hoặc uống hoặc sau khi đi vệ sinh.
  • Uống nước đóng chai hoặc nước tiệt trùng thay vì nước ở các quốc gia có nguy cơ viêm gan A cao.
  • Sử dụng thức ăn, trái cây, rau trộn ở những nơi có tiêu chuẩn vệ sinh đảm bảo.

Viêm gan A là bệnh viêm trùng dễ lây lan và có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Tiêm phòng và thực hành giữ vệ sinh cơ thể là cách tốt nhất để phòng ngừa và ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan A.

Ngày Cập nhật 21/11/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *